Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Cuộc chia tay của những con búp bê

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Cuộc chia tay của những con búp bê

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

- Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.

- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ: ghi nhớ về liên kết văn bản? (LK làm vb trở nên dễ hiểu. Để lk vb: nội dung câu, đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau ; đồng thời phải biết kết nối các câu đoạn đó bằng các phương tiện liên kết thích hợp (từ, ngữ, câu )

§ Bài mới: gia đình là một tế bào của xã hội. Mỗi gia đình có hạnh phúc, vững vàng thì xã hội mới phát triển ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được một mái ấm gia đình với đầy đủ cha mẹ, người thân. Câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” chúng ta học hôm nay sẽ cho ta thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Các em sẽ cảm nhận được những tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của hai anh em, cùng với nỗi đau đớn, xót xa của hai bạn nhỏ này chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Các em cần biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. Ngoài ra, các em còn cảm nhận được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.

§ Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: Văn bản khá dài, vì vậy sau khi nghe đọc văn bản, các em cần chú ý kể tóm tắt cốt truyện theo 3 cảnh: + Cảnh hai anh em Thành, Thủy chia đồ chơi (Đoạn 1; từ đầu -> Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy – cuối tr 23) + Cảnh Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn (Đoạn 2: Hay anh dẫn em đến trường một lát -> trùm lên cảnh vật - tr 25. + Cảnh hai anh em phải chia tay nhau (Đoạn 3:Vừa tới nhà -> Hết). Sau đó, đọc hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị trả lời.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 2 - BÀI 2 -TIẾT 1,2:
CUỘC CHIA TAY CỦA 
NHỮNG CON BÚP BÊ (2 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.
Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: ghi nhớ về liên kết văn bản? (LK làm vb trở nên dễ hiểu. Để lk vb: nội dung câu, đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau ; đồng thời phải biết kết nối các câu đoạn đó bằng các phương tiện liên kết thích hợp (từ, ngữ, câu )
Bài mới: gia đình là một tế bào của xã hội. Mỗi gia đình có hạnh phúc, vững vàng thì xã hội mới phát triển ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được một mái ấm gia đình với đầy đủ cha mẹ, người thân. Câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” chúng ta học hôm nay sẽ cho ta thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Các em sẽ cảm nhận được những tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của hai anh em, cùng với nỗi đau đớn, xót xa của hai bạn nhỏ này chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Các em cần biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. Ngoài ra, các em còn cảm nhận được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
Hướng dẫn đọc hiểu văn bản: Văn bản khá dài, vì vậy sau khi nghe đọc văn bản, các em cần chú ý kể tóm tắt cốt truyện theo 3 cảnh: + Cảnh hai anh em Thành, Thủy chia đồ chơi (Đoạn 1; từ đầu -> Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy – cuối tr 23) + Cảnh Thủy đến trường chia tay với cô giáo và các bạn (Đoạn 2: Hay anh dẫn em đến trường một lát -> trùm lên cảnh vật - tr 25. + Cảnh hai anh em phải chia tay nhau (Đoạn 3:Vừa tới nhà -> Hết). Sau đó, đọc hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị trả lời.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ1: TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Văn bản CCTCNCBB được viết theo phương thức nào mà em đã học?
Phương thức tự sự
Văn bản này là 1 truyện ngắn. Truyện kể về việc gì?
Tác giả mượn cuộc chia tay của những con búp bê để nói về cuộc chia tay của hai anh em ruột trong một nhà khi hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai? Vì sao em xác định như thế?
Hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của cả hai.
Diễn giảng: Nhân vật Thành thì hầu như chỉ suy nghĩ ở nội tâm là chính, trong khi đó, nhân vật Thủy thì linh động hơn, có sự giằng xé giữa việc chia búp bê, có lời nói giận dỗi, có tiếng khóc nức nở khi chia tay với cô giáo và với anh của mình. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người xưng tôi là Thành đã chứng kiến tất cả việc xảy ra, cũng là người chịu nỗi đau như Thủy – em gái mình. Do đó, ta có thể nói Thành và Thủy là hai nh vật chính trong tr ngắn nầy.
Có 3 sự việc được lần lượt kể trong cuộc chia tay này: chia búp bê; chia tay với lớp học; hai anh em chia tay. Hãy xác định các đoạn văn tương ứng?
Đoạn1: Từ đầu đến ‘hiếu thảo như vậy’. Đoạn2: tiếp đến ‘trùm lên cảnh vật’. Đ3: còn lại.
GHI BẢNG
Tìm hiểu văn bản:
Văn bản tự sự: Nói về cuộc chia tay của hai anh em ruột khi hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Tác giả, tác phẩm: 
(SGK tr 26)
a ) Hai bức tranh trong SGK minh họa cho các sự việc nào của truyện? 
Minh họa sự việc chia búp bê & cảnh hai anh em chia tay nhau.
Nếu gọi tên cho mỗi bức tranh đó thì em sẽ đặt tên gì? -> HS tự bộc lộ.
HĐ2: PHÂN TÍCH VĂN BẢN.
CUỘC CHIA BÚP BÊ:
Búp bê có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của anh em Thành và Thủy?
Là đồ chơi thân thiết, gắn liền với tuổi thơ của hai anh em. Hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ luôn ở bên nhau chẳng khác nào anh em Thành và Thủy.
Diễn giảng: Những con búp bê vốn là những đồ chơi tuổi nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội – cũng như hai anh em Thành, Thủy vô tư, không có tôi lỗi gì  thế mà đành phải chia tay. Tên truyện đã gợi lên một tình huống buộc người đọc phải theo dõi đồng thời cũng thể hiện được ý đồ tư tưởng của người viết.
Vì sao phải chia búp bê ra?
Bố mẹ ly hôn, hai anh em phải xa nhau, búp bê cũng phải chia đôi theo lệnh của mẹ.
Hình ảnh Thành và Thủy hiện lên như thế nào khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?
Thủy run lên bần bật, cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng mọng vì khóc nhiều.
Thành: cắn chặt môi để khỏi bật khóc, nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Các chi tiết đó cho thấy hai anh em Thành và Thủy đang trong tâm trạng như thế nào?
Buồn khổ, đau xót, bất lực 
Cuộc chia tay búp bê diễn ra như thế nào?
Thành: lấy hai con búp bê trong tủ đặt sang hai phía. Thủy: tru tréo giận dữ:”sao anh ác thế!”
Thành: đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ. Thủy: bỗng vui vẻ: “Anh em chúng đang cười kìa”.
Vì sao Thủy giận dữ rồi lại vui vẻ?
Giận dữ vì không chấp nhận chia búp bê. Vui vẻ vì búp bê ở bên nhau. 
Diễn giảng: Ở đây, tác giả đã phát hiện ra một nét mâu thuẫn thật tinh tế của trẻ thơ trong nhân vật Thủy: một mặt, Thủy rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác, em lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh, nên em rất bối rối sau khi đã “tru tréo lên giận dữ”. Vậy thì, để giải quyết mâu thuẫn này, chỉ có cách gia đình Thủy – Thành phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay.
Nhưng điều ấy không có được trong câu chuyện này. Vì vậy, cuối truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết: để lại con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau. Búp bê không xa nhau nhưng con người lại phải xa nhau! Đó là chi tiết xúc động nhất và hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, khiến người đọc càng thêm thương cảm một em gái vừa giàu lòng vị tha, vừa thương anh, thương cả những con búp bê, thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho ngủ đêm đêm. 
Tấm lòng em bé gái càng vị tha, nhân ái bao nhiêu thì nỗi xót đau càng như cứa vào lòng người đọc bấy nhiêu. Em không muốn cho búp bê phải xa nhau thì tại sao con người lại bắt các em phải xa cách. Chi tiết này đã nói lên sự chia tay của hai em nhỏ là rất vô lí, là không nên có.
Hình ảnh hai con búp bê của 2 anh em Thành và Thủy luôn đứng cạnh nhau có thể mang những ý nghĩa tượng trưng nào?
Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ. 
Theo em, vì sao Thành và Thủy không thể mang búp bê chia ra?
Búp bê gắn với gia đình sum họp đầm ấm. 
Búp bê là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. 
Búp bê là hình ảnh anh em ruột thịt
Phân tích văn bản:
Cuộc chia búp bê:
Búp bê gắn với gia đình sum họp đầm ấm, là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, là hình ảnh anh em ruột thịt
Tâm trạng của Thành và Thủy: buồn khổ, đau xót, bất lực 
Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ. 
Cuộc chia tay với lớp học:
Tiếng khóc của cô, của bạn-> niềm đồng cảm xót thương, tình nghĩa thầy trò, bạn bè ấm áp .
”nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”: -> sự bất hạnh,ï cô đơn lạc lõng của hai anh em.
CUỘC CHIA TAY VỚI LỚP HỌC:
Tại sao khi đến trường, Thủy lại bật lên khóc thút thít?
Trường học là nơi ghi khắc những kỉ niệm buồn vui của Thủy: thầy cô, bảng tin, cột cờ, chơi ô ăn quan thủy sắp phải chia tay mãi mãi với nơi này. Thủy không con được đi học nữa!
Chi tiết cô giáo ôm chặt lấy thủy và nói: Cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm. Còn các bạn cùng lớp thì sững sờkhóc thút thít có ý nghĩa gì?
Diễn tả sự ngạc nhiên, niềm đồng cảm xót thương của thầy, bạn dành cho Thủy
Diễn tả tình nghĩa thầy trò ấm áp trong sáng. 
Có cả niềm oán ghét cảnh gia đình chia ly.
Các chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: Cô giáo tái mặt, nước mắt giàn giụa còn bọn trẻ thì khóc mỗi lúc một to hơn khi được tin Thủy sẽ không được đi học nữa?
Một em bé mà không được đi học nữa thì đó là điều đau xót nhất, không chỉ cho em mà cho tất cả chúng ta – nhất là những người đảm nhiệm công việc giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà khi nghe tin, cô Tâm đã thốt lên: “Trời ơi!, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Đây là chi tiết khiến người đọc cảm động nhất vì đã có những người đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của Thủy (“lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn”)
Cảm nghĩ của em trước cuộc chia tay đầy nước mắt này? -> HS tự bộc lộ.
Vì sao khi dắt Thủy ra khỏi cổng trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?
Thành cảm nhận được nỗi bất hạnh của hai anh em. Thành cũng cảm nhận được sự cô đơn lạc lõng trước sự vô tình của người và cảnh
Diễn giảng: Đây là nét tâm lí thường thấy ở những người đau khổ nên nhìn ra xung quanh thấy mọi vật đều như “trớ trêu” đối vói mình: “Cảnh nào cảnh có đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Lúc này, trong tâm hồn Thành đang nổi dông bão vì sắp phải chia lìa với đứa em gái bé nhỏ, thân thiết, cả trời đất như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn không có gì thay đổi. Điều này làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện.
Em sẽ làm gì nếu phải chứng kiến cuộc chia tay đầy nước mắt của Thủy với lớp học? -> HS tự bộc lộ.
CUỘC CHIA TAY CỦA HAI ANH EM:
Vào lúc đồ đạc đã được chất lên xe tải chuẩn bị cho cuộc ra đi, hình ảnh Thủy hiện lên qua những chi tiết nào?
Mặt tái xanh như tàu lá chuối, chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê và khóc nấc lên, nắm tay áo anh dặn dò, đăït con Em Nhỏ quàng tay con Vệ Sĩ
Em hiểu gì về Thủy qua những chi tiết đó?
Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm; thắm thiết nghĩa tình với anh; chịu nỗi đau không đáng có.
Lời nhắn của Thủy với anh trai về việc không để hai con búp bê xa nhau, em hiểu theo ý nghĩa nào trong những ý sau đây:
Tình yêu những kỉ niệm tuổi thơ.
Lời nhắn nhủ không được chia rẽ anh em.
Lời nhắc nhở xã hội hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ. (-> HS tự trả lời.)
Văn bản CCTCNCBB là câu chuyện về những cuộc chia tay,( chia tay búp bê, chia tay lớp học, chia tay anh em) theo em đó có phải là những cuộc chia tay bình thường không? Vì sao? (Thảo luận nhóm để trả lời).
Đó là những cuộc chia tay không bình thường, vì hai anh em tham gia vào cuộc chia tay này đều không có lỗi. Đó là cuộc chia tay không đáng có.
Viết về những cuộc chia tay không đáng có, văn bản này toát lên thông điệp về quyền trẻ em, đó là thông điệp nào? -> Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh.
Người lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc tuổi thơ.
Cuộc chia tay của hai anh em:
Cuộc chia tay không bình thường, không đáng có, hai anh em đều không có lỗi.
Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh. Cần yêu thương và quan tâm đến quyền lợi của trẻ em , đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất chân thực và cảm động.
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian và phù hợp với tâm lí trẻ em.
Theo em, có cách nào tránh được nỗi đau không đáng có như Thành và thủy?
HS tự trả lời.
Câu chuyện chia tay buồn bã nhưng vẫn ấp áp tình anh em ruột thịt. Điều đó gợi cho em nghĩ gì về tình anh em ruột thịt của con người?
Tình anh em ruột thịt của con người sẽ không mất ngay cả trong hoàn cảnh buồn khổ. Tình anh em mãi trong sáng.
Em học tập được gì từ cách kể chuyện của tác giả trong văn bản CCTCNCBB?
Người kể xưng tôi, ngôi thứ nhất. Đó là nhân vật Thành, người chứng kiến các việc xảy ra, cũng là người chịu nỗi đau như em gái của mình. Cách chọn ngôi thứ nhất làm tăng thêm tính chân thực của truyện, tạo điều kiện để nhân vật tự bộc lộ một cách sâu sắc và tự nhiên những suy nghĩ, tình cảm của mình. Do vậy, sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn.
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian và phù hợp với tâm lí trẻ em.
III. Tổng kết:
GHI NHỚ (Tr 27):
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giávà quan trọng.
Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
HĐ3: CỦNG CỐ , LUYỆN TẬP VÀ DẶN DÒ:
Tóm tắt ngắn gọn lại truyện (khoảng 5- 6 dòng)?
Anh em Thành và thủy rất thương yêu gắn bó với nhau. Thế mà gia đình tan vỡ, cha mẹ li hôn và chúng sắp phải chia xa. Trước khi về nhà ngoại, Thủy đã đi cùng anh đến chào cô giáo , chia tay với bạn bè trong niềm xúc động dâng trào. Sau đó, chúng phải đột ngột chia tay nhau khi vừa về đến nhà. Tài sản mà chúng đã từ sở hữu, từng chơi chung với nhau là các thứ đồ chơi, bây giờ cũng phải bị chia đôi trong nỗi đau đớn xót xa. Cuối cùng, thủy đã quyết định cho hai con búp bê ở lại nhà với anh để chúng nó không cách xa nhau như hoàn cảnh của hai anh em mình.
Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Đặt tên truyện như vậy thì ý nghĩa và chủ đề của tác phẩm sẽ càng thêm sâu sắc và thấm thía như thế nào?
Tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Đặt tên truyện như vậy tác giả muốn mượn chuyện đồ vật để nói về chuyện con người để hàm chứa ý nghĩa sâu sắc như trong phần ghi nhớ: Hãy chấm dứt những cuộc chia tay đau đớn như cuộc chia tay của hai anh em Thành – Thủy trong truyện để bảo vệ và gìn giữ những tình cảm tự nhiên, trong sáng của gia đình, để làm tròn trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái như đã ghi trong Công ước về quyền trẻ em của LHQ 1989.
Đọc lại ghi nhớ, SGK tr 27.
Dặn dò: Học ghi nhớ, Tự tóm tắt ngắn gọn lại truyện (khoảng 5- 6 dòng). Soạn bài kế tiếp” “Bố cục trong văn bản”.

Tài liệu đính kèm:

  • docb02-t1,2-chtaybupbe(SL).doc