Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 9

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 9

 Tiết 41 - Tập làm văn:

LUYỆN TẬP : MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Củng cố kiến thức về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 b) Về kỹ năng: - Xác định được các chi tiết miêu tả ý nghĩ, tâm trạng, thái độ, cảm xúc của nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và cho biết đó là các chi tiết miêu tả trực tiếp hay gián tiếp nhân vật.

 - Phát hiện, nhận biết được những câu văn, câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.

 - Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Hua La - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
NGỮ VĂN - BÀI 9; 10
Kết quả cần đạt
 - Qua tiết luyện tập, rèn luyện kỹ năng xác định, nhận biết yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
 - Biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương, sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay viết ở địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quí trọng và tự hào đối với văn học địa phương.
 - Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng.
 - Thông qua giờ trả bài, củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả; nhận ra được những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm, biết sửa lỗi về diễn đạt và chính tả.
Ngày soạn: 5/10/2011
Ngày dạy:
9A: /10/2011
9B: /10/2011
 Tiết 41 - Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP : MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
	- Củng cố kiến thức về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 b) Về kỹ năng: - Xác định được các chi tiết miêu tả ý nghĩ, tâm trạng, thái độ, cảm xúc của nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và cho biết đó là các chi tiết miêu tả trực tiếp hay gián tiếp nhân vật.
	- Phát hiện, nhận biết được những câu văn, câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật trong một văn bản tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
	- Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân. 
 c) Về thái độ: giáo dục học sinh ý thức tự giác cao trong học tập; biết vận dụng kiến thức vào viết bài Tập làm văn.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Đọc SGK, SGV, soạn giáo án.
 b) HS: Học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp 9A:/22 (vắng:)
- Lớp 9B:/23 (vắng:)
	- Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của HS.
 a) Kiểm tra bài cũ (5’): 
* Câu hỏi: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm?
* Đáp án:
5 điểm- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
5 điểm- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Tiết trước, các em đã nắm được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sư, tác dụng của việc miêu tả nội tâm. Để giúp các em củng cố và khắc sâu hơn kiến thức đã học, tiết học này cô trò ta cùng luyện tập. 
 b) Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
I. Lý thuyết . (10’)
?- Yếu: hãy nhắc lại thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm?
 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
 - Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
II. Luyện tập. (25’)
 1) Bài tập 1: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích? 
 - GV cho HS thảo luận nhóm (5’) – Gọi đại diện nhóm trình bày, các em khác nhận xét, bổ sung. 
 - GV nhận xét, thống nhất.
*Những câu thơ miêu tả cảnh :
- Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng, cồn nọ bụi hồng dặm kia.
- Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
- Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
* Những câu thơ miêu tả nội tâm Thuý Kiều:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 2) Bài tập 2: Những câu thơ tả cảnh trên (BT1) có quan hệ gì với nội tâm nhân vật ? Mối quan hệ giữa cảnh và nội tâm nhân vật biểu hiện cụ thể như thế nào ?
 - Qua những câu thơ miêu tả ngoại cảnh (tả cảnh) ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta thấy được tâm trạng cô đơn, nỗi buồn bơ vơ, lẻ loi nghĩ về thân phận hoa trôi bèo dạt, dự cảm được những điều chẳng lành đang chờ đón mình của nàng Kiều, đó chính là tâm trạng nhân vật. Từ đó, có thể thấy giữa miêu tả ngoại cảnh và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả ngoại cảnh mà người viết cho thấy được tâm trạng của nhân vật và ngược lại từ việc miêu tả nội tâm, người đọc hiếu được hình thức bên ngoài.
- Sự phân biệt giữa miêu tả sắc cảnh thiên nhiên và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối, bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm, và trong việc miêu tả nội tâm cũng có yếu tố ngoại cảnh đan xen (ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm! thì khó phân biệt một cách rõ ràng đâu là cảnh đâu là tình được). Nguyễn Du cũng có một “truyền ngôn” nổi tiếng về điều này “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
GV- Cũng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đoạn thơ miêu tả nội tâm của Kiều đã cho ta thấy được nàng là một người con hiếu thảo, một người tình chung thuỷ, một con người có tấm lòng vị tha đáng trọng (ở đoạn trích tác giả đã miêu tả nội tâm trực tiếp).
 3) Bài tập 3 : Em thấy miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
 - Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
 - Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm tư tưởng của nhân vật (Những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình). Vì thế, miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
 c) Củng cố, luyện tập (2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài.
 * Luyện tập: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm?
	- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Nắm kĩ vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Văn.
	Yêu cầu: sưu tầm các tác giả, tác phẩm văn học địa phương Sơn La theo hướng dẫn SGK (T.122) 
Ngày soạn: 6/10/2011
Ngày dạy:
9A: /10/2011
9B: /10/2011
 Tiết 42: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Văn)
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
	- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương; sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương; những biến chuyển của của văn học địa phương sau năm 1975.
 b) Về kỹ năng: Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương; đọc – hiểu và thẩm bình văn thơ viết về địa phương; so sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
 c) Về thái độ: Hình thành sự quan tâm, quí trọng văn học địa phương.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Đọc SGK, SGV, sưu tầm tài liệu về văn học địa phương tại hội nhà văn Sơn La, soạn giáo án.
 b) HS: Học bài , chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK, trước hai tuần
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp 9A:/22 (vắng:)
- Lớp 9B:/23 (vắng:)
	- Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của HS.
 a) Kiểm tra bài cũ (3’): 
	 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh – giáo viên nhận xét.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Địa phương Sơn La chúng ta là một cái nôi văn học nghệ thuật, những tác phẩm văn học dân gian như Xống chụ xon sao trữ tình, thiết tha... có lẽ không ai là không biết. Phát huy kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái, các thế hệ nhà văn Sơn La đã có những tác phẩm văn học xuất sắc. Tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu về một số nhà thơ, nhà văn và một số tác phẩm từ sau 1975 của địa phương Sơn La chúng ta.
	b) Dạy nội dung bài mới: (37 phút)
I. Những sự kiện lịch sử tác động đến văn học địa phương (15’)
 1. Các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương Sơn La.
?- TB: Qua những tiết Lịch sử địa phương, hãy nhắc lại sự kiện lịch sử giành chính quyền ở địa phương Sơn La?
 - Ngày 26-8-1945, cuộc mít tinh quan trọng được tổ chức tại đồi Khau Cả, UBNDCM lâm thời tỉnh Sơn La được thành lập do ông Cầm Văn Dung làm Chủ tịch, đồng chí Chu Văn Thịnh làm phó Chủ tịch và một số uỷ viên. Ban cán sự việt Minh đã ra mắt đồng bào.
 + Ngày 26/8/1945 khởi nghĩa giành chính quyền tại Sơn La.
 + Ngày 22/11/1952 giải phóng Sơn La.
?- KH: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 - Nhân dân các dân tộc Sơn La đã giành được chính quyền trong tay phát xít Nhật và bè lũ tay sai, đập tan ách thống trị gần 60 năm của đế quốc thực dân và lật nhào chế độ phìa tạo phong kiến tàn bạo thống trị hàng ngàn năm.
 - Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân các dân tộc Sơn la từ địa vị là người dân nô lệ trở thành người chủ đất nước, bản mường, làm chủ vận mệnh của mình.
?- TB: Em hãy nêu các mốc lịch sử cơ bản của những ngày giải phóng Sơn la?
 - Ngày 14-10-1952: Chiến dịch Tây Bắc bắt đầu
 - Ngày 23-10-1952: Quỳnh Nhai được giải phóng.
 - Ngày 21-11-1952: Giải phóng Thuận Châu.
 - Ngày 22-11-1952: Giải phóng Mường La.
 - Ngày 01-12-1952: Bộ chỉ huy mặt trận quyết định kết thúc chiến dịch Sơn La. Cho tới tháng 5/1954, thực Dân Pháp tại cứ điểm Nà Sản mới rút chạy, từ đây Sơn La mới hoàn toàn giải phóng.
2. Năm 1975
?- TB: Năm 1975 có sự kiện quan trọng gì? Có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Sơn La như thế nào?
 - 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sơn La từ tình hình chiến tranh chuyển sang thời kì hoà bình. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La, địa phương Sơn La đã có sự chuyển mình rõ rệt.
 - Sản xuất nông - lâm nghiệp có sự phát triển vượt bậc, sản lượng lương thực tăng lên 6,5%, giá trị tổng sản lượng nông lâm nghiệp tăng lên 1,2 lần, công tác trồng và bảo vệ rừng được chú trọng hơn trước. Đầu năm 1975, thành lập chi cục Kiểm Lâm Sơn La, cơ bản hoàn thành các hợp tác xã vùng cao, công nghiệp, thủ công nghiệp được sắp xếp lại theo qui hoạch để ổn định lâu dài. Mọi hoạt động trên lĩnh vực giao thông, thương nghiệp, y tế, văn hoá, giáo dục đều ổn định và từng bước phát triển. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và đời  ...  nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
- Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm:
+ Hiện tượng nhiều nghĩa: Một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa)
+ Hiện tượng đồng âm: Hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau (hai hoặc nhiều hình thức ngữ âm có nghĩa khác nhau)
2. Luyện tập
 * Bài tập 
 a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ “lá” trong "lá phối” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá cành”
 b. Có hiện tượng từ đồng âm, vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường” hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. Từ đồng nghĩa
1. Lý thuyết 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Luyện tập 
* Bài tập 2 (T.125)
- Cách hiểu đúng là (d): Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
* Bài tập 3 (T.125)
- Xuân: Là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn bộ, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả , ngoài ra dùng từ này còn tránh lặp lại từ “tuổi tác”.
VII. Từ trái nghĩa
1. Lý thuyết 
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2. Luyện tập 
 * Bài tập 2 
- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu-đẹp, xa-gần, rộng-hẹp.
 * Bài tập 3 phần VII (T.125)
- Cùng nhóm với sống - chết có cặp từ trái nghĩa chẵn - lẻ , chiến tranh- hoà bình.
 Nhóm từ trái nghĩa này gọi là trái nghĩa lưỡng phân, hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia. Các từ trái nghĩa này thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất, hỏi, quá, lắm.
- Cùng nhóm với già- trẻ có yêu – ghét; cao- thấp; nông – sâu; giàu - nghèo.
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác.
- Các từ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
IX. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
?- KH: Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng việt đã học điền từ ngữ thích hợp vào ô trống trong sơ đồ sau?
Từ (xét về đặc điểm cấu tạo)
 Từ
Từ phức
Từ đơn
Từ(xét vặc ểm
cấu cấu CT CTCT CTcấu 
Từ láy
Từ ghép
Từ láy hoàn toàn
Từ láy bộ phận
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phục
Từ láy âm
Từ láy vần
?- KH: Giải thích nghĩa của các từ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ nghĩa hẹp?
?- BT7: Vận dụng kiến thức về từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng ở đoạn trích?
- Từ đơn là từ có một tiếng.
- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức.
- Hai tiếng có quan hệ với nhau về ngữ âm là từ láy.
- Từ ghép đẳng lập là từ phức được tạo ra bằng cách ghép hai tiếng bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Từ ghép chính phụ là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng không bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa, có một tiếng chính và tiếng phụ, trong đó có tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính.
- Từ láy là từ phức được tạo ra bằng cách láy lại hình thức ngữ âm của tiếng gốc.
- Từ láy hoàn toàn là từ láy lặp lại toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc.
- Từ láy bộ phận là lặp lại một bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc.
- Từ láy âm là từ láy lại bộ phận phụ âm đầu.
- Từ láy vần và láy lại toàn bộ phần vần.
7. Bài tập 2 phần IX (T.126)
- Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể”, việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
 c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài.
 * Luyện tập:
	Nhắc lại những kiến thức cơ bản cần nhớ trong tiết học? 
 - HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức. Làm các bài tập còn lại trong SGK.
	- Làm dàn bài của đề 1 bài Tập làm văn số 2 để tiết sau trả bài.
Ngày soạn: 8/10/2011
Ngày dạy:
9A: /10/2011
9B: /10/2011
 Tiết 45 - Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1. Mục tiêu. 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
	- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại văn này.
 b) Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt, sửa lỗi sai một bài văn dưới dạng một bức thư có tưởng tượng kết hợp miêu tả.
 c) Về thái độ: - Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, phát hiện sửa lỗi sai trong bài viết của mình.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Chấm bài, chữa bài cho học sinh, soạn giáo án.
 b) HS: Ôn lại lý thuyết, lập dàn ý đề bài số 2.
3. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp 9A:/22 (vắng:..) 
- Lớp 9B:/23 (vắng:..)
	a) Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
	* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong tuần thứ bảy các em đã viết bài tập làm văn số 2 về một bài văn tự sự kết hợp miêu tả dưới dạng một bức thư có tưởng tượng. Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài để các em biết được kết quả bài làm này nhận rõ ưu, nhược điểm của bài viết để từ đó rút kinh nghiệm cho bài viết sau tốt hơn.
	b) Dạy nội dung bài mới (37’)
HĐ CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc đề bài
?- TB: Hãy xác định kiểu bài, yêu cầu về nội dung, giới hạn của đề?
?- TB: Đối với đề bài này mở bài ta cần nêu những gì?
?- KH: Phần thân bài em sẽ kể những sự việc nào? 
?- TB: Phần cuối bức thư em sẽ viết những gì?
GV: nhận xét ưu - nhược điểm 
GV- Ghi lỗi lên bảng, gọi HS nhận xét, sửa sai, GV nhận xét, chữa lỗi.
?- Em hãy chỉ ra các lỗi trong các đoạn văn trên và chữa lại cho đúng?
HS- Sai lỗi chính tả, diễn đạt luẩn quẩn, chưa thoát ý, dùng từ tối nghĩa, thiếu dấu câu.
- GV công bố kết quả chung. Trả bài cho HS - Giải đáp thắc mắc của HS (nếu có).
- Gọi điểm vào sổ.
Đề bài:
 Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
I.Tìm hiểu đề (5’)
- Kiểu bài: Viết thư, tự sự kết hợp miêu tả.
- Nội dung: Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường sau hai mươi năm.
- Giới hạn: Vào một ngày hè.
II. Lập dàn bài (7’)
1. Mở bài (phần đầu bức thư)
	- Địa điểm, ngày, tháng, viết thư
	- Lời xưng hô
	- Lí do viết thư: Hỏi thăm sức khoẻ của bạn, kể cho bạn nghe lần về thăm trường cũ của em.
 2. Thân bài (phần nội dung)
	- Kể qua về bản thân (HS tưởng tượng mình đã trưởng thành, có vị trí công việc nào đó sau 20 năm, nay trở lại thăm ngôi trường...)
	- Lý do trở lại thăm trường: Đi công tác qua hoặc về thăm nhà và ghé qua trường.
	- Thăm trường vào buổi nào, đi với ai? (tự sự kết hợp miêu tả)
	- Đến trường gặp ai? (VD: các thầy cô giáo cũ, có ai đã nghỉ hưu, nhớ lại kỉ niệm về một thầy, cô giáo cũ...) (tự sự + miêu tả)
	- Quang cảnh nhà trường như thế nào? Quang cảnh trường sau 20 năm xa cách có nhiều đổi thay: cổng tường, biển trường, sân trường, các dãy nhà lớp học hầu như thay đổi.
	 + Thay cho những ngôi nhà cấp bốn là ba dẫy nhà 5 tầng khang trang xếp theo hình chữ U đầy đủ phòng học và các phòng chức năng: phòng đọc, phòng thư viện, phòng truyền thống, phòng tin, phòng nhạc...
	+ Vào thăm phòng truyền thống, ngắm nhìn những bức ảnh xưa được lồng trong khung kính: hình ảnh các thế hệ thầy cô giáo, học sinh tiêu biểu...
	+ Vào thăm lớp học, kỉ niệm xưa ùa về ( kể một kỉ niệm vui hoặc buồn)
	+ Sân trường rộng với đủ các sân chơi, thể thao,... Những cây phượng vĩ xanh non mơn mởn đã thay thế cho cây phượng vĩ đã già cỗi ngày xưa. Bàn ghế đẹp, xếp hàng ngay ngắn,...(tự sự + miêu tả)
	- Nhìn cây phượng đứng lặng lẽ giữa sân trường, thấy nhớ lại bao kỉ niệm tuổi học trò. Những gương mặt thân quen của bạn bè hiện lên rõ ràng trong kí ức...( tự sự + miêu tả)
	- Tâm trạng khi chia tay mái trường, tự hứa với bản thân.
3. Kết bài (phần cuối bức thư)
	- Hẹn bạn trở lại thăm trường 
	- Chúc bạn mạnh khoẻ, thành đạt,...
	- Dặn dò nhắn gửi... lời hẹn ước gặp lại
	- Người viết kí tên.
III. Nhận xét chung (5’)
 * Ưu điểm: 
 Nhìn chung lớp đã xác định được yêu cầu của đề bài, đi đúng thể loại viết thư tự sự xen biểu cảm. Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, bài viết sạch đẹp, đảm bảo như dàn bài, có sự tưởng tượng phong phú, cách diễn đạt khá rõ ràng (Xoan 9A, Tươi 9A, Chính 9B)
 * Nhược điểm:
 Một số bài viết sơ sài, có bài chỉ thuần kể chưa kết hợp yếu tố miêu tả, trình tự kể còn lộn xộn, có bài tưởng tượng còn chưa hợp lí, trình bày chưa khoa học, diễn đạt còn luẩn quẩn, chưa thoát ý. 
 Còn sai nhiều lỗi chính tả (Định, Lợi, Dòm, Phỏng) chữ viết ẩu, thiếu dấu câu, có bài còn thiếu phần cuối bức thư (Tân, Tuyên). Một số em ý thức làm bài chưa cao (Dòm, Tân, phỏng, Lợi, Định).
IV. Chữa lỗi (16’)
 * Lỗi chính tả 
 Lỗi sai Chữa lỗi
 Rọn nhà dọn nhà 
 giản gị giản dị 
 buồng hoa bồn hoa
 truyện cũ chuyện cũ 
 * Lỗi diễn đạt:
 Khi bước vào lớp tớ lại được ngồi cùng cậu khi đó lớp ồn ào, rôm rả lớp sạch sẽ nhưng giờ thì khác lắm có thêm tầng và có tủ đựng đồ một lớp có 2đến 3 dãy bàn mỗi lớp được trang bị đầy đủ mọi nhu cầu không như ngày xưa ... 
Chữa lại: 
- Vào lớp, tớ được ngồi cùng bàn với cậu, lớp học còn đơn sơ, bàn ghế mộc mạc nhưng sạch sẽ. Bây giờ, trường đã khác xưa nhiều, lớp học có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho học sinh ...
 V. Đọc bài văn. (3’)
 GV- Đọc bài của: Xoan, Nga, Hằng, Chính.
 VII. Trả bài, gọi điểm (5’)
 9A: 22 bài 9B: 23 bài 
 Giỏi: 0 Giỏi: 0
 Khá: 4 Khá: 3 
 TB: 15 TB: 15
 Yếu: 3 Yếu: 5
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: Gv khái quát lại bài
 * Luyện tập:
	H: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
	- HS:Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’)
	- Đọc lại bài viết của mình, sửa lại các lỗi.
	- Đọc kĩ văn bản: Đồng chí (yêu cầu: tìm hiểu phần Chú thích, trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu trong SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 9(1).doc