Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 Giúp HS cảm nhận và thấm thía những tìng cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đ/v con cái.

 Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/v cuộc đời mỗi con người.

 Lưu ý cách chuyển ý giữa các đoạn bằng các từ ngữ liên kết văn bản (để chuẩn bị cho tiết 4 tiếng Việt về liên kết văn bản)

DẠY VÀ HỌC: Bài mới:

Vào ngày đầu tiên đi học, ít ai trong chúng ta còn nhớ rõ những chi tiết cụ thể như thế nào, cũng ít có ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn chúng ta sắp học đây sẽ như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm, vô tư mà quên đi tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đ/v những đứa con. Nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn: BÀI 1, TIẾT 1: “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”

- Trước hết, các em hãy cho biết văn bản này thuộc lọai gì? (-> Văn bản nhật dụng)

- Ơ lớp 6 các em đã được học loại văn bản này rồi, các em hãy nhắc lại: Thế nào là văn bản nhật dụng?

-> Văn bản nhật dụng là một loại văn bản đề cập đến những nội dung có tính chất cập nhật, đề tài có tính thời sự, đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.

(Diễn giảng:

- Chúng ta có 6 phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả ,Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận & Hành Chánh Công Vụ.

- Văn bản nhật dụng là một thể loại văn học như cũng như các thể loại văn học khác như: tùy bút, thơ ca trữ tình, nhật kí, hồi kí, đều có thể sữ dụng cả 6 phương thức biểu đạt trên, và đều là vănbiểu cảm.)

HOẠT ĐỘNG1: ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN:

Yêu cầu đọc, tóm tắt:

 Đọc rõ ràng, truyền cảm bằng các lên xuống giọng thích hợp cho mỗi đoạn văn theo cách cảm nhận của em.

 Khi tóm tắt văn bản, ngoài phần nêu tóm tắt mở bài, kết bài, cần liệt kê các ý chính trong phần thân bài

1. Tóm tắt nội dung văn bản ? Ngắn gọn: Vào đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ không ngủ được, nghĩ đến cái giây phút cổng trường mở ra để đón đứa con vào một thế giới kì diệu. Tình yêu con sâu nặng của người mẹ gắn liền với niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trừơng và niềm hi vọng của toàn xã hội sẽ quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước mình.

Chi tiết: MB:Đêm trước ngày khai trường, mẹ không ngủ được và ngắm nhìn gương mặt thanh thoát của con đang yên giấc. TB: Con là đứa trẻ vô tư, dễ ngủ. Con đã biết dọn phụ mẹ đồ chơi khi nghe mẹ nói ngày mai con đã là học sinh lớp một. Lúc ba tuổi con đã vào Mẫu giáo, đã biết thầy biết bạn. Trong hè, con đã làm quen với trường mới, tuần trước ngày khai giảng con đã tập xếp hàng, mẹ tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Mẹ nhớ lại cái ấn tượng sâu đậm của buổi khai trường đầu tiên của mẹ, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ngày trọng đại ấy. Mẹ liên tưởng đến ngày ngày khai trường ở Nhật là một ngày lễ của toàn xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 1 
BÀI 1, TIẾT 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
(Lý Lan – Báo yêu trẻ, số 166) (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
Giúp HS cảm nhận và thấm thía những tìng cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đ/v con cái.
 Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/v cuộc đời mỗi con người.
Lưu ý cách chuyển ý giữa các đoạn bằng các từ ngữ liên kết văn bản (để chuẩn bị cho tiết 4 tiếng Việt về liên kết văn bản)
DẠY VÀ HỌC: Bài mới: 
Vào ngày đầu tiên đi học, ít ai trong chúng ta còn nhớ rõ những chi tiết cụ thể như thế nào, cũng ít có ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn chúng ta sắp học đây sẽ như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vô tâm, vô tư mà quên đi tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đ/v những đứa con. Nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn: BÀI 1, TIẾT 1: “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”
Trước hết, các em hãy cho biết văn bản này thuộc lọai gì? (-> Văn bản nhật dụng)
Ơû lớp 6 các em đã được học loại văn bản này rồi, các em hãy nhắc lại: Thế nào là văn bản nhật dụng?
-> Văn bản nhật dụng là một loại văn bản đề cập đến những nội dung có tính chất cập nhật, đề tài có tính thời sự, đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
(Diễn giảng: 
Chúng ta có 6 phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả ,Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận & Hành Chánh Công Vụ. 
Văn bản nhật dụng là một thể loại văn học như cũng như các thể loại văn học khác như: tùy bút, thơ ca trữ tình, nhật kí, hồi kí,  đều có thể sữ dụng cả 6 phương thức biểu đạt trên, và đều là vănbiểu cảm.)
HOẠT ĐỘNG1: ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN: 
Yêu cầu đọc, tóm tắt:
Đọc rõ ràng, truyền cảm bằng các lên xuống giọng thích hợp cho mỗi đoạn văn theo cách cảm nhận của em. 
Khi tóm tắt văn bản, ngoài phần nêu tóm tắt mở bài, kết bài, cần liệt kê các ý chính trong phần thân bài 
Tóm tắt nội dung văn bản ? Ngắn gọn: Vào đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ không ngủ được, nghĩ đến cái giây phút cổng trường mở ra để đón đứa con vào một thế giới kì diệu. Tình yêu con sâu nặng của người mẹ gắn liền với niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trừơng và niềm hi vọng của toàn xã hội sẽ quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước mình.
Chi tiết: MB:Đêm trước ngày khai trường, mẹ không ngủ được và ngắm nhìn gương mặt thanh thoát của con đang yên giấc. TB: Con là đứa trẻ vô tư, dễ ngủ. Con đã biết dọn phụ mẹ đồ chơi khi nghe mẹ nói ngày mai con đã là học sinh lớp một. Lúc ba tuổi con đã vào Mẫu giáo, đã biết thầy biết bạn. Trong hè, con đã làm quen với trường mới, tuần trước ngày khai giảng con đã tập xếp hàng, mẹ tin con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Mẹ nhớ lại cái ấn tượng sâu đậm của buổi khai trường đầu tiên của mẹ, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ngày trọng đại ấy. Mẹ liên tưởng đến ngày ngày khai trường ở Nhật là một ngày lễ của toàn xã hội.
KB:Ngày mai, ngày khai trường lớp một của con, mẹ sẽ đưa con đến trường và nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’.
Bố cục: bài văn được phân đoạn như thế nào?
MB: từ đầu -> mút kẹo: giới thiệu thời gian, tình huống, nhân vật, sự việc.
TB: Con là một đứa trẻ nhạy cảm -> chệch đi cả hàng dặm sau này: Liệt kê những lời tâm sự của người mẹ muốn nói với con, cũng là đang tâm sự với chính bản thân mình (lưu ý cách chuyển ý giữa các đoạn bằng các từ ngữ liên kết văn bản) .
KB: đoạn còn lại: câu nói mà người mẹ dự định sẽ nói với con ngày mai. (Lưu ý:vì đây là văn bản nhật kí, tình cảm dàn trải tự nhiên nên sẽ có thể có nhiều cách phân đoạn khác nhau).
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ 2: PHÂN TÍCH VĂN BẢN.
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
Con: tâm trạng háo hức.
cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hàng động như một đứa trẻ “lớn rồi”: giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng. 
vô tư an giấc.
Mẹ: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.
nghĩ xem còn việc gì để làm.
trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì ngày mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.
DIỄN GIẢNG: Trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con đều khác thường, nhưng không giống nhau. tâm trạng của con thì háo hức, tâm trạng của mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng ấy thể hiện rất rõ qua các hành động và cử chỉ. Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hàng động như một đứa trẻ “lớn rồi”: giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng. Nhưng rồi ngay sau đó, “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”  Trong khi đó, người mẹ nằm thao thức không ngủ, “còn điều gì lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”. “Mẹ lên giường và trằn trọc”, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì ngày mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.
Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
Các lí do nào mà em cho là đúng sau đây: Người mẹ lại không ngủ được vì:
Vì người mẹ quá lo sợ cho con về mọi thứ bỡ ngỡ.
Vì người mẹ bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình trước đây.
 Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng, nhớ về ngày khai trường của mình. 
Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: (Đoạn văn thứ 3 ở trang 7: “Cái ấn tượng mà mẹ vừa bước vào”)
Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
Bài văn là những lời tâm sự của người mẹ, tưởng như tâm sự với con mà thực ra là đang tâm sự với chính bản thân mình, nói với chính mình chứ không phải đang nói trực tiếp với người con.
Cách viết tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng như viết nhật kí này có tác dụng miêu tả và làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con.
Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đ/v thế hệ trẻ?
“ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau nầy”. (Hay nói một cách khác, có ấn tượng hơn là; bác sĩ cầm dao mổ sai, có thể chỉ chết có một bệnh nhân. Giáo viên dạy sai, hay đường lối giáo dục sai, sẽ làm chết cả một thế hệ!)
GHI BẢNG
Tác giả, tác phẩm: (SGK)
Phân tích:
Tâm trạng của con và mẹ đêm trước ngày khai trường:
Con:
Háo hức.
Như thấy mình đã lớn.
Vô tư an giấc.
Mẹ:
Bâng khuâng, xao xuyến.
Nghĩ xem còn việc gì để làm.
Trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ miên man
2. Tác dụng của bài văn:
Dạng độc thoại trong nhật kí.
Cách viết tâm tình như viết nhật kí này có tác dụng miêu tả và làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con.
 “GV kể chuyện cổ tích Aán Độ: 
 Ngày xưa, một ông vua có nuôi một con voi quý rất khôn ngoan. Không biết làm sao, một hôm nó bỗng nổi điên, quật chết một số người trông coi nó. Quân lính vào báo với vua, nhưng nhà vua không tin, nghĩ rằng chắc bọn lính đã chọc giậân nó. Nhưng ngày hôm sau nữa, một số lính khác lại bị voi quật chết. 
 Nhà vua cho mơi một nhà hiền triết đến hỏi ý kiến. Người này nói rằng: giống voi này rất khôn ngoan, có lẽ nó đã bị ảnh hưởng của những điều xấu xa, bệ hạ hãy cho người rình xem vào ban đêm, con voi làm gì.
 Quả nhiên, ban đêm gần chuồng voi có một bọn trộm cướp đến bàn việc giết người, cướp của. Con voi nghe được những điều ấy nên nó mới hung hăng như vậy. Nhà vua bèn cho mời những bậc chân tu có đạo đức đến gần chuồng voi đàm đạo những vấn đề đạo lí tu tâm dưỡng tính, những việc làm từ thiện, đức độ. 
 (VD: Các vị Tì Kheo thường nhớ đến những điều làm cho các pháp lành tăng trưởng: 1. Ưa giản dị, ít việc, không ưa rườm rà sự tướng. 2. Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều. 3. Bớt sự ngủ nghĩ, tâm không hôn muội. 4. Không tụm nhóm nói việc vô ích. 5. Không khoe khoang khi mình thiếu đức. 6.Không kết bè bạn với người xấu ác. 7.Ưa chỗ nhàn tịnh, sơn lâm gẫm đạo. 8.Biết hỗ với điều thiếu sót của mình. 9. Biết thẹn với việc ác mình đã làm. 10. Thân thường làm lành không não hại chúng sanh. 11. Miệng thường nói lành, không nói điều dối ác. 12. Yù thường nghĩ lành, không ôm lòng thêm bớt đảo điên. 13. Được sự lợi dưỡng hợp lẽ, chia cùng chúng hưởng, bình đẳng như nhau)
 Từ đó, con voi không còn hung dữ nữa.
Con vật còn bị ảnh hưởng của lời nói xấu xa đến thế huống hồ con người bị ảnh hưởng của những sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.”
Người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (Thảo luận nhóm)
Thế giới kì diệu đó có thể là:
Thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn vạn năm đã tích lũy được.
Thế giới của những tình bạn, tình nghĩa thầy trò cao đẹp và thủy chung.
Thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng
Thế giới của những niềm vui, hi vọng  nhưng cũng không ít nỗi buồn và những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời  Nhà trường là tất cả tuổi thơ của con người.
Củng cố: Tác giả, tác phẩm ? Phân đoạn, nêu tiêu đề mỗi đoạn và tóm tắt văn bản ?
Dặn dò: học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài kế: “Mẹ tôi’.
Tổng kết: 
Ghi nhớ:
(SGK tr 9)
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người./.

Tài liệu đính kèm:

  • docb01-t1-congtrmora.doc