Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập Ngữ văn 6 ngữ pháp, từ ngữ, văn, tập làm văn

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập Ngữ văn 6 ngữ pháp, từ ngữ, văn, tập làm văn

¨ NGỮ PHÁP:

CẤU TẠO TỪ

A. Tiếng:(đơn vị cấu tạo từ) -> từ đơn, vd: ăn -> từ ghép: ăn học (qhệ về nghĩa) -> từ láy: thút thít (láy âm).

B. Nghĩa của từ : nội dung mà từ biểu thị ->

 - trình bày khái niệm.

- đưa ra đồng nghĩahoặc trái nghĩa.

C. Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa: gồm nghĩa gốc . (xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác) & nghĩa chuyển (hình thành trên cơ sở nghĩa gốc).

VD về từ nhiều nghĩa: chân: (nghĩa gốc) 1. Bộ phận bên dưới cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (nghĩa chuyển): 2. Chân con người, cương vị, thành viên một tổ chức: có chân trong hội đồng. 3. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng: chân đèn, chân giường, vững như kiềng ba chân. 4.Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng.

VD: về hiện tượng chuyền nghĩa của từ:

- Cái cưa (danh từ) -> cưa gỗ (động từ)

- Gánh củi đi (động từ) -> một gánh củi (danh từ)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập Ngữ văn 6 ngữ pháp, từ ngữ, văn, tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 7, HÈ 2006-2007
Oân tập ngữ văn 6
NGỮ PHÁP, TỪ NGỮ, VĂN, TLV
(Ghi chú: HS cần xem mục lục phía sau sách trước để tìm nhanh các đề mục cho dễ dàng)
NGỮ PHÁP:
CẤU TẠO TỪ
Tiếng:(đơn vị cấu tạo từ) -> từ đơn, vd: ăn -> từ ghép: ăn học (qhệ về nghĩa) -> từ láy: thút thít (láy âm).
Nghĩa của từ : nội dung mà từ biểu thị -> 
 - trình bày khái niệm. 
- đưa ra đồng nghĩahoặc trái nghĩa.
Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa: gồm nghĩa gốc . (xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác) & nghĩa chuyển (hình thành trên cơ sở nghĩa gốc). 
VD về từ nhiều nghĩa: chân: (nghĩa gốc) 1. Bộ phận bên dưới cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (nghĩa chuyển): 2. Chân con người, cương vị, thành viên một tổ chức: có chân trong hội đồng. 3. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng: chân đèn, chân giường, vững như kiềng ba chân. 4.Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng. 
VD: về hiện tượng chuyền nghĩa của từ:
Cái cưa (danh từ) -> cưa gỗ (động từ)
Gánh củi đi (động từ) -> một gánh củi (danh từ)
TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ
(TỪ LOẠI: (danh, động, tính, số, chỉ, lượng, phó) từ.
CỤM TỪ:NDT, NĐT, NTT.)
DANH TỪ: từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
DT -> DT chỉ sự vật ( gồm: dt chung, dt từ riêng) & DT đơn vị (gồm 2 nhóm; dt chỉ đơn vị tự nhiên, còn gọi là loại từ – như: con, cái, chiếc, trái, quả; và dt chỉ đơn vị quy ước (chính xác – như: lít, mét; & ước chừng – như:nắm, mơ,ù đàn)
CỤM DANH TỪ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
Các phụ ngữ ở phần trước bsung cho dt các ý nghĩa về số và về lượng.
Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật hoặc xác định vị trí sự vật ấy trong không gian, thời gian.
Đoạn thơ có cụm danh từ: trời xanh đây là của chúng ta / núi rừng đây là của chúng ta / những cánh đồøng bát ngát / những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Một tà áo của nhân dân / một cành tre nhỏ đủ làm quê hương / những chiều biên giới mù sương / lòng ta vẫn sáng dặm đường tuần tra
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ:
Số từ: chỉ số lượng(đứng trước danh từ) và thứ tự của sự vật (đứng sau danh từ). (cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng).
Lượng từ:chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, gồm 2 nhóm:Nhóm chỉ ý toàn thể:tất cả, hết thảy, cả thảy Nhóm chỉ ý tập hợp hay phân phối: mọi, mỗi, từng
CHỈ TỪ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (này, kia, nọ, ấy, đó, đâyï)
Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. VD: - ba con vịt ấy (phụ ngữ)
Đó / là một điều chắc chắn. (CN)
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy. (Trạng ngữ)
ĐỘNG TỪ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ tạo thành cụm động từ.
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ.
2 loại động từ đáng chú ý:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ: Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?). VD:
và động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao?, Thế nào?) VD:
CỤM ĐỘNG TỪ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng / còn / đang / chưa
tìm
được / ngay / câu trả lời
Phụ ngữ phần trước: b.sung cho động từ các ý nghĩa: thời gian, sự tiếp diễn, sự khuyến khích, ngăn cản, khẳng định, phủ định hành động, 
Phụ ngữ phần sau: b.sung cho động từ các chi tiết về đối tựơng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động, 
TÍNH TỪ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Có hai loại tính từ đáng chú ý là: 
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: quá, rất, lắm) . VD: cao, thấp, gầy, xanh, đỏ
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). VD: cao lênh khênh, thấp lè tè, gầy nhom, xanh mét, đỏ ké
CỤM TÍNH TỪ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn / còn / đang 
trẻ
như một thanh niên
Phụ ngữ phần trước: có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định, 
Phụ ngữ phần sau: có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất, .
PHÓ TỪ:(phụ từ, trạng từ, adverb)
là những từ đi kèm động từ hoặc tính từ để biểu thị một số quan hệ.
Có 8 loại phụ từ:
Thời gian: đã , đang sẽ
Thể thức: cũng, đều, càng, lại, hãy, đừng, chớ
Khẳng định, phủ định: có, chẳng, chưa, không
Mức độ: quá, rất, lắm
Yù đối chiếu sự việc: vẫn, cứ, còn, lại, cũng 
Kết quả: được, phải
Hướng diễn biến hành động: ra, vào, tới, lui, qua, lại  (sau đt, chỉ hướng dịch chuyển, vd; bàn ra, bàn vào)
Cùng chung: với , cùng 
CÁC PHÉP TU TỪ
SO SÁNH: 
Đối chiếu sự vật, hiện tượng với những sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. Cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: vế A được so sánh, vế B dùng để so sánh, từ ngữ chỉ phương tiện so sánh và từ so sánh.
Có hai kiểu: So sánh ngang bằng (nhờ các từ như, giống như, tựa, là) và so sánh hơn kém( nhờ các từ hơn, kém, kém gì). Phép so sánh giúp cho câu văn có hình ảnh và hàm sức. VD:
A. So sánh đồng loại:
So sánh người với người:
Trông dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Lương y như từ mẫu. Cô giáo như mẹ hiền.
So sánh vật với vật:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Trẻ em như búp trên cành 
Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu, tiếng mềm như nhung.
So sánh khác loại:
So sánh vật với người: 
Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh.
Trăng tròn như nón mẹ, nhấp nhô trên đồng xa.
Trăng khuyết như lưng bà, thấp thoáng bên vườn rau.
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Giờ đang chiều tháng tư / Trong vườn chùm nhót đỏ / Dãy bàng lên búp nhỏ / Xanh như là thương nhau.
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Vế A
phương diện so sánh
từ so sánh
Vế B
Mặt biển
sáng trong
như
tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
- Trong thực tế, mô hình trên có thể lược bớt hoặc thay đổi. VD: lược bớt từ chỉ phương diện so sánh hoặc từ so sánh: -> Trường sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào (Lê Anh Xuân).
BÀI TẬP: Viết đoạn văn, thơ có dùng phép so sánh, tả khu vườn hoa mà em biết hoặc một đề tài tùy chọn.
ẨN DỤ: 
Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Aån dụ góp phần tạo ra những câu văn có hình ảnh và hàm súc. VD: - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào vườn cấm, hạt ra ruộng cày.
BÀI TẬP: Viết đoạn văn có dùng phép ẩn dụ, với một trong các đề tài: đất nước, con người, lao động và học tập.
NHÂN HÓA:
Nhân hóa là gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để nói về con người. 
Nhân hóa làm cho sự vật trở nên gần gũi hơn đối với con người
Nhân hóa là một kiểu ẩn dụ đăïc biệt. Có một số kiểu nhân hóa sau:
Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật:
Ngoài sân thím Vạc / Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao hôm / Long lanh đáy nước
Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật. -> Sấm / Ghé xuống sân / Khanh khách / cười / Cây dừa / Sải tay bơi
Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với con người. -> Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (Ca dao)
BÀI TẬP: Viết đoạn văn, thơ có dùng phép nhân hóa: với một trong các đề tài: đồ vật quanh ta, con vật cưng.
HOÁN DỤ:
Là gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó, nhằm tăng tính hình ảnh và tính hàm súc của câu văn. Những quan thường được sử dụng để tạo ra hoán dụ là: 
Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”(BP-TB)
Ngày Huế đổ máu / Chú hà Nội về / Tình cờ chú cháu / Gặp nhau Hàng Bè. (VCĐ – VBCĐ)
Aùo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay (DH – VCDH)
(Aùo chàm: dấu hiệu của người dân miền núi Việt Bắc thường hay mặc)
BÀI TẬP: Viết đoạn văn, thơ có dùng phép hoán dụ với đề tài tùy chọn: đất nước, con người, lao động và học tập VD: 
+ VCĐ-VBCĐ: -> “Cả phòng nhiệt liệt hoan hô”(Cảphòng: hoán dụ thay cho những người ngồi trong phòng)
+ CTT-CCT:
 -> “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”.
(Trái tim -> chỉ tình cảm; Đầu -> chỉ lí trí. Đặt tình cảm lên trên lý trí nên mù quáng, nước mất , nhà tan)
Viết đoạn văn nhỏ về chủ đề “Rừng” có dùng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Các khu rừng ở nước ta là những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá. Rừng mang lại các nguồn lợi to lớn về các loại gỗ đề dùng trong việc xây dựng nhà cửa, các loại động thực vật phong phú để dùng làm thức ăn, thuốc chữa bệnh. Rừng còn là “lá phổi xanh” có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa khí hậu, lọc các khí thải, chống xói mòn đất, ngăn cản lụt lội. Do đó, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn cản “nạn chảy máu rừng”, bảo vệ rừng khỏi bị bọn lâm tặc khai thác cạn kiệt.
(Rừng còn là “lá phổi xanh: Hoán dụ (quan hệ: cái trừu tượng - cái cụ thể); “nạn chảy máu rừng”: (Aån dụ – nhân hóa cũng là một kiểu AD)
VĂN:
Trong chương trình Ngữ văn 6, phần Văn học, em thích bài nào nhất? Tại sao?
Những thể loại mà em đã học ở lớp 6? 
+ HKI, VHDG: Thần thoại, Truyền thuyết (Con Rồng, cháu Tiên, thánh gióng, ST-TT) , Cổ tích (Sự tích Hồ Gươm, Sọ Dưà, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá & con cá vàng). Tr ngụ ngôn (Eách ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân Tay Mắt Miệng, Đeo nhạc cho mèo). Tr cười (Treo biển, Lợn cưới áo mới). Chuyện xưa tích cũ (Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc cốt giỏi ở tấm lòng).
+ HKII, VHVN và VH thế giới hiện đại: Bút ký (Dế Mèn), Các bài văn, thơ miêu tả phong cảnh và tả ngườiû(Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi,Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Lượm, Cô Tô, Cây tre, Động Phong Nha), Các bài văn nghị luận (‘Lòng yêu nước’ – của I.Ê-Ren-Bua, nước Nga, ‘Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử’, của Thúy Loan- báo Người Hà Nội, ‘Bức thư của thủ lĩnh da đỏ’ của Seattle, thủ lĩnh người da đỏ gửi cho tổng thống Mỹ thứ 14: Franklin Pierce, 1854)
TẬP LÀM VĂN:
Văn tự sự - kể chuyện (truyện kể, k ch. đời thường, k ch. tưởng tựợng), miêu tả (người, sự vật, phong cảnh), viết đơn & miêu tả sáng tạo .
-----------------HẾT--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docOnvan6he.doc