Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 2: Bạn đến chơi nhà

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 2: Bạn đến chơi nhà

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Cảm nhận được tình bạn đạm đà, hồn nhiên và dâu dã của Nguyễn Khuyến.

- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài”Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và cho biết vài nét về tác giả.

- Hãy nêu nhận xét của em về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang được thể hiện như thế nào?

Bài mới: Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thích. Có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu nhất là khi người bạn ấy lại là những người ý hợp tâm đầu với mình. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tình bạn chân thành, dí dỏm của nhà thơ thế kỉ trước mang dấu ấn của một tài thơ tuyệt vời, bài ”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 8 - Tiết 2: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 8 - BÀI 8 -TIẾT 2:
 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (1 tiết) 
(Nguyễn Khuyến)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
- Cảm nhận được tình bạn đạm đà, hồn nhiên và dâu dã của Nguyễn Khuyến.
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài”Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và cho biết vài nét về tác giả.
Hãy nêu nhận xét của em về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang được thể hiện như thế nào?
Bài mới: Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thích. Có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu nhất là khi người bạn ấy lại là những người ý hợp tâm đầu với mình. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tình bạn chân thành, dí dỏm của nhà thơ thế kỉ trước mang dấu ấn của một tài thơ tuyệt vời, bài ”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ1: giáo viên đọc văn bản, sau đó cho học sinh đọc lại.
Bài thơ này thuộc thể loại thơ nào? Căn cứ vào dâu mà em biết?
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, Căn cứ vào số câu (8), số chữ (7), các chữ cuối câu 1,2, 4, 6, 8 hợp vần với nhau (vần a).
Em hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? (Tác giả, tác phẩm trong phần chú thích SGK trang 104, 105).
Theo em, bài thơ này nguyễn khuyến viết trong thời kì nào, lúc làm quan hay về quê ở ẩn?
Nhà thơ làm bài này khi đã cáo quan về quê ở ẩn với cuộc sống thanh bạch của một nhà nho có khí tiết.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nói về chuyện gì?
Nói về cuộc đến chơi của một người bạn, Nguyễn Khuyến không có đủ thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp. Một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn.
Theo em, bài này được xây dựng theo một bố cục (cấu kết) như thế nào? Em có thể cho biết nội dung từng phần? (Hãy nhắc lại kết cấu thơ Đường luật: đề, thực, luận, kết và cái mới trong thơ Đường luật ở bài nầy?)
Một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật gồm có 4 phần:, đề, thực, luận kết. 2 câu đầu là đề, tức là phần mở bài. 2 câu 3,4 là thực, tức là phần giải thích rõ ý của đầu bài. 2 câu 5,6 là luận tức là phần mở rộng thêm ý của đầu bài. 2 câu cuối 7,8 là kết, tức là phần kết thúc toàn bài thơ.
Cái mới trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật ở đây là về ý. Luật thì 8 câu, 7 chữ, vần cuối câu 1,2,4,6,8 đầy đủ nhưng không theo “đề, thực, luận kết” một cách cứng nhắc mà là: + Câu 1: giới thiệu sự việc (bạn đến nhà) + Từ câu 2 đến câu 7: Trình bày hoàn cảnh của mình. + Câu 8: bộc lộ tình cảm đậm đà, chân thật, dân dã.
HS đọc 2 câu đề: Câu đầu giới thiệu tình bạn của ai, biểu lộ tình cảm gì của tác giả?
Giới thiệu tình bạn giữa tác giả và người bạn của ông, câu thơ là lời chào đón, mừng vui kín đáo khi bạn đến thăm và còn bộc lộ ý tác giả còn mong bạn đến. ( Lưu ý: Gọi là bác, theo phong tục của làng quê miền Bắc, anh ruột của bố gọi là bác, người ngoài xưng hô như vậy có ý tôn xưng, thân mật). 
Câu thơ thứ hai có ý gì, tại sao khi bạn đến chơi, tác giả có ý phân trần: “Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa”?
GHI BẢNG
Tác giả, tác phẩm: 
(sgk tr 104, 105)
Tìm hiểu văn bản:
Hai câu đề:
“Đã bấy lâu nay 
Trẻ thời đi vắng “
Giới thiệu sự việc, hoàn cảnh.
Mong chờ bạn đến chơi nhưng khi bạn đến, điều kiện tiếp đón không đầy đủ nên chủ nhà áy náy, cũng có thể nhà thơ thanh minh cho cảnh sống cô đơn, thanh bạch giản dị của mình. Các cụ ngày xưa (lại là quan nữa) khi tiếp khách cần có trẻ nhỏ, người giúp việc. Lại còn “chợ thời xa”, tác giả đi thăûng vào vấn đề với thái độ chân tình cởi mở với bạn, không khách sáo gì. 
Nói đến chợ vì ông muốn đón tiếp bạn thật đàng hoàng. Thời ấy chỉ có chợ mới có đủ thứ ngon và sang. Ngay khi chào bạn nói chuyện ăn uống liền, điều đó thể hiện sự chân tình . Chỉ có với bạn thân mới có thể nói chuyện ăn, một chuyện rất đời thường như vậy.
HS đọc câu 2 thực (3,4). Tác giả đã cụ thể hóa hoàn cảnh tiếp bạn của mình như thế nào? (lưu ý từ cổ: cả= rộng, lớn ; khôn = không thể, khó có thể)
Ao sâu nước cả, khôn chài cáù -> khó 
Vừơn rộng rào thưa, khó đuổi gà -> khó
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ ở 2 câu này?
Từ ngữ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, gần với cuộc sống nông thôn.
Hình ảnh cụ thể, đối lập, nêu cái có mà không.
 (Gợi ý cho HS tìm thêm: đối ý, đối thanh, dùng luật thơ Đường rất chỉnh)
HS đọc câu 2 luận (5,6) Có phải trong cùng một lúc, trong vườn nhà thơ mọi thứ rau trái thức ăn đều còn chưa dùng được không, nếu vậy thì làm sao giữ được sinh hoạt bình thường hằng ngày nơi thôn quê? (cho hocï sinh thảo luận)
Mặc dầu 2 câu này phải là luận bàn về đề tài, nhưng tác giả lại tiếp tục tả thực: cải , cà bầu, mướp đều chưa ăn được!
Hai câu tả thực này giúp ta hiểu được cuộc sống giản dị của cụ Nguyễn Khuyến sau khi cáo quan về ở ẩn, cũng như nhiều gia đình ở nông thôn VN: tự chăm sóc vườn, ao, chăn nuôi để tự phục vụ. Yù chính của cả đoạn từ câu 2 đến câu 6 này là nhà thơ muốn đãi bạn bữa cơm thịnh soạn có cá, thịt, nhưng vì neo đơn không làm được. Đó cũng là cách nói quá lên một chút để thể hiện sự hóm hỉnh đùa vui thân mật của ông với người bạn già của mình.
Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
Giới thiệu khá nhiều thứ để rồi nếu thực tế có thiếu, có không được như ý thì bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền nhưng lực bất tòng tâm, điều mình muốn tốt cho bạn nhưng không có điều kiện để làm.
HS đọc 2 câu kết (5,6). Em nghĩ gì về câu thơ thứ 7?
Điều kiện tối thiểu, bình thường cũng không có.
(Thành ngữ: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Ca dao: Trầu bọc khăn trắng cau tươi / Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh / Aên cho nó thỏa tâm tình / Aên cho nó thỏa sự mình sự ta)
Có người nói tinh thần của bài thơ ở câu kết cuối có đúng không, em hiểu thế nào về câu này? “ta với ta” là ai?
Là Nguyễn Khuyến với người bạn. Tình bạn cao hơn vật chất (Tục ngữ: Đồ vật tốt khi mới, tình bạn tốt khi cũ). Dù vật chất thiếu hoặc không đầy đủ, thì bạn bè vẫn quý mến nhau. Vẫn vui khi gặp gỡ, dù không tiệc tùng sang trọng, không có cả vật chất tối thiểu nhất là miếng trầu.
Vậy Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất, coi vật chất là tầm thường , không có ý nghĩa gì chăng? (cho học sinh thảo kuận).
Không, chính vì nhắc nhiều đến chuyện ăn, các thứ ăn ở trên, cho ta thấy Nguyễn Khuyến mong muốn có vật chất có tình c ảm hài hòa là quý nhất. Nếu không thì tình cảm, lòng chân thành vẫn là yếu tố cốt lõi giữ cho tình bạn lâu bền.
Đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang” trang 102, để so sánh 2 cụm từ “ta với ta” ?
Đại từ “ta” trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Huyện Thanh Quan dùng với nghĩa số ít. Trong bài thơ này, Nguyễn Khuyến dùng cả với nghĩa số ít và nhiều. “Ta” là hai người, nhưng “ta” cũng là một thể thống nhất. Điều đó vừa nói được việc nói chuyện “suông” không vật chất, vừa nói được sự gần gũiõ gắn bó chan hoà của hai người.
2) Hai câu thực:
Ao sâu nước cả, khôn chài cáù -> khó
Vừơn rộng rào thưa, khó đuổi gà -> khó
Từ ngữ mộc mạc, gần với cuộc sống nông thôn.
Đối lập, nêu cái có mà không.
2) Hai câu luận: 
“ Cải , cà 
 Bầu , mướp ”
Hoàn toàn không có gì để tiếp bạn.
Nói quá, ngôn ngữ giản dị. Hình ảnh cụ thể.
3) Hai câu kết: 
“trầu không có.
Bác đến chơi đây, ta với ta.”
Tình bạn đâm đà, thắm thiết cao hơn vật chất.
HĐ3: Tổng kết 
Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là gì?
Một tình bạn đậm đà, thắm thiết cao hơn vật chất.
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?
Ngôn ngữ gắn với cuộc sống thôn quê, mang tính chất thuần Việt, đạt đến trình độ giản dị mà trong sáng, nhuần nhuyễn.(Đọc phần ghi nhớ trang 105).
HĐ4: Luyện tập.. So sánh ngôn ngữ của bài “Bạn đến chơi nhà” với ngôn ngữ của đoạn thơ dịch “Chính phụ ngâm khúc” đã học ?
Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học, nhưng đều đạt đến độ kết tinh hấp dẫn.
CŨNG CỐ: 
Theo sự cảm thụ của em, nội dung chính của bài thơ, tác giả muốn gởi gấm điều gì? (Phần trả lời nâng cao có thể dùng đèn chiếu cho Hs coi)
GV nâng cao: Nguyễn Khuyến từ chối cuộc sống vinh hoa, quan lại nơi đô thị, chấp nhận cuộc sống thanh bạch ở nông thôn với vườn cây, ao cá, đàn gàtrong cuộc sống bình dân gần với nhân dân, biểu lộ tình yêu quê hương, yêu cuộc sống chân chính của nhà thơ. Qua bài thơ, ta thấy tâm trạng tác giả có một nỗi buồn sâu kín về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Nỗi buồn như làn sương nhẹ bàng bạc suốt bài thơ. Đọc lắng sâu từng chữ, từng câu rồi cả bài thơ, ta thấy không gian vắng lặng, quạnh quẻ, có một chút trống vắng và đơn độc từ đó, càng làm nổi bật tình bạn chân thành tha thiết giữa hai người bạn già, họ hiểu nhau, đồng cảm, đồng tình, nâng đỡ nhau về mặt tinh thần, tâm hồn (đọc bài đọc thêm “Khóc Dương Khuê cuối bài, tr 108, ta càng hiểu rõ hơn điều này)
Học bài thơ, chúng ta học tập nghệ thuật dùng từ ngữ VN tài tình mà giản dị của tác giả và cách vận dụng luật thơ Đường rất chỉnh của ông.
cho học sinh đọc bài đọc thêm trang 106
DĂN DÒ:Học thuộc lòng bài thơ. Học thuộc phần ghi nhớ Xem trước bài luyện tập về Quan hệ từ
Ghi nhớ :
(trang 105)
Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây, ta với ta.”
Nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đa,ø thắm thiết.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb08-t2-BDCNHA.doc