Mấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn

Mấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn

 Con người ta đang sống trong một thế giới biểu tượng. Hay nói cách khác, một thế giới biểu tượng đang sống trong mỗi chúng ta. “Biểu tượng là cái gì ngoài ý nghĩa vốn có của nó còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng”( K.G. Jung) . Nghiên cứu về biểu tượng là lĩnh vực đã và đang được các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau quan tâm. Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất. những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của cộng đồng

 Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa; là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của VHDG.

 Trong hệ thống biểu tương văn học dân gian, “Muối mặn-Gừng cay” thuộc biểu tượng mang tính dân tộc. Tác giả Khải Nguyên đã rất tinh tế khi đưa ra những phân tích lý giải :" Không phải ngẫu nhiên mà các từ có yếu tố “cay” đều có chung nét nghĩa bất ổn, không lành (cay cú, cay cực, cay đắng, cay độc, cay nghiệt, chua cay, sâu cay ), còn các từ có yếu tố “mặn” thì lại thể hiện sự thân thiết, gắn kết (mặn mà, mặn mòi, mặn nồng ). Trong các vị thông thường, thì cay, đắng thuộc dương; mặn, ngọt, chua thuộc âm. “Cay” gây ra bứt rứt, nóng nảy, “cay như hớt”, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”, quả là khó quên. “Mặn” hầu như không có tác dụng ngay, mà âm ỉ theo thời gian “ăn mặn, khát nước” (đời cha ăn mặn, đời con khát nước) hoặc phải rút kinh nghiệm “mặn mất ngon, giận mất khôn”, cũng không phải dễ quên.

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mấy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu tượng kép trong ca dao Việt Nam
  (Nhân đọc Một biểu tượng kép về sự thuỷ chung trong ca dao)
                                                  -----
             Con người ta đang sống trong một thế giới biểu tượng. Hay nói cách khác, một thế giới biểu tượng đang sống trong mỗi chúng ta.  “Biểu tượng là cái gì ngoài ý nghĩa vốn có của nó còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức là ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng”( K.G. Jung) .  Nghiên cứu về biểu tượng là lĩnh vực đã và đang được các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau quan tâm. Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những  đường nét cơ bản nhất. những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của cộng đồng
            Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa; là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của VHDG.  
           Trong hệ thống biểu tương văn học dân gian,  “Muối mặn-Gừng cay” thuộc biểu tượng mang tính dân tộc. Tác giả Khải Nguyên đã rất  tinh tế khi đưa ra những phân tích lý giải  :" Không phải ngẫu nhiên mà các từ có yếu tố “cay” đều có chung nét nghĩa bất ổn, không lành (cay cú, cay cực, cay đắng, cay độc, cay nghiệt, chua cay, sâu cay), còn các từ có yếu tố “mặn” thì lại thể hiện sự thân thiết, gắn kết (mặn mà, mặn mòi, mặn nồng). Trong các vị thông thường, thì cay, đắng thuộc dương; mặn, ngọt, chua thuộc âm. “Cay” gây ra bứt rứt, nóng nảy, “cay như hớt”, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”, quả là khó quên. “Mặn” hầu như không có tác dụng ngay, mà âm ỉ theo thời gian “ăn mặn, khát nước” (đời cha ăn mặn, đời con khát nước) hoặc phải rút  kinh nghiệm “mặn mất ngon, giận mất khôn”, cũng không phải dễ quên. 
            Xét mặt “mùi đời”, có thể coi đây là hai “vị chủ”, tiêu biểu cho mặn nồng và cay đắng, hai trạng thái của con người hay hai cách cư xử về một con người.  Nhấn mạnh “cay”, “mặn”; hai mặt đối lập của một chỉnh thể (“đĩa muối chấm gừng”) như vậy, cho thấy sự nhìn nhận vấn đề hôn nhân rất khách quan: cay đắng hay mặn nồng là hai trạng thái, tình huống song song tồn tại trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa người khác với vợ chồng Muối mặn - gừng cay là một biểu tượng kép bởi nó chứa đựng trong mình nhiều tầng ý nghĩa, tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho ‘tình duyên”, thủy chung trong hôn nhân. "Khi tách riêng hai hình ảnh muối và gừng; lúc này mỗi hình ảnh có nghĩa biểu vật và theo ngữ cảnh riêng, không mang nét nghĩa của biểu tượng". (Khải Nguyên, Một biểu tượng kép về sự thuỷ chung trong ca dao: Muối mặn-Gừng cay.   (Nguồn:  ).
            Tương tự,  "trầu-cau", "mai – trúc", “cây đa, giếng nước, ngôi đình”... Chỉ khi được đặt trong "quần thể" của nó, ta mới thấy hết được ý nghĩa của biểu tượng này. Vì thế từ bao đời nay những hình ảnh này vẫn tồn tại bên nhau trong các làng quê Việt Nam.  
            Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có những trường hợp, các hình ảnh không đứng trong "quần thể",  người ta vẫn xem là "biểu tượng kép". Trong VHDG,  mỗi biểu tượng nhiều khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình lưu truyền, các tác giả dân gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thức qua các biểu tượng, vì vậy, các tín hiệu thẩm mỹ này thường mang tính đa nghĩa.   Khi xây dựng biểu tượng, nghệ nhân dân gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật  một hoặc một số khả năng gợi liên tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật  những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở thành nghĩa biểu tượng. Khi ấy, người ta hiểu ý nghĩa của biểu tượng theo một thứ phản xạ được xây dựng bằng thói quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. 
           Chẳng hạn, ngày xưa các cô thôn nữ dùng yếm để che ngực. Cái yếm thường là do người dùng tự cắt may. Chính vì thế mà nó trở thành biểu tượng nữ tính: 
 -Ước gì sông rộng  một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
-Trầu em têm tối hôm qua
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng
- Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh
- Yếm trắng mà vó nước hồ
Vó đi vó lại anh đồ yêu thương  
              Hình ảnh chiếc cầu trong ca dao được nhắc đến rất nhiều: cầu tre, cầu ván, cầu đá, cầu xâycầu mùng tơi, cầu sợi chỉ, cầu cành hồng Chiếc cầu dải yếm  không có trong thực tế nhưng lại là chiếc cầu đẹp nhất, nên thơ và gợi cảm nhất trong ca dao.  Bản "thiết kế" của "kiến trúc sư"  trong bài ca dao này chắc chắn là của một người con gái ở độ tuổi mười tám, đôi mươi tình yêu vừa chớm nở.  Người con gái nghĩ ra chiếc cầu này là để "bắc" riêng cho một người "sang chơi".  Ý nghĩ đó thật táo bạo, tinh nghịch nhưng cũng rất đằm thắm và đầy nữ tính, thể hiện ước muốn được gần nhau.  Người con gái đã nghĩ thật và nói thật, nhưng là cái thật của ước mơ, khát vọng chứ không phải là cái thật trong hiện thực cuộc đời.  Trong  trường hợp này, chiếc yếm trở thành biểu tượng cho khát vọng tình yêu mãnh liệt của những chàng trai, cô gái lao động trong xã hội xưa.
          Yếm là mảnh vải hình vuông (hoặc hình thoi) đeo trước ngực, phía trên khoét tròn làm cổ, hai góc bên đính với dải để buộc ra sau lưng. Khi trời nóng bức, người ta mặc váy yếm, hai tay và lưng để trần. Yếm có nhiều mầu sắc: yếm nâu mặc đi làm đồng, yếm trắng mặc thường ngày. Yếm thắm, yếm đỏ, yếm hồng, yếm đào mặc trong dịp lễ hội Trang phục lễ hội cổ truyền, người thiếu nữ không thể không có hình ảnh cái yếm   (Xem thêm: Ý nghĩa nhân văn trong trang phục truyền thống - Trần Ngọc Dung).  
          Như vậy, chiếc yếm cũng đã trở thành một biểu tượng kép: vừa là biểu tượng nữ tính, vừa là biểu tượng cho một khát vọng tình yêu, may mắn, hạnh phúc.   Hay hình ảnh mái đình, cây đa vẫn được xem một biểu tượng của làng quê truyền thống.  Khi người ta ví người nào đó với "cây đa, cây đề" thì cây đa trở thành biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú Có khi cây như như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời:
     -Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò 
   Cây đa bến cũ con đò khác đưa. 
     -Cây đa cũ, bến đò xưa
   Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ 
       Có khi,  cây đa còn là biểu tượng tâm linh của con người: 
    -Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề                            
    -Cây thị có ma, cây đa có thần
             "Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn.... Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng"     (Nguồn: 
          Như vậy, cây đa là biểu tượng đẹp với nhiều ý nghĩa :  vừa gần gũi với cuộc sống người dân , vừa mang đậm yếu tố tâm linh của con người Việt Nam.  Tính chất  "biểu tượng kép" của cây đa chính là ở đó
          Muốn hiểu được đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng, cần có vốn sống, vốn văn hóa, vì mỗi biểu tượng đều có một tầng nền lịch sử - xã hội - văn hóa riêng của nó.  Bài viết của Khải Nguyên  là  một sự tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc. Với một người làm công tác sưu tầm, nghiên cứu VHDG, đi tìm những "biểu tượng kép" trong ca dao là một công việc thú vị. Từ bài viết này, mong tác giả Khải Nguyên có thể phát triển, mở rộng ra thành một đề tài lớn hơn "Đi tìm những biểu tượng kép trong ca dao Việt Nam"   thì sẽ thú vị và có ý nghĩa lớn lao hơn.  
                            Có thể là như thế.      
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT KHÔNG CHUYÊN
1. Đặt vấn đề
    1.1. Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên, bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.
       Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến đổi chất! Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở học sinh.
1.2. Trong nhà trường THPT, nhất là ở những trường không chuyên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đễ không đơn giản. Trường Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi, việc bồi dưõng HSG đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi HSG tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi); Trong số thời gian hạn hẹp đó, giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 2- 3 buổi; mỗi người dạy theo cách riêng của mình. Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng 
2. Phát hiện Học sinh giỏi văn 
2.1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
            HSG văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em c ... ộ môn Văn học, gần đây, trên các diễn đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn học trong tình hình hiện nay. 
Giải quyết thực trạng trên đây, theo chúng tôi, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá Văn học. 
Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt ở nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khoá, còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh. 
2. Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381). 
Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THPT vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội. . . ) - điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. 
Ví dụ: Để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian, người dạy phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng của nó; Làm sáng tỏ tính dị bản thì cần phải so sánh nhiều văn bản khác nhau... Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá. 
Thứ hai: Ngoại khoá văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian . 
Thứ ba: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. . . 
Thứ tư: Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước. 
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hẹp hòi, vào năng lực và nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành. Mọi yêu cầu mục đích của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm dứt. Theo chúng tôi, quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa thoả đáng, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn. 3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, chúng tôi xin đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau:
3.1. Ngoại khoá về truyện cổ dân gian. 
a. Phần chuẩn bị: 
- Sau khi học sinh đã được học bài khái quát về Văn học dân gian, tổ chuyên môn phân công giáo viên ra và hướng dẫn học sinh viết một số đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện cổ dân gian .
- Giáo viên chọn những bài viết tốt của học sinh để trình bày trong câu lạc bộ. (Bài viết tốt sẽ lấy điểm thay thế cho một bài kiểm tra hệ số 2), sau đó đưa ra tổ để góp ý, thống nhất chung.
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm những thuyện cổ dân gian ngoài chương trình để chọn và dựng hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian (Ví dụ: truyện về các thầy đồ, thầy bói, thi nói khoác. . . )
- Phân công trang trí, chuẩn bị loa máy, trang phục cho phù hợp với yêu cầu của câu lạc bộ Văn học dân gian . 
- Định thời gian tổ chức CLB, gửi giấy mời.
b. Phần thực hiện chương trình: (Trong thời gian 90 phút)
+Lời khai mạc: (5 phút)
- Giới thiệu chương trình CLB. 
- Mục đích, ý nghĩa, quá trình chuẩn bị cho CLB.
+ Báo cáo của học sinh: ( 15 phút)
- Học sinh đề tài trình bày những hiểu biết về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện cổ dân gian Việt Nam. 
+ Phần minh hoạ: (60 phút)
- Kể chuyện dân gian (chú ý tạo không gian kể chuyện ). 
- Các lớp (hoặc nhóm học sinh) thể hiện các hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian .
+ Tổng kết: (Trong thời gian 10 phút)
- BTC đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, trao quà cho các báo cáo viên và các tiết mục xuất sắc. 
3. 2. Ngoại khoá về thơ ca dân gian
a. Phần chuẩn bị: 
- Sau khi học sinh học xong bài khái quát Văn học dân gian và phần ca dao - dân ca, tổ chuyên môn phân công giáo viên ra và hướng dẫn học sinh viết một số đề tài tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao cổ nói chung và bình một số bài ca dao đặc sắc (có thể ngoài chương trình). 
- Giáo viên chọn 1 - 2 bài viết có chất lượng để đọc trong CLB. (bài viết tốt có thể thay thế cho một bài kiểm tra có điểm hệ số 2)
- Tổ Văn phối hợp với Đoàn trường và Ban văn nghệ trường tổ chức cuộc thi giọng hát hay của học sinh toàn trường, trong đó ưu tiên các tiết mục hát dân ca của học sinh khối X để chọn hạt nhân văn nghệ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát một số làn điệu dân ca tiêu biểu trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam (hoặc có thể mời diễn viên Đoàn dân ca về hướng dẫn cho học sinh)
- Hướng dẫn chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp với các tiết mục dân ca ở các miền khác nhau. 
- Phân công trang trí, chuẩn bị loa đài...
b. Phần thực hiện chương trình CLB: (Thời lượng 90 phút)
+ Lời khai mạc (5 phút)
- Giới thiệu chương trình CLB. 
- Mục đích, ý nghĩa, quá trình chuẩn bị CLB.
+ Báo cáo của học sinh: (20 phút) 
- Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam ( học sinh hoặc giáo viên).
- Thi bình ca dao theo chủ đề hoặc theo tác phẩm đã được lựa chọn .
+Phần minh hoạ: ( Tổng thời gian : 60 phút)
- Thi sáng tác ca dao trong thời gian ngắn theo các mô típ ngôn ngữ. (15 phút)
Chiều chiều ... Hỡi cô... Hôm qua... Hỡi anh.... Đêm qua . . . 
- Thi hát các làn điệu dân ca Bắc-Trung- Nam hoặc dân ca Nghệ tĩnh (25 phút)
- Hát ca dao theo làn điệu dân ca. (10 phút)
- Bạn hát dân ca, tôi dựng vũ điệu. (10 phút)
+ Tổng kết: (Trong thời gian 10 phút)
- BTC đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, trao quà cho các báo cáo viên và các tiết mục xuất sắc. 
3.3. Ngoại khoá về sân khấu dân gian
a. Phần chuẩn bị:
- Hướng dẫn tài liệu tham khảo cho học sinh, ra đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của sân khấu dân gian (đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển, những nét đặc trưng của sân khấu chèo). 
- Giáo viên (hoặc mời nghệ sĩ) hướng dẫn cho học sinh thể hiện một số trích đoạn sân khấu chèo. 
- Hướng dẫn yêu cầu về trang phục. 
- Phân công trang trí, chuẩn bị loa đài. 
b. Phần thực hiện chương trình CLB: ( 70 - 80 phút)
+ Lời khai mạc (5 phút)
- Giới thiệu chương trình CLB. 
- Mục đích, ý nghĩa, quá trình chuẩn bị CLB.
+ Báo cáo của học sinh: ( 10 phút)
Trình bày khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của sân khấu dân gian đặc biệt đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển, những nét đặc trưng của sân khấu chèo. 
+ Phần minh hoạ: ( 60 phút)
Cách 1:
- Mời đoàn nghệ thuật truyền thống trình diễn một vở chèo cổ (Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ. . . )
- Trao đổi giữa học sinh với nghệ sĩ về các vai diễn cùng những đặc sắc của sân khấu chèo. . . 
- Học sinh viết thu hoạch sau khi xem vở diễn. 
Cách 2: 
Học sinh thể hiện một số trích đoạn sân khấu dân gian tiêu biểu:(40Ph) 
- Xã trưởng mẹ Đốp (Quan Âm Thị Kính)
- Đánh ghen (Nghêu, Sò, Ốc, Hến) 
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm và trao giải. . . (10 - 15 phút)
4. Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học văn, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Văn học là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng lấy người học làm trung tâm. Hoạt động ngoại khoá văn học, đặc biệt phần Văn học dân gian không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. 
Với những điều trình bày trên đây, để góp phần cải thiện thực trạng ngại học văn của học sinh hiện nay, thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú và có tính khả thi. Hoạt động ngoại khoá Văn học vì thế cần được Bộ giáo dục đưa vào phân phối chương trình và đặc biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường Phổ thông. Có như vậy hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docmay_van_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_van.doc