Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các biện pháp tu từ từ vựng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các biện pháp tu từ từ vựng

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

1. SO SÁNH:

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh để tìm ra sự giống nhau, bằng nhau, hơn nhau, kém nhau giữa hai sự vật, sự việc.

Ví dụ:

+ Nước biếc trông như làn khói phủ

Sông thưa để mặc bóng trăng vào.

("Thu vịnh" - Nguyễn Khuyến)

+ Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

(" Quê hương" - Đỗ Trung Quân)

+ Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa

Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa

(" Bài thơ tình ở Hàng Châu" - Nguyễn Bính)

+ Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

(" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

+ Trong như tiếng Hạc bay qua

 Đục như nước suối mới sa nửa vời

 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

 Tiếng mâu sầm sập như trời đổ mưa

 (" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

 Qua cầu ngả nón trông cầu

 Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

 (Ca dao)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Các biện pháp tu từ từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Các biện pháp tu từ từ vựng
1. So sánh: 
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh để tìm ra sự giống nhau, bằng nhau, hơn nhau, kém nhau giữa hai sự vật, sự việc.
Ví dụ: 
+ Nước biếc trông như làn khói phủ
Sông thưa để mặc bóng trăng vào.
("Thu vịnh" - Nguyễn Khuyến)
+ Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
(" Quê hương" - Đỗ Trung Quân)
+ Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
(" Bài thơ tình ở Hàng Châu" - Nguyễn Bính)
+ Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
(" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
+ Trong như tiếng Hạc bay qua
 Đục như nước suối mới sa nửa vời
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mâu sầm sập như trời đổ mưa
 (" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
 Qua cầu ngả nón trông cầu
 Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
	 (Ca dao)
2. Nhân hóa:
 Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng hững từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, loài vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
 Ví dụ:
+ Ao làng trăng tắm mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu
(" Gò Me" - Hoàng Tố Nguyên)
+ Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu
(" Quả Sấu non trên cao" - Xuân Diệu)
+ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra kì ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồn xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương.
(" Ca Huế trên sông Hương" - Hà ánh Minh)
3. ẩn dụ: 
ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 
+ Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễ hờn kém xanh
 (" Truyện Kiều"- Nguyễn Du)
+ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
(" Thuật hứng, 24"- Nguyễn Trãi)
+ Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
( Ca dao)
+ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(" Viếng lăng Bác"- Viẽn phương)
+ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng
(" Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"- Nguyễn Khoa Điềm)
+ Nhân dân ta đang chìm trong bóng đêm, bỗng bừng lên buổi bình minh của thời đại
- Bóng đêm: Cuộc sống tối tăm khổ cực trước cách mạng 
- Buổi bình minh: Dưới ánh sáng của cách mạng, cuộc sống thay đổi ấm no hạnh phúc
+ ồ thích thật bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần
- Bài thơ miền Bắc : Nói đến thơ là nghĩ đến cái đẹp, cái duyên dáng, rât ưa nhìn. Miền Bắc giờ đã đổi thay, cuộc sống mới ở đây thật đẹp, thật hạnh phúc
4. Hoán dụ:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với no nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ
+ Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc, có gì lạ đâu.
(" Tre việt Nam" - Nguyễn Duy)
+ Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta
(" Hạt gạo làng ta" - Trần Đăng Khoa)
+ Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
( Ca dao)
+ Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
(" Bác ơi" - Tố Hữu)
+ áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 (" Việt Bắc" - Tố Hữu)
+ Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lê quân sang đêm ngày
Một tay: Cái bộ phận thay cho cái toàn bộ. ở đây dùng để nói đến mẹ Suốt- lòng anh đũng của mẹ.
5. Nói quá
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
+ Ăn bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông
(Người anh hùng lang Gióng)
+ Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
 ( Ca dao)
+ Anh đi làm rể Chương Đài
Một đêm ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Không thì anh chết bởi cà nhà em
 ( Ca dao) 
+ Tìm nửa ngày trời không thấy miệng 
Bỗng nghe tiếng nói giữa chòm râu.
 (Ca dao)
+ Tương tư giọt lệ rơi năm ngoái
Mãi đến năm nay chưa tới cằm
 (Ca dao)
Thành ngữ, tục ngữ có nhiều câu sử dụng tu từ nói quá:
 - Vắt cổ chày ra nước
 - Ba voi không được một bát nước xáo
 - Nhiêng nước nghiêng thành
 - Vá trời lấp bể
 - Bẻ que chống trời
 - Mình đồng da sắt
 - Nghĩ nát óc...
6. Nói giảm, nói tránh.
 Nói giảm nói tránh là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
 + Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
 (" Bác ơi" - Tố Hữu)
 + Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
 (" Khóc Dương Khuê" - Hồ Xuân Hương)
 + Thân lươn bao quản lấm đầu
 Chút lòng trinh bạch lần sau xin chừa
 (" Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
 + Anh con son, em cũng còn son
 Ước gì ta được làm con một nhà
 ( Ca dao)
7. Điệp ngữ.
- Điệp ngữ là cách lặp đi lặp lại một từ , một ngữ để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh . Điệp ngữ còn có tác dụng thể hịên giọng điệu, âm điệu văn thơ.
 Ví dụ:+ Ta muốn về quê nội
 Ta muốn trở lại tuổi thơ
 Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
 (" Nhớ mưa quê hương" - Lê Anh Xuân)
+ Tre xông vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
(" Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)
8. Chơi chữ.
 Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn, thú vị
Ví dụ:
+ Vợ thợ nhuộm khóc chồng
 Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ
 Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh (Nguyễn Khuyến)
+ Có ông đồ Nghệ văn hay chữ tốt, tếng nói trọ trẹ hiền lành. Năm ấy ông thi đỗ cử nhân. Ông làm đơn lên xin quan huyện Thanh Quan giết trâu để ăn khao. Ông huyện đi vắng, bà huyện phê vào đơn ông đồ một bài thơ Nôm. Bài thơ lục bát hai câu:
	Người ta thì chẳng được đâu
	Riêng ông Cống muốn mần trâu thì mần

Tài liệu đính kèm:

  • docTong hop ve cac bien phap tu tu tu vung.doc