Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm 2011

 Tập Làm Văn :

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.

 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt

 - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.

 3. Thái độ:

 - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình

 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.

C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:

 - G/V: Kết quả bài viết: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.

 - H/S: + Lý thuyết dạng văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.

 +Yêu cầu của đề bài bài viết số 6

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
TIẾT 136
 Tập Làm Văn : 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ: 
 - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - G/V: Kết quả bài viết: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
 - H/S: + Lý thuyết dạng văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
 +Yêu cầu của đề bài bài viết số 6
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã cùng nhau viết bài TLV số 6: Đó là kiểu bài yêu cầu văn nghị luận về tư tưởng đạo lí., về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong văn tư tưởng đạo lí.. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
Hoạt động
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 
GV: Cho học sinh chép đề văn vào giấy? 
GV: Khi chép đề giáo viên lưu ý không chép sai từ, chữ, câu.
I/ ĐỀ BÀI: 
 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. 
 Em hãy đặt một nhan đề để gọi r a hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. 
HOẠT ĐÔNG2 : 
GV: Kiểu bài văn được viết? 
GV: Hình thức bài viết?
GV: Nội dung bài viết? 
II/ YÊU CẦU VÀ DÀN BÀI:
1/ Yêu cầu: 
a) Kiểu bài: 
b) Hình thức: 
c) Nội dung: 
2/ Dàn ý: (Lập dàn ý chi tiết) 
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Nhận xét những ưu điểm của học sinh ( lưu ý chỉ nói chung chung tránh nói rõ tên của từng em , làm tổn thương tinh thần các em) 
GV: Nhận xét những nhược điểm của học sinh ( lưu ý chỉ nói chung chung tránh nói rõ tên của từng em , làm tổn thương tinh thần các em
III/ NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM BÀI LÀM:
1. Ưu điểm: 
_ Về tìm hiểu đề bài và tìm ý ( Học sinh xác định đúng chưa) 
_ Về bố cục, liên kết câu, đoạn, cách diễn đạt , cách hành văn
_ Về những suy nghĩ, nhận xét sâu sắc có sáng tạo
2. Nhược điểm: 
_ Chỉ ra những biểu hiện của xa đề, lạc đề hoặc ý 
_ Chỉ ra những điểm sai Về bố cục, liên kết câu, đoạn, cách diễn đạt 
_ Chỉ ra những hiện tượng sao chép bài văn mẫu hoặc thiếu tính sáng tạo
HOẠT ĐỘNG 4: 
Gv: Cho học sinh bài khá – giỏi cả lớp nghe) 
GV: Chọ học sinh đọc bài trung bình – Yếu kém? 
IV/ CÁCH SỬA CHỮA BÀI: 
_ Học sinh nghe và nhận xét ( xác định đề đúng , sai – bốc cục- lời văn) 
_ Học sinh so sánh với bài Khá – Giỏi 
_ Học sinh rút kinh nghiệm
_ Cho học sinh chữa lỗi sai , đặc biệt về lỗi liên kết câu, đạon 
HỌA TĐỘNG 5: 
GV: Trả bài cho học sinh và yêu cầu trao đổi bà icho nhau để rút kinh nghiệm học hỏi?
V/ TRẢ BÀI: 
_ Học sinh ghi lại những kinh nghiệm vào tập 
_ Kể cả kinh nghiệm sai và kinh nghiệm đúng
_ Phát huy các bài làm Khá – Giỏi.
_ Học sinh tự sửa chữa lỗi sai tong bài làm theo nhận xét của giáo viên.
3: TRẢ BÀI -- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ CHỈNH SỬA BÀI LÀM CỦA MÌNH
Nội dung và nghệ thuật
Hình thức
Chủ đề của văn bản..
Các ý chính ..
Thời gian, không gian
Chữ viết .
Cách sắp xếp các ý .
Nhân vật chính 
Phân tích nội dung và nghệ thuật từng ý 
Biện pháp tu từ ..
Lỗi chính tả 
- Dùng từ 
- Đặc câu
- Liên kết 
..
 BẢNG THỐNG KÊ BÀI VIẾT TLV 6
Lớp
SS
SB
0-1-2
3-4
Dứơi TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9a2
4.Củng cố dặn dò:
 - Chuẩn bị chương trình địa phương phần tiếng việt
TUẦN 30 
TIẾT 137 
Tập làm văn: 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biến chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
 - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại
 3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng TV đúng chính tả trong quá trinh giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu bài:
 Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa. phương.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 :Lý thuyết
 ? Nhắc lại khái niệm từ địa phương. Cho ví dụ.
HS:Trả lời
GV: Chốt
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm bài tập 
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV đánh giá
I. TÌM HIỂU CHUNG: Lý thuyết
- Khái niệm từ địa phương:
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
II. LUYỆN TẬP:
.- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài.-Những yêu cầu khi làm bài.
 - Hoàn thành 
1. Bài tập 1 (SKG 97 -98)
Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng.
a
- thẹo
- lặp bặp
- ba
- sẹo
- lắp bắp
- bố, cha
b
- ba
- má
- kêu
- đâm
- đũa bếp
- (nói) trổng
- vô
- bố, cha
- mẹ
- gọi
- Trở thành
- đũa cả
- (nói) trống không
- vào
c
- ba
- lui cui
- nắp
- nhắm
- giùm
- (nói) trổng
- bố, cha
- lúi húi
- vung
- cho là
- giúp
- (nói ) trống
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Trình bày bài tập trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ xung
- GV đánh giá 
- GV dùng đèn chiếu (bảng phụ)
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS: Dựa vào các bài tập trên để hoàn thành bài tập. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi- thảo luận phát biểu.
- GV chốt lại 
? Qua văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả. 
? Qua các bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết (mặt tích cực, mặt hạn chế của từ địa phương,cách sử dụng).
- HS : Trao đổi- thảo luận- phát biểu.
- GV đánh giá, chốt lại.
- Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.)
- Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết.
2. Bài tập 2:(SGK 98)
A -Kêu: 
- Là từ toàn dân
- Có thể thay bằng từ nói to.
B -Kêu:
- Là từ địa phương
- Tương đương với từ toàn dân: gọi.
3. Bài tập 3:(SGK 98)
Câu đố1: -Từ địa phương - Từ toàn dân: 
 + Quả +Trái
 + Chi + Gì
Câu đố 2: -Từ địa phương:
 + Kêu
 + Trống hổng trống hảng
 -Từ toàn dân
 + Gọi
 + Trống huếch trống hoác
5. Bài tập 5:(SGK/ 99)
 a. Không nên để cho bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
b.Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó.
* Kết luận:
- Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. 
4. Củng cố -dặn dò
- Xem lại bài
- Ôn lại các kiến thức “Bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ”
 - Chuẩn bị giờ sau viết bài làm văn số 7.
TUẦN 28 
TIẾT 138+139 
 Tập Làm Văn : 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau
 - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau
 - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.
 2. Kĩ năng: 
 - Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, )
 3. Thái độ: 
 - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,...trong quá trình làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Thực hành viết trên giấy.
 - GV: Bài soạn ( đề, đáp án).
 - HS: Ôn luyện kỹ cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + giấy, bút.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Trong những giờ trước các em đã hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì, nắm được cách làm dạng bài này. Để vận dụng các kiến thức đã học ở dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, giờ học hôm nay chúng ta cùng thực hành tạo lập dạng văn bản này.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài :
- GV chép đề bài lên bảng.
- HS : Đọc đề bài
- GV: Nêu yêu cầu chung:
- Giáo viên: Đọc đề trước 1 lần?
- Chép đề lên bảng?
- Đọc lại đề à giải quyết những thắc 
mắc của học sinh?
- Học sinh đọc to, rõ ràng đề bài?
* HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: 
- Xác định đề thuộc kiểu loại nào?
- Xác định nội dung cần viết: 
- Xác định rõ hình thức?
? Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào , sắp xếp các ý đó ra sao . 
? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?
? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được các kiến thức, kỹ năng đã học trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và qua văn bản “ Sang Thu”.
- Bài viết thể hiện nhận xét, đánh giá của bản thân về hình ảnh đất trời biến chuyển từ hạ sang thu trong bài thơ.
I. ĐỀ BÀI 
- Trình bày cảm nhận của em về bài “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh.
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
a.Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
b. Nội dung:Vấn đề nghị luận: Nét đặc sắc của bài thơ .
 c. Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc, trình bày sạch, khoa học.
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1,5 điểm)
- Giới thiệu bài thơ “Sang Thu”, nêu ý kiến khái quát của mình về sự biến chuyển của đât trời cuối Hạ đầu Thu trong bài thơ.
b. Thân bài: (6 điểm)
+ Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
- Hình ảnh, tín hiệu của mùa thu: khổ thơ 1
-> Tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
- Quang cảnh đất trời khi sang thu: Nghệ thuật độc đáo-> Thể hiện sự cảm nhận tinh tế.
- Dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên và ý nghĩa của hai câu thơ kết bài.
c. Kết bài: (1,5 điểm)
- Khẳng định vấn đề: Với sự cảm nhận tinh tế,bằng nhiều giác quan nhà thơ đó cho ta thấy rừ sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời cuối hạ đầu thu. 
3. Hình thức:(1,0 điểm)
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
 - Nhắc lại yêu cầu cần thiết khi viết một văn bản nghị luận xã hội. + Về nội dung. + Về hình thức
4.Củng cố-Dặn dò:
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/s
- GV củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản.
- GV nêu YC về nhà với HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
- Soạn bài: “Bến quê”
TUẦN 30
TIẾT 140
 Văn bản: BẾN QUÊ
 (Trích) - Nguyễn Minh Châu -
(Hướng dẫn đọc thêm )
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả giửi gắm trong truyện. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Nhưng tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
 - Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gui xung quanh ta .
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
 - Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình uống, miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng .....trong truyện.
 3. Thái độ: 
 - Giáo duc HS biết yêu quê hương tha thiết .
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.
 ? Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cung gởi gắm trải nghiệm và triết lí. Nhưng khác với Sang Thu của Hữu thỉnh- một bài thơ trữ tình với những cảm xúc và biểu hiện tinh tế. Bến Quê của Nguyễn Minh Châu lại là một truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể rất độc đáo và thú vị
Hoạt động
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 
GV: Tóm tắt vài nét về tác giả? 
GV: Xuất xứ của văn bản? 
GV: Thể loại của văn bản? 
GV: Bốc cục của văn bản chia làm mấy phần? 
GV: Chú thích : (SGK)
- Phần 1 : Từ đầu đến «  Bậc gỗ mòn lõm » => Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
- Phần 2 : « Một vùng nước đỏ » => Nhĩ ngồi dựa sát cửa sổ ngóng sang bên sông suy tư.
- Phần 3 : Còn lại=> Hành động cố gắng cuối của Nhĩ
. ( Tóm tắt truyện)
 Một buổi sáng đầu thu, Nhĩ ngồi nhìn ra cửa sổ và phát hiện thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông.
- Nhĩ tâm sự với vợ và cảm thấy ân hận trớc sự chăm sóc chu đáo của vợ.
- Nhĩ nhờ Tuấn đi sang bãi bồi bên kia sông.
- Bọn trẻ đỡ cho anh ngồi dậy hẳn.
- Anh ngồi đó mắt đăm đắm dõi theo từng bớc con đi mà lòng trào dâng bao điều suy ngẫm.
- Ông cụ giáo Khuyến hỏi thăm và thấy anh giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát như ra hiệu cho một ngời nào đó.
I/ TÌM HIỂU CHUNG: 
1/ Tác giả: Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
2/ Tác phẩm : 
a) Xuất xứ: Truyện ngắn «  Bến quê » in trong tập truyện cùng tên của tác giả, năm 1985.
b)Thể loại: Truyện ngắn
c)Bố cục: Chia làm 3 phần.
d)Chú Thích ; SGK 
GV: Trong truyện gồm có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Nhân vật chính : Nhĩ.
HOẠT ĐỒNG 2:
GV : Tình huống truyện là gì? 
GV : Tác dụng của nó ? 
- Tình huống là hoàn cảnh xảy ra câu chuyện , là điều kiện cho câu chuyện phát triển.
- Là hoàn cảnh sống và hoạt động của nhân vật chính, góp phần thể hiện tíc cách nhân vật chính và chủ đề của văn bản.
+ Tình huống của Nhĩ đặt trong hoàn cảnh đặc biệt ( bệnh liệt giường- vợ con lo mọi thứ( Liên)
+ Tình huống này được đặt trong một nghịch lí của cuộc đời là anh làm cán bộ đi nhiều nơi .
+ Khi phát hiện ra cái đẹp của bến bải bờ sông quê nhưng anh không thể đến đó được.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 
TÌNH HUỐNG TUYỆN :
Nhĩ đi khắp nơi
trên thế giới ><
cuối đời lại phải
nằm liệt trên
giường bệnh
Nhĩ nhờ con
trai giúp mình
>< nó lại sa
vào đám chơi
phá cờ thế, làm
 lỡ chuyến đò 
Khi phát hiện ra
vẻ đẹp của bến
sông ngay trước
nhà >< lại không
thể đến được
Tình huống truyện được xây dựng trên một chuỗi nghịch lý
=> Một nhận thức về cuộc đời và tổng kết những trải nghiệm của cả đời người.
HOẠT ĐỒNG 3:
GV: Những ngày cuối đời, Nhĩ đã nhìn thấy gì qua cửa số ? 
GV : Cảnh vật được miêu tả qua sự cảm nhận của Nhĩ có gì đặc biệt ? 
GV : Vì sao Nhĩ lại xúc động trước vẻ đẹp bình dị của quê nhà ?
- Nguyễn Minh Châu muốn nhắc nhở mọi ngời đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hơng xứ sở vì cái đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta.
- Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý.
GV : Phương thức biểu đạt được dùng trong đoạn văn này ? 
GV : Tâm thế của Nhĩ được miêu tả qua chi tiết nào ? 
GV : Ý nghĩa tác dụng của chi tiết đó ?
2. NHỮNG CẢM XÚC VÀ SUY NGHĨ CỦA NHĨ: 
a) Cảm nhận về thiên nhiên:
 - Hoa bằng lăng thưa thớt, đậm sắc hơn
 - CẢNH: - Sông Hồng màu đỏ nhạt, như rộng thêm ra.
 ( lập thu) - Vòm trời như cao hơn
 - Bãi bồi màu vàng thau xen với màu xanh no 
=> Miêu tả kết hợp biểu cảm: Cảnh thiên nhiên hiện lên sinh động và gợi cảm.
 - Hoa bằng lăng : nhợt nhạt à đậm sắc
 - Bãi bồi : cái màu sắc thân thuộc... 
 - TÌNH - Tự nghĩ về mình : từng đi...>< xa lắc cái bờ
( Tâm thế) bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình 
=> Hãy trân trọng những vẻ đẹp gần gũi,bình dị...
Quê hơng là bến đỗ thân thiết, gần gũi nhất của mỗi con ngời.
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Khát khao của Nhĩ qua những câu hỏi với Liên? 
( Giảng: bằn cảm nhận trực giác Nhĩ cản nhận r ami2nh chẳng còn sống bao lâu nữa. Anh đang ở trong hoàn cảnh bi đát) 
GV: Trong hoàn cảnh ấy Nhĩ khao kháo điều gì? Điều đó có ý nghĩa gì? 
3/ NIỀM KHÁT KHAO CỦA NHĨ:
Đêm qua .em có nghe thấy tiếng gì không? 
( Tiếng lở đất bờ sông, báo hiệu tai họa)
Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ? 
Đặt chân lên bãi bồi bến quê bên kia sông
Nhắc nhở mọi người đừng vô tình với quê hương.
Giảng:Những giá trị sống gần gũi xung quanh ta thường bị lãng quên.nhất là lúc còn trẻ. Sau trải nghiệm, sống hết mình mới có thể phát hiện ra, tìm thấy, Đây là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận. 
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Nhĩ đã có cảm nhận như thế nào về vợ của mình?
 - Lần đầu tiên, Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh: 
- Suốt đời, anh chỉ làm em khổ tâm.. mà em vẫn nín thinh. 
- Cũng nh cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo, chịu đựng, hi sinh..
GV: Em có nhận xét gì về cách diễn tả tâm lí của nhân vật Nhĩ? 
GV: Từ tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của Liên, Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa, cái sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình, từ người vợ thủy chung.
GV: Nhĩ đã nhờ cậu con trai làm gì?
 Giảng:
- Nhĩ muốn con tha mặt mình ngắ nhìn cảnh vật thân quen bình dị mà hầu như suốt cuộ cđời bố đã lãng quên .
- Nhưng con trai chưa hiểu được điều ham muốn cuối cùng của đời bố.
GV: Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
4/ CẢM NHẬN CỦA NHĨ VỀ NGƯỜI THÂN:
a) Vợ: 
- Liên mặc tấm áo vá, gầy guộc, chăm sóc chồng.
- Tiếng vợ đi lại dọn dẹp, dặn dò con
- Tiếng hãm nước thuốc, tiếng bước chân rón rén quen thuộc
=> Đó là tiếng lòng, tiếng thân thương, không phải lúc nào Nhĩ cũng nghe được, cũng cảm đợc!
b) Con: 
- Con qua bên kia sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ.
=> Nhĩ muốn con thực hiện điều ham muốn cuối cùng.
HOẠT ĐỘNG 5: 
Nhận xét vài nét về nghệ thuật của văn bản? 
Nội dung của văn bản? 
Qua nhân vật Nhĩ nhà văn muốn gửi gắm điều gì?
Gửi gắm những điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc đời con người. Những điều đó được chuyển hóa vào đời sống nội tâm nhân vật.
III/ TỔNG KẾT: 
1/ Nghệ thuật: 
- Ngôi kể thứ ba
- Sáng tạo trong việc tình huống truyện nghịch lí
- Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ( bãi bờ, hoa bằng lăng) 
2/ Nội dung: 
 Những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời , thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹpvà giá trị bình dị, gần giũ của gia đìn, quê hương.
IV/ LUYỆN TẬP: 
1/ Tìm nghệ thuật của đoạn văn?
 - Thiên nhiên vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa biểu tượng : mà sắc biến đổi tinh tế, hình ảnh oa bằng lăng, bầu trời, bãi bờ, dòng sông, con thuyền, bến quê
2/Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ nói về Bác? 
2/ Nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn? ( học sinh về nhà làm)
4.Củng cố
_ Tóm tắt vài nét về tác giả? 
_ Nghệ thuật và nội dung văn bản? 
_ Tình huống của truyện? 
_ Niềm khát khao của Nhĩ?
_ Cảm nhận của Nhĩ về người thân?
5.Dặn dò:
_ Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “ Chương trình địa phương phần tập làm văn ”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(47).doc