TIẾT 1- VĂN BẢN : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I: Mục tiêu cần đạt
- HS hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
- Có kĩ năng hiểu và cảm nhận bài văn biểu cảm
- Có thái độ yêu thương cha mẹ, gia đình và nhà trường
II: Chuẩn bị
- GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Mẹ tôi, tiếng việt ở bài Từ ghép, TLV ở bài Liên kết trong văn bản
- HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Đọc hiểu văn bản
Tuần 1 S: 17/8/08 G: Tiết 1- văn bản : cổng trường mở ra I: Mục tiêu cần đạt - HS hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người - Có kĩ năng hiểu và cảm nhận bài văn biểu cảm - Có thái độ yêu thương cha mẹ, gia đình và nhà trường II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Mẹ tôi, tiếng việt ở bài Từ ghép, TLV ở bài Liên kết trong văn bản - HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Đọc hiểu văn bản III: Các hoạt động dạy học - ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đ d h t của HS - Giới thiệu bài : GV gợi lại kỉ niệm ngày khai trường của HS . Ngày khai trường của em có gì đáng nhớ ? - Dạy học bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (10 P ) - GV hướng dẫn đọc: Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc như thì thầm - 2 HS đọc bài, nhận xét - gv nhận xét chung - HS giải thích từ khó ? Theo em văn bản này thuộc thể loại gì ? (so sánh với văn tự sự và văn miêu tả học ở lớp 6) - HS trả lời, nhận xét - GV nhận xét chốt lại, có kết hợp với yếu tố miêu tả, tự sự Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản (20 P) ? Em háy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn ? - HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con ? Người mẹ có tâm trạng gì trong đêm trước ngày khai trường? - HS trả lời, nhạn xét - Gv chốt lại ? Nguyên nhân nào làm cho người mẹ không ngủ được ? - HS trả lời, nhạn xét - Gv chốt lại ? Trong đêm không ngủ được người mẹ đã làm gì cho con ? - HS trả lời, nhạn xét - Gv chốt lại ? Người mẹ đã có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con ? - HS trả lời, nhận xét - GV chốt lại ? Từ tâm trạng trên người mẹ đã nghĩ đến điều gì? - GV: Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ. Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh phúc ấy cho con. Ngỳa khai trường đã khắc sâu vào tân hồn và nỗi nhớ của mẹ ? Nhận xét về nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng người mẹ của tác giả ? - HS nhận xét ? Qua các việc làm và tâm trạng trên thể hiện tình cảm gì của mẹ dành cho con ? - HS trao đổi bàn trả lời, nhận xét bổ sung - GV chốt lại ? Từ ấn tượng tuổi thơ người mẹ liên tưởng đến điều gì? - HS trả lời, nhận xét - GV chốt lại ? Em hiểu gì về sự liên tưởng ấy của người mẹ? - HS: Mẹ muốn gửi mong muốn của mình vào liên tưởng ấy, mẹ cũng mong sao ở nước mình cũng sẽ như vậy. Ngày khai trường sẽ là ngày hội của không chỉ lớp trẻ mà còn là ngày mọi người, mọi ngày thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Mẹ tin yêu và kỳ vọng vào con. ? Trong suy nghĩ của người mẹ đã động viên con như thế nào? - HS trả lời, nhận xét - GV chốt lại ? Thuộc kiểu câu gì? HS: Câu cầu khiến ? Em có suy nghĩ gì về câu nói này? ? Câu nói ấy có tác dụng gì? Hoạt động 3: Tổng kết về nội dung nghệ thuật ( 5 P ) - HS tổng kết về nghệ thuật, nội dung của văn bản - GV tổng kết lại - HS đọc Ghi nhớ ? Qua văn bản này em hiểu thêm gì vềt tình cảm của người mẹ đối với con ? - HS tự bộc lộ Hoạt động 4 : HS làm bài tập viết đoạn văn ( 10 P ) - HS trình bày đoạn văn, nhận xét - GV nhận xét ? Qua văn bản này em thấy mình cần phải làm gì ? I: Đọc và tìm hiểu chung 1: Đọc 2: Từ khó 3: Thể loại Văn biểu cảm II: đọc hiểu văn bản 1: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường cua rcon - Người mẹ không ngủ được - Mừng vì con đã lớn - Giúp con chuẩn bị quần áo giầy dép, đồ dùng học tập.... - Cảm thấy có gì đó khác thường - Không tập trung được vào việc gì cả - Nhớ lại những kỷ niệm của tuổi thơ, được bà ngoại đưa đến trường, đến ngày đầu tiên bước vào cổng trường.... Nghệ thuật: miêu tả tâm trạng, độc thoại nội tâm => Thể hiện nỗi lòng yêu thương con cua mẹ, lo lắng chăm chút cho con, yêu quý và biết ơn trường học 2: Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục trong nhà trường - Mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản - Ngày lễ trọng đại, tôn vinh ngành giáo dục của xã hội. - Động viên, khích lệ con: "Đi đi con, hãy can đảm.......thế giới kì diệu sẽ mở ra" => Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người, tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục III: Tổng kết 1/ Nghệ thuật - Độc thoại nội tâm, miêu tả tâm trạng nhân vật. - Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tình cảm 2/ Nội dung - Sự hi sinh thầm lặng và cao cả của mẹ dành cho con, vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. * Ghi nhớ SGK 9 IV: Luyện tập Viết đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường Củng cố: Nêu nội dung chính của văn bản Dặn dò: Chuẩn bị bài mẹ tôi S: 17/8/08 G: Tiết 2 văn bản : mẹ tôi (ét- môn- đô đơ A- mi- xi) I: Mục tiêu cần đạt - HS hiểu tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, khong được trà đạp lên tình cảm đó. - Có kĩ năng viết văn biểu cảm bằng hình thức viết thư - Có thái độẹyeu thương cha mẹ II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Mẹ tôi, tiếng TLV ở bài Liên kết trong văn bản - HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Đọc hiểu văn bản III: Các hoạt động dạy học - ổn định lớp ( 5 P ) - Kiểm tra bài cũ ? Cảm nhận của em về người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra ? - Giới thiệu bài : - Dạy học bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: đọc và tìm hiểu chung (3 P) ? Nêu những nét chính về tác giả ? - HS nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm - GV chốt lại Hoạt động 2 Đọc và tìm hiểu chung (7 P ) - HS đọc bài: khi đọc cần thẻ hiện được những tâm tư và tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và tâm trạng của ông với vợ mình - HS nhận xét cách đọc - Gv nhận xét chung - HS xem thêm tác phẩm trong SGK - GV hướng dẫn HS đọc 10 chú thích SGK - HS nhận xét về Phương thức biểu đạt Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản ( 20 P ) ? Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “mẹ tôi” ? - HS trả lời nhận xét - GV nhận xét: Qua bức thư người bố gửi con người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao, chịu đựng những gian khổ hy sinh vì đứa con của mình ? Hình ảnh người mẹ của En- ri- cô hiện lên qua những chi tiết nào ? (người mẹ có tâm trạmg suy nghĩ như thế nào) - HS trả lời nhận xét - GV kết luận ? Qua các chi tiết trên em cảm nhận được phẩm chất cao quý nào của người mẹ dành cho con ? - HS thảo luận theo bàn - HS trả lời nhận xét - GV kết luận ? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? - HS bộc lộ bằng miệng ngắn gọn ? Sự hốn láo với mẹ của En- ri- cô khiến người cha cảm thấy như thế nào ? - HS trả lời nhận xét - GV kết luận ? Theo em vì sao người cha cảm thấy sự hốn láo với mẹ của En- ri- cô như một nhát dqao đâm vào tim bố vậy ? - HS Vì cha vô cùng yêu quý mẹ, vô cùng yêu quý con. Cha đã thất vọng vô cùng khi con hư, phản lại tình yêu thương của mẹ - GV nhát dao hốn láo của con đã đam vào trái tim yêu thương của cha, càng làm đau trái tim người mẹ. Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình yêu thương con, nên sẽ đau gấp bội phần. ? Người cha đã khuyên En- ri- cô nghĩ kĩ điều gì ? - HS trả lời nhận xét - GV kết luận ? Hãy quan sát đoạn giữa bức thư và cho biết đâu là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con ? - HS tìm các lời khuyên trả lời nhận xét - GV kết luận ? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này ? - HS thảo luận- HS trả lời nhận xét - GV kết luận ? Em chú ý đến những lời lẽ nào của người cha trong đoạn cuối văn bản ? ? Em thấy trong lời nói đó giọng điệu của người cha có gì đặc biệt ? - HS giọng điệu vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ ? Em hiểu gì về người cha từ câu nói “Bố rất yêu conthấy con bội bạc - HS thảo luận câu hỏi 4 Đọc hiểu văn bản - HS thảo luận - HS trả lời nhận xét - Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En- ri- cô - Vì thái độ kiên quyết nghiêm khắc của bố - Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 P ) ? Theo em có gì độc đáo trong cách thể hiện văn bản này ? ? Nêu nội dung chính của văn bản ? ? Tìm những câu ca dao tục ngữ ca ngợi tấm lòng cha mẹ - HS đọc Ghi nhớ SGK 12 - HS thực hiện phần luyện tập kể lại một kỉ niệm ( 5 P ) - GV ? Em đã làm gì để bố mẹ khỏi buồn phiền I: Tác giả, tác phẩm 1: Tác giả ét- môn- đô đơ A- mi xi (1864- 1908) là nhà văn I- ta- li- a. 2: Tác phẩm “Mẹ tôi” trích từ cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” II: Đọc và tìm hiểu chung 1: Đọc 2: Giải thích từ khó 3: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm III: Đọc hiểu văn bản 1: Hình ảnh người mẹ - Thức suốt đêm, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. - Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc, có thể hy sinh tính mạng để cứu con => Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con 2: Những lời nhắn nhủ của người cha - Sự hốn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy - Trong đời con có thể trải qua nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. - Dù có lớn không khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vấn thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắngsẽ không thể sống thanh thản - lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh tâm hồn con như bị khổ hình - Con hãy nhớ rằng tình yêu thươngchà đạp lên tình yêu thương đó => Người cha muốn cảnh tỉnh những đứa con bội bất với mẹ Người cha là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình 3: Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con - Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ - Con phải xin lỗi mẹ - Hãy cầu xin mẹ hôn con - Thà rằng bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ => Người cha muốn con thành thật xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng, vì thương mẹ Người cha hết lòng yêu thương con, yêu sự tử tế, căm ghét sự bội bạc III: Tổng kết 1: Nghệ thuật Dùng hình thức viết thư để bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ một cách chân thành 2: Nội dung Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, con cái không được trà đạp lên tình cảm đó // Ghi nhớ SGK 12 IV: Luyện tập Kể lại một kỉ niệm lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền Củng cố: Cảm nhận của em về người mẹ trong văn bản Dặn dò: Chuẩn bị bài Từ ghép S: 18/8/08 G: Tiết 3 tiếng việt: từ ghép I: Mục tiêu cần đạt - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Cổng trường mở ra - HS tự học trước bài ở nhà III: Các hoạt động dạy học - ổn định lớp ( 5 P ) - Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của từ tiếng việt ? - Giới thiệu bài : - Dạy học bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép ( 15 P ) - GV yêu cầu HS đọc kĩ ví dụ 1 SGK ? Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ “ ... ra đi của Thủy và hai anh em sắp phải chia tay ? Hình ảnh của Thủy hiện ra qua những chi tiết nào khi chứng kiến giờ phút chia xa? - HS Tìm các chi tiết, trả lời, nhận xét - GV chốt, ghi bảng ? Thành có thái độ ntn trước những việc làm của Thuỷ ? - HS Tìm các chi tiết, trả lời, nhận xét - GV chốt, ghi bảng ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? ? Nhận xét của em về cuộc chia tay giữa Thành và Thủy ? Lời nhắn nhủ của Thuỷ đối với anh trai về việc không để hai con búp bê xã nhau nói lên ý nghĩa gì ? - HS nhận xét - GV nhận xét ghi bảng Hoạt động 3 ( 5 P ) ? Em học tập được gì từ cách kể chuyện của tác giả? ? Nêu nội dung chủ yếu của văn bản ? ? Theo em có cách nào tránh được nỗi đau của Thành và Thủy không? - HS tự bộc lộ III: Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc chia búp bê 2. Cuộc chia tay với lớp học - Thuỷ:+ Cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường + Khóc nức nở + Nắm chặt tay các bạn - Cô giáo: tái mặt, nước mắt giàn giụa ôm chặt lấy Thủy - Các bạn trong lớp sững sờ và khóc khóc mỗi lúc một to Nghệ thuật miêu tả? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? -> Diễn tả sự đồng cảm, xót thương cho Thủy của cô giáo và các bạn -> Thể hiện tình cảm bạn bè, tình cảm cô trò đầm ấm, trong sáng 3. Cuộc chia tay của hai anh em * Thuỷ - Mặt tái xanh như tàu lá - Chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê - Khóc nức lên cầm tay anh dặn dò - Đặt con Em nhỏ quàng tay con Vệ sĩ * Thành: khóc nấc lên, đứng như chôn chân xuống đất Nghệ thuật miêu tả, so sánh => Thành và Thủy phải gánh chịu nỗi đau đớn chia xa - nỗi đau đáng ra không bao giờ xảy đến => Người lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em, không được đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất - Miêu tả tâm lý nhân vật 2. Nội dung Cộc chia tay dầy nước mắt của hai anh em thành và Thuỷ khi bố mẹ chia tay nhau // Ghi nhớ SGK 27 Củng cố: Nhận xét về tình cảm anh em giữa Thành và Thuỷ Dặn dò: /chuẩn bị bài bố cục trong văn bản S: 25/8/08 G: Tiết 7 - tập làm văn: bố cục trong văn bản I: Mục tiêu cần đạt - Hiểu tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, hiểu thế nào là một bố cục lành mạnh, hợp lý, hiểu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản - Có kỹ năng xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản: Mở bài, Tân bài, Kết bài II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, TLV Mạch lac trong vă bản - HS tự học trước bài ở nhà III: Các hoạt động dạy học - ổn định lớp ( 5 P ) - Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò của liên kết trong văn bản ? phương tiện của liên kết trong văn bản ? - Giới thiệu bài : - Dạy học bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1 ( 25 P ) - HS thảo luận ví dụ a trả lời câu hỏi trong ví dụ a - HS nhận xét - GV kết luận: Nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được ? Muốn viết một đơn xin nghỉ học em phải sắp xếp theo trình tự nào? - HS trình bà cách sắp xếp, nhận xét bổ sung - GV trình bày trên bảng phụ ? Nếu đảo trật tự trên em thấy như thế nào? Liệu lá đơn có được chấp nhận không? - HS đảo trật tự rút ra nhận xét - GV nhận xét Khi đảo trật tự lá đơn sẽ khó được chấp nhận vì không đảm bảo trình tự và trình bày đúng sự việc ? Vậy bố cục trong văn bản là gì? - HS trao đổi trả lời GV chốt lại Bố cục trong văn bản là một yêu cầu cần thiết phải có khi xây dựng văn bản - HS Đọc hai câu chuyện và trả lời câu hỏi ? So sánh hai văn bản trên với văn bản trong sách giáo khoa em đã học thì có gì khác nhau không? - HS so sánh - GV Bố cục chưa hợp lí, cách kể chuyện rườm rà, thiếu tính thống nhất làm cho người đọc người nghe thấy khó hiểu. Các chi tiết bị sắp xếp lộn xộn không theo trình tự diễn biến của câu chuyện ? Theo em cần phải sửa như thế nào? + Sửa lại - Con ếch trong một cái giếng, nó thấy bầu trời chỉ bằng cái vung, nó nghĩ mình là chúa tể - Nó ra khỏi giếng, đi lại ghêng ngang và bị giẫm bẹp - Bỏ câu cuối: từ đấy trâu trở thành bạn của nhà nông ? Để cho bố cục rành mạch và hợp lí cần phải có điều kiện nào? ? ở lớp 6 chúng ta đã được học những kiểu văn bản nào ? - HS văn tự sự, miêu tả ? Bài văn tự sự, miêu tả có mấy phần và nhiệm vụ của từng phần là gì? ? Khi đảo trật tự các phần trong văn bản, em có nhận ra không? Vì sao? ? Em có nhận xét gì về bố cục của các phần trong văn bản? - HS đọc Hoạt động 2 ( 15 P ) Bài tập 2/30 Ghi lại bố cục của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" ? Nhận xét về bố cục vừa tìm được Bài tập 3/30 Xếp lại theo trình tự I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục văn bản 1. Bố cục văn bản Ví dụ a SGK 28 - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên đơn - Nơi gửi đơn - Người làm đơn - Lí do, nguyện vọng gửi đơn - Lời hứa - Lời cảm ơn - Ký tên -> Khi tạo văn bản, việc sắp xếp trật tự sự việc cần hpải tuân thủ theo một trình tự hợp lí để tạo ra tính liên kết trong văn bản => Bố cục trong văn bản là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí. Bố cục trong văn bản là một yêu cầu cần thiết phải có khi xây dựng văn bản 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản Đọc hai câu chuyện - Giống nhau: đầy đủ các ý - Khác nhau: +Nguyên bản có 3 phần thì ở đây chỉ có 2 phần. + Các ý trong ví dụ sắp xếp lộn xộn, các câu văn không tập trung quanh một ý => Nội dung các phần, các đoạn trong vă bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi 3. Các phần của bố cục Gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài a: Văn tự sự - Mở bài: Giới thiêu chung về nhân vật, sự kiện - Thân bài: Kể diễn biến và phát triển của sự việc - Kết bài: kể kết thúc câu chuyện b: Văn miêu tả - Mở bài: Tả khái quát - Thân bài: Tả chi tiết - Kết bài: Tóm tắt về đối tượng và cảm nghĩ khái quát -> Mỗi phần có một đặc điểm, nhiệm vụ riêng biệt dó đó có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm từng phần. // Ghi nhớ SGK 30 II. Luyện tập + Mẹ bảo phải chia đồ chơi + Hai anh em chia đồ chơi + Hai anh em đến trường chia tay thầy cô và bạn bè + Hai anh em chia tay nhau - Bố cục hợp lý theo trình tự thời gian diến ra sự việc, có mở đầu có kết thúc + Báo cáo thành tích học của cá nhân + Mở bài: + Thân bài: Thành tích học tập của bản thân - Bản thân đã học ở nhà, ở lớp như thế nào + Kết bài: Chúc đại hội thành công Củng cố : Bố cục văn bản thường có mấy phần Dặn dò : chuẩn bị bài Mạch lạc trong văn bản ------------------------------------------------------------------------------------------------------- S: 26/8/08 G: Tiết 8 – tập làm văn : mạch lạc trong văn bản I: Mục tiêu cần đạt - Hs có hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản, hiểu sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản - Chú ý đến sự mạch lạc trong khi tạo lập văn bản II: Chuẩn bị - GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h; định hướng tích hợp với văn bản Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, - HS tự học trước bài ở nhà III: Các hoạt động dạy học - ổn định lớp ( 5 P ) - Kiểm tra bài cũ: ? Bố cục văn bản là gì ? Bố cục văn bản thường có mấy phần ? - Giới thiệu bài : - Dạy học bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hạot động 1 ( 25P ) - HS đọc câu hỏi a SGK - GV tổ chức cho HS trao đổi theo bàn - HS trả lời, nhạn xét - GV chốt lại - HS đọc câu hỏi b - HS trao đổi trả lời, giải thích - GV giải thích, chốt lại ? "Mạch lạc" trong văn bản có cần thiết không? Vì sao? - Rất cần thiết bởi văn bản không có tính mạch lạc sẽ rời rạc về ý nghĩa, về nội dung giữa các phần, các đoạn sẽ tách rời nhau. - HS đọc câu hỏi a - Gv tổ chức cho HS trao đổi theo bàn - HS trả lời nhận xét + Toàn bộ sự việc xoay quanh tình cảm và cuộc chia tay của hai anh em + Búp bê là hình ảnh tượng trưng cho tuổi thơ và gắn bó với tuổi thơ, là kỉ niệm của tuổi thơ + Đóng vai trò trung tâm, mọi tình tiết đều xoay quanh 2 nhân vật này ? Qua việc tìm hiểu trên em thấy điều kiện 1 để văn bản có tính mạch lạc là gì ? - HS trả lời nhận xét - GV chốt lại ? Khi đảo trật tự sắp xếp ta thấy như thế nào? -HS khó hiểu, không theo trình tự hợp lý hoặc bỏ qua các chi tiết sẽ làm cho câu chuyện thiếu hấp dẫn - HS đọc nội dung cấu hỏi b, tiếp tục trao đổi trả lời + Các từ ngữ đó nói lên chủ đề về sự chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ. Đó là mạch lạc của văn bản ? Qua việc tìm hiểu trên em thấy điều kiện 2 để văn bản có tính mạch lạc là gì ? - HS trả lời nhận xét - GV chốt lại - HS đọc nội dung cấu hỏi c, tiếp tục trao đổi trả lời + Liên hệ thời gian + Liên hệ tâm lý (nhớ lại) + Liên hệ không gian + Liên hệ ý nghĩa Rất tự nhiên và hợp lí - GV Chuyện đã sử dụng thành công cả 4 mối liên kết như trên nên có tính hấp dẫn * Mạch lạc là một tính chất rất quan trọng của văn bản. giúp văn bản dễ hiểu, có đầu có cuối. - Hs đọc Ghi nhớ - GV đọc lại Hoạt động 2 ( 15 P ) -Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi - Tìm hiểu đoạn văn của Tô Hoài - HS hình thành 2 nhóm làm bài tập 1, trả lời - GVhi lên bản,gọi HS nhận xét, GV nhận xét đưa ra đáp án - HS trao đổi làm bài tập 2 , trả lời nhận xét - GV nhận xét đưa ra đáp án I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạch trong văn bản 1. Mạch lạch trong văn bản - Trôi chảy thành dòng thành mạch - Tuần tự đi qua khắp các phần các đoạn trong văn bản - Thông suốt, liên tục, không đứt quãng - Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. 2. Các điều kiện để có một văn bản mạch lạc - Các sự việc phải luôn soay quanh một sự việc chính với những nhân vật chính - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản phải nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề - Các phần các đoạn trong câu văn phải được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, hợp lý * Ghi nhớ SGK 32 II. Luyện tập Bài tập 1/ 32 a :- En-ri-cô đọc thư cha và vô cùng xúc động - En-ri-cô phạm lỗi với mẹ và cha viết thư cho En-ri-cô - Mẹ hết lòng vì En-ri-cô - Bố yêu cầu phải xin lỗi mẹ -> Nhìn vào bố cục ta thấy sắp xếp có vẻ chưa hợp lý nhưng các phần các đoạn lại được nối với nhau bằng một chủ đề xuyên suốt: Sự ân hận của En-ri-cô b: ý chủ đạo xuyên suốt: sấc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa - Câu 1 giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian (mùa đông, giữa ngày mùa) và trong không gian (làng quê) - Tiếp theo nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong không gian và thời gian đó - Hai câu cuối, nhận xét, cảm xúc về màu vàng => Bài văn thông suốt, bố cục cảu đoạn văn trở nên mạch lạc Bài tập 2/34 - Văn bản không đi sâu vào chuyện chia tay của bố mẹ mà nói về những đứa trẻ phải chịu hoàn cảnh đau buồn, chia li khi bố mẹ li hôn - Không đi vào lí do li hôn bởi nó nằm ngoài chủ đề. Vì thế truyện vẫn có tính mạch lạc Củng cố: Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc Dặn dò : Chuẩn bị Ca dao, dân ca: những câu hát về tùnh cảm gia đình
Tài liệu đính kèm: