CHỦ ĐỀ 2: TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.
- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Xác định từ ghép, từ láy trong 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
* Bài mới
Ngày soạn: 13-9-2009 Tiết: 3 CHủ Đề 2: từ vựng - các biện pháp tu từ nghĩa của từ tiếng việt A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. - Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Xác định từ ghép, từ láy trong 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân. * Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết - GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt? - HS vẽ đúng. - GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng của từ? Lấy VD để làm rõ? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - HS nêu khái niệm - GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? VD? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? VD? - HS nêu và lấy VD. - GV: Thế nào là trường từ vựng? VD? - HS nêu và lấy VD. I. Khái quát về nghĩa của từ Nghĩa của từ Nghĩa đen Nghĩa bóng - Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ. - Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của từ. VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. VD : Ăn cơm, ăn ảnh, ăn ý... iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa a. Từ đồng âm Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả. VD: cái bàn, bàn bạc, ... b. Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: chết/mất/toi/hi sinh,... c. Từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động. VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,... iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ - trường từ vựng 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp. VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 2. Trường từ vựng: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,... C. Củng cố: Học sinh lấy thêm ví dụ D. HD về nhà: Học bài và tập làm bài tập luyện tập cho T2
Tài liệu đính kèm: