Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 1: Ôn tập văn bản thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 1: Ôn tập văn bản thuyết minh

 CHỦ ĐỀ 1 Ngày soạn 20/8/2009

ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

A/ Mục tiêu cần đạt

Qua chủ đề giúp học sinh:

 - Củng cố kiến thức về thể loại văn thuyết minh đã học ở lớp 8

 - Sử dụng thành thạo các phương pháp thuyết minh và một số biện pháp nghệ thuật: tự thuật,đối thoại.

 - Để bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn đưa một số yếu tố miêu tả vào bài viết.

 - Rèn kỹ năng viết văn thuyết minh thành thạo.

B/Hoạt động dạy-học:

Bước1: Ôn tập lý thuyết

I / Văn bản thuyết minh

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 1: Ôn tập văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 1 Ngày soạn 20/8/2009
ôn tập văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu cần đạt
Qua chủ đề giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về thể loại văn thuyết minh đã học ở lớp 8
 - Sử dụng thành thạo các phương pháp thuyết minh và một số biện pháp nghệ thuật: tự thuật,đối thoại...
 - Để bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn đưa một số yếu tố miêu tả vào bài viết.
 - Rèn kỹ năng viết văn thuyết minh thành thạo.
B/Hoạt động dạy-học:
Bước1: Ôn tập lý thuyết
I / Văn bản thuyết minh
?Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào?
? Văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
? Hãy kể lại ?
?Các biện pháp nghệ thuật?
? Các yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản thuyết minh?
1/ Văn bản thuyết minh là gì?
Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm cung cấp những tri thức khách quan về nguyên nhân, tính chất...của đối tượng thuyết minh, giúp người đọc(nghe) có tri thức về đối tượng đó.
2/ Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Cung cấp tri thức khách quan.
-Tính thực dụng
-Cách diễn đạt.
3/ Các đối tượng thuyêt minh đã học.
-Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
-Thuyết minh về một đồ dùng.
- Thuyêt minh về một thể loại văn học.
-Thuyết minh về một phương pháp.
II/ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Các biện pháp nghệ thuật là các hình thức như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại(hỏi đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hư cấu. 
VD: Thuyết minh về đồ dùng, loài cây, vật nuôi.
-Cách làm
+ Có thể cho đồ dùng, loài cây, vật nuôi tự kể về mình -> với mục đích thuyết minh.
+ Phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng các phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.
+ Biện pháp nghệ thuật chỉ có tác dụng phụ trợ không thay thế bản thân sự thuyết minh.
III/ Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
-Yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.
- Sử dụng thích hợp không nên lạm dụng yếu tố miêu tả.
Bước2: Hướng dẫn làm bài tập.
Đề1 : Cây lúa Việt Nam( sử dụng yếu tố miêu tả)
1/ Hướng dẫn lập dàn ý.
Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam
Thân bài:
Thuyết minh về đặc điểm của cây lúa.
+ Là cây lương thực, thân, hoa, lá, quả...
+ Phân loại lúa: lúa nếp, lúa tẻ.
+ Qúa trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Lợi ích của cây lúa.
+ Là lương thực chính nuôi con người 
+ Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm khác: bánh, cốm, rượu.
+ Gạo để xuất khẩu và là mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
+ Ngoài ra còn để chăn nuôi gia súc, gia cầm...
+ Rơm rạ để độn chuồng làm phân...
ý nghĩa trong đời sống tinh thần.
Kết bài: cảm nhận chung về cây lúa.
2/ Thực hành viết bài
	- GV chia thành ba nhóm ứng với ba ý của phần thân bài.
	- HS làm bài -> trình bày, tổ nhận xét, gv bổ sung.
Đề2:
	Thuyết minh về cây bút máy(sử dụng yếu tố miêu tả)
1/ Lập dàn ý đại cương.
Mở bài: giới thiệu chung về cây bút máy.
Thân bài.
 - Nguồn gốc của bút.
 - Cấu tạo.
 - Công dụng.
 - Cách sử dụng và bảo quản.
C/ Kết bài: cảm nghĩ chung về bút
2/ Hướng dẫn hs viết đoạn thân bài.
Cấu tạo của bút.
Cơ thể chúng tôi nói chung cấu tạo khá đơn giản: ống mực(loại ống tháo rời có thể thay thế khi viết hết, hoặc ống mực dùng để hút mực) vỏ bút, quản bút và ngòi bút. Đơn giản là vậy nhưng chất liệu chất liệu làm nên chúng tôi thì không đơn giản chút nào. Bút dành cho hs thường có vỏ nhựa được quét sơn màu, tuy nhỏ bé nhưng với màu xanh hoặc đỏ, tím trong rất đáng yêu, ngòi bút làm bằng hợp kim thường, giá vừa phải, hợp túi tiền...
3/ HS tự viết các ý tiếp theo
4/ Yêu cầu làm thành bài hoàn chỉnh.
Đề3: Thuyết minh về một loại động vật ở quê em (con gà Việt Nam)
1/ Hướng dẫn hs tìm ý.
Giới thiệu chung về loài gà.
Đặc điểm chung của gà.
Sự sinh trưởng và phát triển
Lợi ích của gà đối vói đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.
 2/ Dựa vào các ý cơ bản em hãy lập dàn ý cho đề bài trên
.
HS làm bài ->trình bày -> nhận xét -> bổ sung.
 3/ Yêu cầu hs làm bài hoàn chỉnh.
Bước 4: tổng kết – kiểm tra.
	Qua chủ đề em cần nắm vững:
Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.
Sử dụng một số phương pháp: tự thuật, kể, đối thoại....để làm bài văn thuyết minh sinh động.
Thấy được sự cần thiết của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, nhưng không được lạm dụng yếu tố miêu tả vì nó sẽ làm mờ đi đặc điểm của văn bản thuyết minh.
*Kiểm tra 
Đề bài: 1/Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì? Mục đích chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
2/Nêu các phương pháp thuyết minh đã học?
3/Lập dàn ý cho đề bài sau( chú ý yếu tố miêu tả)
	Cây tre Việt Nam
 chủ đề 2: 
 Ngày soạn:7/10/09:
 Ôn tập văn tự sự
A/Mục tiêu cần đạt:
 - Kiến thức:giúp học sinh nắm vững về văn bản tự sự,biết kết hợp yếu tố miêu tả,nghị luận,đối thoại,độc thoại nội tâm vào văn bản tự sự . Tự sự kết hợp với biểu cảm, nghị luận, chuyển đổi ngôi kể.
 - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự
 - Thái độ: học sinh có ý thức, tự giác nghiêm túc làm bài.
B/Hoạt động dạy học:
 I/Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 A-Trong văn kể chuyện, có các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 B- Nếu kể chuyện mà biết kết hợp khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì bài văn sẽ sinh động ,hấp dẫn.
 C- Nếu làm văn kể chuyện mà chỉ miêu tả thì bài văn sẽ lạc đề, nếu sử dụng yếu tố biểu cảm thì câu chuyện sẽ mất tính trung thực, khách quan.
Bài tập 2:
 Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn trích chị em Thuý Kiều:
 - Tả người nhằm tái hiện chân dung “mỗi người một vẻ” của Thuý Kiều và Thuý Vân, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.
 - Ơ mỗi đối tượng,Nguyễn Du tập trung tả phương diện nào? So sánh ví von với những gì? Cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau như thế nào ở mỗi nhân vật?
 - Thuý Vân: khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
 - Thuý Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
 Bài 3: Đoạn trích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du chọn lọc những chi tiết gì để làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?
 Gợi ý:
 - Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 - Gợi tả sự đông vui náo nhiệt cảnh dự hội.
 - Cảnh chiều tà.
 Bài 4:
Viết đoạn văn kể lại đoạn truyện Chị em Thuý Kiều đi chơi xuân có sử dụng yếu tố miêu tả.
 Gợi ý: Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Kể về chi em Thuý Kiều đi chơi xuân (miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh lễ hội).
 - Cảnh thiên nhiên mùa xuân: không gian, thời gian, cảnh vật, có màu sắc, đường nét, sự chuyển động ...
 - Khung cảnh lễ hội (hình ảnh con người, xe ngựa ...)
 - Cảnh trở về là buổi chiều tà êm đẹp...
 Bài 5: Kể lại đoạn trích Kiều báo ân báo oán có sử dụng yếu tố nghị luận.
 Gợi ý: Tập trung vào các sự việc sau:
 - Kiều báo ân với Thúc Sinh.
 - Kiều báo oán với Hoạn Thư.
 - Tâm trạng của Kiều bộc lộ rõ khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư.
 Bài 6: Hãy chuyển câu thơ lập luận của Hoạn Thư thành văn xuôi có sử dụng kiểu câu mang màu sắc lập luận.
	Rằng tôi chút phận đàn bà
	 Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
	Nghĩ cho khi gác viết kinh,
	 Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
	Lòng riêng, riêng những kính yêu,
	 Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
	Trót lòng gây việc chông gai,
	 Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
 Gợi ý:
 - Sử dụng kiểu câu mang màu sắc lập luận có quan hệ nhân quả, giả thiết, kết luận.
 - Dựa vào lý lẽ của Hoạn Thư viết thành văn bản lập luận.
VD: Tôi là phận đàn bà nên có ghen tuông thì cũng chỉ là chuyện thường tình như bao người đàn bà khác.
 Bài 7:
 Đóng vai Trương Sinh kể lại phần chuyện theo ngôi thứ nhất:
 Đoạn truyện: “từ đầu...việc đã qua rồi”
 Gợi ý:
 - Đóng vai nhân vật
 - Ngôi kể xưng tôi
 - Kể kết hợp với miêu tả nội tâm ,nghị luận ,có đối thoại độc thoại.
C/Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những điểm cần lưu ý.
 Bài kiểm tra: Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất của em.
 Chuẩn bị chủ đề 3
Chủ đề 3:
 Ngày soạn: 20/10/09
 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Kiều.
A/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: - nắm được nghệ thuật tả người bậc thầy của Nguyễn Du làm cho các nhân vật hiện lên với nét khác nhau.Nắm được nét nổi bật về nghệ thuật tả người qua đoạn trích học.Biết vận dụng nghệ thuật tả người vào bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự lớp 9.
- Thái độ:học hỏi để tiến bộ trong bài làm văn.
B/Hoạt động trên lớp.
I/Phần mở đầu:Nêu rõ mục đích,ý nghĩa,tầm quan trọng của chủ đề.
II/Tổ chức hoạt động học tập.
?:Những hiểu biết của em về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du?
- Giáo viên cho học sinh đọc tài liệu.
- Học sinh làm bài -> trình bày.
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm!
? Hãy trình bày nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du qua đoạn trích?
? Nhận xét tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du?
Học sinh làm bài vào giấy.
- Giáo viên thu bài-chấm điểm.
I/Cách xây dựng nhân vật.
A/Xây dựng nhân vật theo lối tư duy phân thành hai tuyến:
- Nhân vật chính diện:Theo lối lí tưởng tượng hoá bằng biện pháp cổ điển:ước lệ,tượng trưng,sử dụng hình ảnh thiên nhiên cao cả.
- Nhân vật phản diện theo lối hiện thực hoá,bằng phương pháp tả thực.
B/Kết hợp cả ngoại hình và nội tâm,hành động,cả ngôn ngữ nhân vật,kết hợp với nghệ thuật cổ điển và hiện đại (ước lệ,tượng trưng,kết hợp với so sánh,nhân hoá,ẩn dụ).
C/Khi giới thiệu chân dung nhân vật là mỗi lần tác giả tả khác đi,không sập khuôn để mỗi nhân vật hiện ra khác nhau.
- Mỗi nhân vật có một bộ mặt,một tính cách,số phận riêng độc đáo.
+VD:Chàng Kim là con người rất mực chung tính hào hoa phong nhã.
+VD:Thuý Vân là cô em gái ngoan...
+VD: Hoạn Thư – người đàn bà khác thường, biết điều mà cay nghiệt,khôn ngoan gian giảo.
+ VD: Thúc Sinh hèn nhát,sợ vợ.
+ VD:Từ Hải chợt hiện ra,rồi chợt biến đi như vì sao lạ.
- Đối với bạn nhà chứa:
+ Cái màu da nhờn nhợt của Tú Bà.
+ Cái bộ mặt mày râu nhẵn nhụi của Mã Giám Sinh.
+ Cái vẻ chải chuốt dịu dàng của Sở Khanh.
+ Cái miệng xoen xoét cua Bạc Bà,Bạc Hạnh.
+ Cái “mặt sắt cũng ngây vì tình” của Hồ Tôn Hiến.
Nguyễn Du nhìn rất rõ,rất thấu tận gan ruột chúng.
-> Nói chung,nhân vật trong truyện của Nguyễn Du dù chính diện hay phản diện,đều là những con người rất sống.Mấy lần Kiều đánh đàn đều mỗi lần một khác.Bao nhiêu lần chia ly cũng mỗi lần một khác.
II/ Bài đọc:
 Nguyễn Du – một nghệ sỹ lớn hay cái “tài” của Nguyễn Du.
III/Bài tập:
1/Nêu một số nét nổi bật về nghệ sỹ tả nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích học.
- Khắc họa nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ (Chi em Thuý Kiều).
- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình,cử chỉ,ngôn ngữ (Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Miêu tả đời sống nội tâm qua ngôn ngũ độc thoại,tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Kiều báo ân báo oán).
2/
a- Nhận định nào đúng nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du tro ... đề:
-Đánh giá nghệ thuật tả người bậc thầy Nguyễn Du.
+Sự rạch ròi thay đổi thủ pháp nghệ thuật phù hợp với nhân vật (ước lệ và hiện thực).
+Nghệ thuật là sự bộc lộ thái độ,tư tưởng tình cảm.
+Chứng tỏ là một bậc thầy để lại dư vị cho người đọc.
-Vận dụng nghệ thuật tả người vào văn tự sự.
V/Kiểm tra:
Đề bài:Giới thiệu ngắn về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn văn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
C/Hướng dẫn học bài ở nhà:
	-Đọc lại chủ đề.
	- Vận dụng nghệ thuật tả người vào văn tự sự.
	- Chuẩn bị chủ đề 3.
	______________________________________________
 CHủ Đề 2 Ngày soạn:15/10/09:
 Ôn tập văn tự sự
A/Mục tiêu cần đạt:
 - Kiến thức:giúp học sinh nắm vững về văn bản tự sự,biết kết hợp yếu tố miêu tả,nghị luận,đối thoại,độc thoại nội tâm vào văn bản tự sự . Tự sự kết hợp với biểu cảm, nghị luận, chuyển đổi ngôi kể.
 - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự
 - Thái độ:học sinh có ý thức, tự giác nghiêm túc làm bài.
B/Hoạt động dạy học:
 I/Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 A-Trong văn kể chuyện, có các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 B- Nếu kể chuyện mà biết kết hợp khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì bài văn sẽ sinh động ,hấp dẫn.
 C- Nếu làm văn kể chuyện mà chỉ miêu tả thì bài văn sẽ lạc đề, nếu sử dụng yếu tố biểu cảm thì câu chuyện sẽ mất tính trung thực, khách quan.
Bài tập 2:
 Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn trích chị em Thuý Kiều:
 - Tả người nhằm tái hiện chân dung “mỗi người một vẻ” của Thuý Kiều và Thuý Vân, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.
 - Ơ mỗi đối tượng,Nguyễn Du tập trung tả phương diện nào?So sánh ví von với những gì?Cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau như thế nào ở mỗi nhân vật?
 - Thuý Vân:khuôn trăng đầy đặn,nét ngài nở nang.
 - Thuý Kiều:Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
 Bài 3: Đoạn trích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du chọn lọc những chi tiết gì để làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?
 Gợi ý:
 - Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 - Gợi tả sự đông vui náo nhiệt cảnh dự hội.
 - Cảnh chiều tà.
 Bài 4:
Viết đoạn văn kể lại đoạn truyện Chị em Thuý Kiều đi chơi xuân có sử dụng yếu tố miêu tả.
 Gợi ý: Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Kể về chi em Thuý Kiều đi chơi xuân (miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh lễ hội).
 - Cảnh thiên nhiên mùa xuân: không gian, thời gian, cảnh vật, có màu sắc, đường nét, sự chuyển động ...
 - Khung cảnh lễ hội (hình ảnh con người ,xe ngựa ...)
 - Cảnh trở về là buổi chiều tà êm đẹp...
 Bài 5: Kể lại đoạn trích Kiều báo ân báo oán có sử dụng yếu tố nghị luận.
 Gợi ý: Tập trung vào các sự việc sau:
 - Kiều báo ân với Thúc Sinh.
 - Kiều báo oán với Hoạn Thư.
 - Tâm trạng của Kiều bộc lộ rõ khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư.
 Bài 6: Hãy chuyển câu thơ lập luận của Hoạn Thư thành văn xuôi có sử dụng kiểu câu mang màu sắc lập luận.
	Rằng tôi chút phận đàn bà
	 Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
	Nghĩ cho khi gác viết kinh,
	 Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
	Lòng riêng riêng những kính yêu,
	 Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
	Trót lòng gây việc chông gai,
	 Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
 Gợi ý:
 - Sử dụng kiểu câu mang màu sắc lập luận có quan hệ nhân quả, giả thiết, kết luận.
 - Dựa vào lý lẽ của Hoạn Thư viết thành văn bản lập luận.
VD: Tôi là phận đàn bà nên có ghen tuông thì cũng chỉ là chuyện thường tình như bao người đàn bà khác.
 Bài 7:
 Đóng vai Trương Sinh kể lại phần chuyện theo ngôi thứ nhất:
 Đoạn truyện: “từ đầu...việc đã qua rồi”
 Gợi ý:
 - Đóng vai nhân vật
 - Ngôi kể xưng tôi
 - Kể kết hợp với miêu tả nội tâm ,nghị luận ,có đối thoại độc thoại.
C/Củng cố:Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những điểm cần lưu ý.
Bài kiểm tra: Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất của em.
___________________________________________
 Ngày 20/12/09
Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS củng cố văn bản nghị luận và hiểu rõ hơn về việc nghị luận một vấn đề, sự việc, hiện tượng diễn ra trong đời sống hằng ngày.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
Thái độ:Học sinh vận dụng để làm bài tốt hơn.
B/ Hoạt động trên lớp:
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng ?
? Sự việc, hiện tượng đời sống bao gồm những gì ?
? Trước các sự việc đó, con người như thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn để học sinh nắm vững.
Giáo viên: Nghị luận về sự việc, hiện tượng tức là ta bàn về sự việc, hiện tượng đó.
I/ Ôn lại phần lý thuyết:
 HS
-Trong đời sống có vô vàn sự việc, hiện tượng:có những sự việc hiện tượng nhỏ, đơn giản như thất hứa, đua đòi, đi học muộn,quay cóp khi làm bài kiểm tra...Nhưng cũng có những sự viêc lớn như chiến tranh tình trạng tai nạn giao thông...
-Trước những sự việc, hiên tượng ấy con người phải bày tỏ thái độ: khen- chê, đồng tình- phản đối; khâm phục- phê phán.
* Các bước làm bài.
-Bố cục:3 phần.
A/Mở bài: trưc tiếp hoặc gián tiếp nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
B/Thân bài: lần lượt trình bày các vâvs đề cần nghị luận.
C/Kết bài: định hướng nhận thức hành động cho bản thân và mọi người.
*Các bước làm của phần thân bài:
-Nhận thức về sự việc , hiện tượng (qua miêu tả, xem xét sự việc, hiện tượng đó).
-Đánh giá về sự việc , hiện tượng trên (thông qua ý kiến nhận xét về mặt đúng mặt sai, phải- trái của sự việc, hiện tượng đó).
-Bày tỏ thái độ: khen – chê; khâm phục – phê phán; đồng tình – phản đối.
-Rút ra bài học cho bản thân.
II/Bài tập:
 Bài 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về Người.
 Gợi ý:
 Có ba luận điểm cần trình bày:
 -Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
 -Là anh hùng giải phóng dân tộc.
 -Là danh nhân văn hoá thế giới.
 Bài 2: Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công. Tiêu biểu là Nguyễn Ngọc Ký, lấy nhan đề “những người không chịu thua số phận”. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về con người đó .
1/Hướng dẫn lập dàn ý:
A-Mở bài: giới thiệu về hiện tượng của Nguyễn Ngọc Ký.
B- Thân bài: lần lượt trình bày:
- Nhận thức về Nguyễn Ngọc Ký: Ký là một hiện tượng có thưc trong đời sống của chúng ta, anh sinh ra và lớn lên với một số phận trớ trêu là bị liệt đôi tay, nhưng anh là con người có nghị lực sống và luôn làm việc có ích.
-Đánh giá về hiện tượng: 
 +Nêu những viêc làm mà Ký đã dày công luyện tập để chứng tỏ Ký không chịu thua số phận.
 + Khẳng định những phẩm chất qua việc Ký đã làm.
-Bày tỏ thái độ của bản thân:
 + Tấm gương đáng để ta khâm phục...
 + Đưa ra hiện tượng trái ngược để làm rõ vấn đề nghị luận.
-Bài học bản thân: sống phải có ý chí, nghị lực, kiên trì sẽ thành công.
C/Kết bài:
 - Khái quát ý nghĩa của hiện tượng trên.
 - ý kiến khái quát tổng hợp.
2/ Yêu cầu học sinh làm bài:
 Học sinh viết -> trình bày -> nhận xét, bổ sung.
 Bài 3:
 Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng trong việc học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy viết bài nêu ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó.
 Gợi ý:
 - Giới thiệu chung về trò chơi trong xã hội ngày nay.
- Nhận thức về trò chơi ấy.
- Đánh giá về trò chơi.
- Bày tỏ thái độ của em với những bạn ham chơi mà sao nhãng việc học.
- Bài học rút ra cho bản thân.
 Bài kiểm tra: Hãy viết mở bài và phần đánh giá về hiện tượng của thân bài ở đề bài sau:
 Đề bài: Hiện nay, đối với học sinh rất lười học nên trong giờ kiểm tra thi cử có rất nhiều hình thức quay cóp khác nhau. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
C/ Dặn dò: 
- Học,ôn bài tập.
- Chuẩn bị chủ đề 5.
 _____________________________________________
 Ngày soạn: 15/10/09.
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: giúp học sinh nắm vững hơn về thể loại nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý, phân biệt hai loại nghị luận này.
- Rèn kĩ năng lập dàn bài, viết bài thành thạo.
- Thái độ: Nghiêm túc học hỏi và vận dụng.
B/ Hoạt động trên lớp:
? Vấn đề tư tưởng, đạo lý là vấn đề như thé nào ?
? Muốn làm tốt bài văn này ta cần phải chú ý những gì ?
- Giáo viên ra đề bài.
- Học sinh đọc kỹ đề bài.
1/ Đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đề 2: Hãy viết mở bài cho đề bài sau:
Đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Yêu cầu học sinh viết phần giải thích ở đề 2.
I/ Lý thuyết:
- Vấn đề tư tưởng, đạo lý liên quan đến đạo đức, lối sống của mỗi con người, cho nên vấn đề đưa ra nghị luận là những vấn đề được xác định,coi như một chân lý: Câu danh ngôn, câu tục ngữ, lời phát biểu của danh nhân...
- Người viết bình luận về vấn đề đó:
+Phải có quan điểm lập trường rõ ràng khi nhìn nhận, xem xét, đánh giá một vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lý.
+ Khi làm bài phải vận dụng các phép lập luận vào bài viết một cách kinh hoạt.
Dàn bài chung:
A/ Mở bài: Dẫn và nhập đề.
- Dẫn dắt vào đề.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
B/ Thân bài: Có ba bước.
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và rút ra ý nghĩa của vấn đề (đối với câu tục ngữ, ca dao);giải thích từ khó, khái niệm rút ra nội dung, ý nghĩa (đối với câu văn, câu thơ, danh ngôn).
- Bình (bàn về vấn đề đó).
Khẳng định vấn đề đó là đúng hay sai.
- Luận (mở rộng vấn đề).
So sánh với vấn đề có liên quan, phê phán thái độ sai – trái hoặc nêu tác dụng – tác hại của vấn đề.
C/ Kết luận:
- Nhấn manh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề.
- Rút ra bài học, nêu phương hướng hành động.
II/ Bài tập:
1/ Hướng dẫn viết mở bài:
 Đạo lý của dân tộc ta luôn đề cao tình nghĩa thuỷ chung. Trong đó lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà - cha mẹ rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tuc ngữ với bao nhiêu lời hay ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
(Học sinh viết, trình bày -> nhận xét).
2/ Hướng dẫn viết thân bài:
a/ Viết đoạn giải thích đề 1:
Trước hết ta hiểu nghĩa của câu tục ngữ, ta ăn một quả chín ngon, ngọt ta phải nhớ tới người đã trồng ra cây ấy có thể là 5 năm, hoặc 10 năm, 15 năm...Những câu tục ngữ không dừng lại ở nghĩa trên, mà câu tục ngữ muốn nói khi ta hưởng thành quả ta phải nhớ người tạo ra thành quả ấy. Như vậy câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải sống có trước có sau, hưởng thụ phải nhớ tới và phát huy hơn nữa...
(Học sinh – trình bày – nhận xét). 
 Bài tập 3: Suy nghĩ từ câu ca dao.
 Công cha như núi Thái Sơn,
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Hãy lập dàn ý cho đề bài trên!
 Bài tập 4:
 Bàn về đức tính trung thưc của học sinh.
(Yêu cầu học sinh viết bài).
 Bài kiểm tra:
 Hãy lập dàn ý cho đề bài sau:
 Suy nghĩ từ câu ca dao:
 Một cây làm chẳng nên non,
 Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.
 _______________________________________________	 

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG NGU VAN 9(1).doc