Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

( Quan âm Thị Kính, truyện người con gái Nam Sương. Truyện Kiều)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS nắm được hoàn cảnh xã hội của các tác phẩm đã học để thấy được sự suy yếu, thối nát của chế độ phong kiến . Nguyên nhân sâu sa dẫn đến số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất hạnh.

 - Giúp HS hiểu và càng yêu hơn chế độ XHCN ưu việt của chúng ta.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

B- CHUẨN BỊ

 - GV : Giáo án, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm văn học.

 - HS : SGK văn học 8, Vở ghi.

 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.

C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.

 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.

 3. Bài mới :

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHẾ ĐỘ CŨ
( Qua các tác phẩm văn học đã học)
 Ngµy so¹n: 
 Ngµy d¹y: ..
Tiết 1
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
( Quan âm Thị Kính, truyện người con gái Nam Sương. Truyện Kiều)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	- Giúp HS nắm được hoàn cảnh xã hội của các tác phẩm đã học để thấy được sự suy yếu, thối nát của chế độ phong kiến . Nguyên nhân sâu sa dẫn đến số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất hạnh.
 - Giúp HS hiểu và càng yêu hơn chế độ XHCN ưu việt của chúng ta.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm văn học.
 - HS : SGK văn học 8, Vở ghi.
 	 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Tóm tắt vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính” ?
- Những chi tiết nào trong tác phẩm gắn liền với hoàn cảnh lịch sử đó ?
- Nhâïn xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
 - Trình bày hoàn cảnh ra đời của vở chèo cổ này, cho biết tư tưởng chủ yếu của xã hội phong kiến trong thời kì này là gì ?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Kể lại nội dung truyện “Người con gái Nam Sương” ?
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- Cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Tác phẩm truyện Kiều do ai sáng tác, sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Hãy tóm tắt nội dung truyện Kiều ?
- Cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
- Theo em, chế độ phong kiến các thời kì có đặc điểm chung gì ?
- Nhận xét, kết luận.
I. Tác phẩm “Quan âm Thị Kính” :
1- Hoàn cảnh lịch sử :
- Khoa thi đầu tiên ở nước ta, tổ chức ở thời Lý (TK X -> TK XII).
- Phật giáo phát triển : Thể hiện ở những tác phẩm :
+ Thiện sĩ học bài.
+ Thị Kính đi tu.
+ Thị Kính chết biến thành phật bà.
2- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm :
- Thời kỳ đầu xã hội phong kiến đang hưng thịnh.
- Tư tưởng : Trọng nam khinh nữ, môn đăng hộ đối.
II. Tác phẩm “Người con gái Nam Sương”
1- Tác giả : Nguyễn Dữ.
2- Hoàn cảnh ra đời :
- Ra đời vào thế kỉ thứ XVI – Thời kì nhà Lê đi vào khủng hoảng -> các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài -> Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của gia đình Vũ Nương.
III. Tác phẩm “Truyện Kiều” :
1. Tác giả : Nguyễn Du 
2- Hoàn cảnh ra đời :
- Ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – Là thời kì lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, thối nát, đàn áp và bóc lột của cải của nhân dân - > Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
IV. Kết luận :
- Chế độ phong kiến Việt Nam dù ở thời kỳ nào cũng đem lại nhiều bất hạnh cho nhân dân ta nói chung và người phụ nữ nói riêng.
 4. Củng cố :
 	? : Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm : “Quan âm Thị Kính”; “Truyện người con gái Nam Sương”; “Truyện kiều” ?
 5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về sưu tầm một số tác phẩm văn học nói về thân phận của người phụ nữ trong thời phong kiến.
Tiết 2
CUỘC ĐỜI VÀ SỐ PHẬN CỦA THỊ KÍNH
TRONG VỞ CHÈO CỔ : QUAN ÂM THỊ KÍNH
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS thấy được số phận cuộc đời bất hạnh của Thị Kính trong tác phẩm mà nguyên nhân là do chế độ phụ quyền của xã hội phong kiến.
 - Giáo dục học sinh lòng hướng thiện, sống biết bảo vệ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm.
 	 - HS : SGK văn học 7, Vở ghi.
 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.
 	3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Tóm tắt vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính” ?
- Nêu hoàn cảnh của gia đình Thị Kính?
-Trình bày những nét đẹp của nhân vật Thị Kính ? Lấy dẫn chứng trong tác phảm để chứng minh ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhâïn xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Nỗi oan mà Thị Kính phải chịu đựng trong tác phẩm là gì ?
- Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Thị Kính ?
+ Nguyên nhân gián tiếp ?
+ Nguyên nhân trực tiếp ?
- Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” ?
- Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính” ?
- Cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
1- Hoàn cảnh gia đình :
- Cha : Măng Ôâng – Một gia đình nghèo.
2- Bản thân :
- Là người con gái giỏi giang, gương mẫu, sống vì mọi người.
- Yêu thương, chăm sóc chồng chu đáo.
- Là người thuỳ mị, nhẫn nhục.
=> Xứng đáng được sống hạnh phúc.
3- Nguyên nhân gây ra bất hạnh cho Thị Kính.
- Bị vu oan giết chồng.
- Môn đăng, hộ đối.
- Quy củ hà khắc của chế độ phong kiến.
- Chế độ phụ quyền, đa thê.
* Nguyên nhân trực tiếp :
- Sự nhu nhược, hồ đồ của người chồng Thiện siõ.
- Chủ đề của đoạn trích : “Nỗi oan hại chồng”:
Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc củangười phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng, không thể giãi bày.
 	4. Củng cố :
 	? : Em hãy trình bày ngắn gọn về con người và số phận của nhân vật Thị Kính trong vở chèo : Quan âm Thị Kính ?
 5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về sưu tầm một số tác phẩm văn học nói về thân phận của người phụ nữ trong thời phong kiến. Đọc và soạn theo hướng dẫn SGK bài :Truyện người con gái Nam Sương.
----------------------------------------------------------------
Tiết 3
SỐ PHẬN CỦA VŨ NƯƠNG
TRONG TRUYỆN : NGƯỜI CON GÁI NAM SƯƠNG
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS thấy được số phận cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương mà nguyên hnân sâu xa là sự thốia nát của chế đôï phong kiến – Chế độ phụ quyền xem trọng người đàn ông, người giàu trong xã hội phong kiến.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu cái đẹp, cái thiện.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm.
 	 - HS : SGK văn học 9, Vở ghi.
 	 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Em hãy trình bày số phận của Thị Kính trong vở chèo : Quan âm Thị Kính ?
 	3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầun HS tóm tắt số phận của Vũ nương trong truyện “Người con gái Nam Sương” .
- 1->2 HS tóm tắt.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Trình bày những vẻ đẹp của Vũ Nương ? Vẻ đẹp nào đáng quí nhất ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhâïn xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau :
- Em hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương , lấy dẫn chứng phân tích làm rõ nỗi oan đó ?
+ Nguyên nhân trực tiếp ?
+ Nguyên nhân gián tiếp ?
- Cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung trả lời của học sinh.
- Phân tích làm rõ hành động của Vũ Nương với chi tiết : Không trở về nhân gian với chồng.
- Theo em cái chết của Vũ Nương tố cáo xã hội phong kiến điều gì ?
- Tác giả Nguyễn Dữ đã gửi gắm điều gì qua tác phẩm này ?
- Trình bày ý nghĩa truyền kì trong trong tác phẩm ? Tại sao tác giả lại đưa vào chi tiết đó ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
1- Vẻ đẹp của Vũ Nương :
- Thuỳ mị, nết na.
- Tư dung tốt đẹp.
- Chung thuỷ với chồng.
- Hiếu thảo với mẹ chồng.
- Đảm đang.
= > Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
2- Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương :
a) Nguyên nhân trực tiếp :
- Tính đa nghi hay ghen của Trương Sinh.
- Sự hồ đồ, cả tin của chồng.
b) Nguyên nhân gián tiếp :
- Do chiến tranh phong kiến -> Chồng xa vợ đi chiến chinh - > Bi kịch.
- Do những hủ tục của chế độ phong kiến :
+ Trọng nam khinh nữ.
+ Coi trọng kẻ giàu.
+ Chế độ nam quyền.
+ Pháp luật không bảo vệ phụ nữ.
3- Kết luận :
- Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo chế độ phong kiến xem trọng quyền uy kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
- Cái chết của Vũ nương – Người phụ nữ đức hạnh, đáng lý được bênh vực bảo vệ, che chở, nhưng lại bị đối xử bất công, vôlý.
-Yếu tố truyền kì của truyện trước hết là hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương. Nhưng điều quan trọng hơn là yếu tố truyền kì đó đã tạo nên một kết thúc có hậu. Nói lên tính nhân đạo của tác phẩm.
 	4. Củng cố :
 	? : Em hãy phân tích ngắn gọn ve ... h động, súc tích.
- Giúp HS nắm được các mô hình xây dựng đoạn mở bài, kết bài.
- HS có ý thức viết phần mở bài, thân bài, kết luận bài văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, tài liệu tham khảo.
 	 - HS : Vở ghi, đồ dùng học tập.
 	 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Muốn viết một bài văn đúng, hay ta làm thế nào ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Nêu mục đích, nội dung của phần mở bài ?
- Lấy 1 vài ví dụ các kiểu mở bài : Trực tiếp, gián tiếp ?
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhậm xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
+ kết luận : Mở bài gián tiếp tạo sức hấp dẫn cho baì văn và chỉ ra mô hình đoạn mở bài.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ và trình bày trước lớp.
- HS theo dõi, bổ sung.
- Nhận xét và đọc một vài ví dụ về mở bài theo mô hình trên cho HS nghe-hiểu.
-Yêu cầu HS nêu nhận xét về những ưu điểm của các cách mở bài đã nêu.
- 1 ->3 HS nhận xét.
- Nhận xét – chốt.
- Yêu cầu HS nêu một số nội dung về phần kết bài :
+ Chỉ ra nội dung, yêu cầu của phần kết bài ?
+ Dựa vào sách tham khảo, đọc một số cách kết bài ? vì sao cho rằng kết bài đó hay ?
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu viết phần mở bài, kết bài (Đã thực hiện ở phần dàn bài tiết trước).
- Một số HS đọc trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
I. Mở bài hay :
* Mục đích mở bài :
- Giới thiệu vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài.
+ Viết trực tiếp, trình bày thẳng vấn đề.
+ Mở bài gián tiếp : Dẫn dắt một ý khác có liên quan đến vấn đề của bài -> Bài viết hay có chất văn.
- Đoạn văn mở bài là đoạn văn hoàn chỉnh có ba phần mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn.
+ Mở đoạn : Viết câu dẫn dắt liên quan đến vấn đề chính sẽ nêu (Có thể là một câu văn, một câu thơ, câu danh ngôn v.v)
+ Giữa đoạn : Nêu vấn đề chính sẽ bàn trong bài (Luận đề) có thể tự rút ra ý khái quát hoặc chỉ rõ ra từ yêu cầu của đề bài.
+ Kết đoạn : Nêu yêu cầu nghị luận.
Mở bài hay cần phải :
Ngắn gọn.
Đầy đủ.
Độc đáo.
Tự nhiên.
II- kết bài hay : 
- Kết bài : Nêu ý khái quát có tính tổng quát, đánh giá.
- Yêu cầu :
+ Tóm lược nội dung ở phần thân bài.
+ Phát triển mở rộng vấn đề.
+ Nêu phương hướng, bài học.
+ Liên tưởng : Mượn ý kiến của các nhà khoa học thay cho lời tóm tắt của người làm bài.
=> Kết bài cần gây được ấn tượng, để lại dư vị trong lòng người đọc.
III- Thực hành :
- Viết phần mở bài và kết bài đã lập dàn ý ở tiết 2. 
 4. Củng cố :
 	- GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 	5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về làm mở bài và kết bài của đề nghị lận ở tiết 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------
 Tiết 4
DIỄN Ý VÀ HÀNH VĂN HAY
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	- Giúp HS biết cách diễn ý sử dụng hành văn hay trong quá trình triển khai luận điểm.
- Giúp HS biết sử dụng từ ngữ phù hợp với giọng văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu tham khảo.
 	 - HS : Vở ghi, đồ dùng học tập.
 	 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Muốn viết một mở bài, kết bài hay ta làm thế nào ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Muốn thể hiện thái độ, tư tưởng cách nhìn vấn đề của người viết trong bài văn cần sử dụng giọng văn như thế nào?
- Để biểu thị ý kiến cá nhân, người viết nên sử dụng từ ngữ như thế nào trong bài viết ?
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhậm xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
+ Đọc một vài đoạn văn mẫu để HS nắm thêm về cách sử dụng giọng văn.
- Nêu cách gọi tên tác giả, nhân vật ?
- Yêu cầu HS lấy ví dụ và trình bày trước lớp.
- HS theo dõi, bổ sung.
- Nhận xét và đọc một và lấy một vài ví dụ cho HS hiểu thêm.
 - Đọc một vài đoạn văn có lập luận dùng từ phủ định, khẳng định.
- 1 ->3 HS nhận xét, rút ra cách sử dụng các từ đó.
- Nhận xét – chốt.
- Trong bài viết của mình, em thường sử dụng thao tác phân tích dẫn chứng như thế nào ?
- GV chỉ rõ cho HS hiểu : Cần linh hoạt không theo một chiều.
- Em hiểu thế nào là câu linh hoạt (Chỉ ra kiểu câu đã học)?
- Hướng dẫn HS cách sử dụng các kiểu câu trong bài nghị luận.
- Lấy ví dụ làm rõ.
- Đọc một đoạn văn mẫu, yêu cầu HS nhận xét cách lập luận, sử dụng câu văn.
- 1 -> 2 HS nhận xét.
- Trong bài nghị luận văn học, dẫn chứng được sử dụng như thế nào ? Tại sao cần có dẫn chứng ?
- Dẫn chứng ngoài tác phẩm cần đưa vào bài viết như thế nào ?
- Nhận xét, bổ sung cho HS nắm thêm cách sử dụng dẫn chứng.
1- Giọng văn :
- Người viết thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề => Thể hiện rõ qua giọng văn.
- Để bài viết sinh động, người viết cần linh hoạt trong hành văn tránh viết giọng đều đều từ đầu đến cuối.
+ Người viết xưng “Tôi” (Biểu thị ý kiến riêng). Có thể sử dụng từ ngữ : Tôi cho rằng, Tôi nghĩ rằng, theo tôi được biết 
+ Để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, người viết có thể xưng : Chúng tôi, chúng ta, như mọi người đều biết, ai cũng thừa nhận rằng .
- Phân tích nhân vật hoặc gọi tên tác giả có thể sử dụng vốn từ đồng nghĩa :
+ Ví dụ : Khi viết về Tố Hữu có thể sử dụng : Nhà thơ, tác giả, ông, người con xứ huế, người thanh niên cộng sản, người chiến sĩ , tác giả tập thơ Việt Bắc 
- Chú ý : Dựa vào lứa tuổi tác giả dùng từ cho phù hợp.
- Vận dụng các từ gây sự háp dẫn : Vâng, đúng thế, điều ấy đã rõ, như thế, chẳng lẽ 
- Dùng cụm từ : Phải chăng.
- Linh hoạt thao tác tư duy : Có thể phân tích trước, nêu dẫn chứng sau hoặc ngược lại, liên hệ so sánh 
2. Dùng từ độc đáo :
- Sử dụng từ hay -> Bài văn hay.
- Chắt, góp từ ngữ hay, độc đáo trong quá trình học tập.
3. Câu linh hoạt :
- Có thể sử dụng câu cảm thán, câu hỏi, câu có mệnh đề , Ví dụ : Tuy  nhiên; Càng  càng; Vì thế  cho nên; câu phủ định, câu khẳng định.
4. Viết văn có hình ảnh.
5. Lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
6. Trình bày dẫn chứng.
- Lấy dẫn chứn trong tác phẩm.
- Dẫn chứng mở rộng (Liên hệ, so sánh làm sáng tỏ thêm dẫn chứng trong tác phẩm).
- Có thể người viết tự mình tìm dẫn chứng => Chú ý : Tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ phù hợp.
- Dẫn chứng phù hợp với nội dung phân tích, đưa dẫn chứng cần phân tích dẫn chứng
 4. Củng cố :
 - GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 	5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------
Tiết 5 - 6
THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS ôn lại nội dung đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng viết văn hay.
 - Giúp HS biết viết bài văn theo luận điểm.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu tham khảo.
 - HS : Vở ghi, đồ dùng học tập.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 	? : Muốn diễn ý và hành văn ta làm thế nào ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu HS nhắc lại các yêu cầu để viết một bài văn hay.
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ra bài tập cho HS thực hành luyện tập.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý .
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS trình bày dàn ý bằng miệng.
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện dàn ý.
- Bổ sung ý, ghi lại dàn ý hoàn chỉnh lên bảng.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên bảng viết bài viết hoàn chỉnh.
- Chia nhóm và thực hành bài viết theo nhóm :
+ Nhóm 1 : Viết phần mở bài.
+ Nhóm 2, 3 : Viết phần thân bài.
+ Nhóm 4 : Viết phần kết luận.
- Các nhóm lần lượt trình bày bài viết của mình.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bài viết của HS.
S HS HS
1- Đề bài :
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
2. Dàn ý : 
a) Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
b) Thân bài :
 Phân tích bài thơ
- Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm Lăng Bác.
+ Khổ 1 : Cảm xúc chân thành, cách xưng hô chân thành, hình ảnh hàng tre 
- Sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác khi ở bên lăng Bác.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại cao cả của Bác.
+ Cảm xúc thành kính, tự hào pha lẫn nỗi xót xa.
- Niềm lưu luyến và ước nguyện chân thành củanhà thơ.
c) kết bài :
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Trình bày bài viết :
a) Triển khai theo luận điểm.
b) Lời chuyển ý, dẫn dắt.
c) Sử dụng từ và câu.
d) Lời văn có hình ảnh.
đ) Sử dụng dẫn chứng.
 4. Củng cố :
 	 - GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON nv9(1).doc