Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 26

Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 26

BÀI 23

MÙA XUÂN NHO NHỎ

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Thanh Hải

I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS

- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hién cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .

 1./ ỔN ĐỊNH .

 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở soạn bài.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 
Tuần 26 – Tiết 116 BÀI 23 
MÙA XUÂN NHO NHỎ 
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Thanh Hải 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS 
- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hién cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung. 
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở soạn bài. 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Giới thiệu bài. 
- HS đọc một vài câu châm ngôn nói về quan niệm sống 
- HS nêu những hiểu biết về tác giả ( chú thích ) 
- GV giảng : + Bài thơ được viết không bao lâu trước lúc Thanh Hải qua đời
+Thanh Hải là một nhà thơ CM, tham gia 2 cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương ông, vùng Thừa Thiên-Huế, cả trong những năm tháng khó khăn nhất. Những bài thơ của ông như : “Mồ anh hoa nở”, “Cháu nhớ Bác Hồ ” cùng với những tiếng thơ khác của văn học CM miền Nam đã vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng định niềm tin vào CM, vào chiến thắng . 
 HĐ2./ Hướng dẫn đọc, tìm hiểu cấu trúc văn bản 
1. Đọc diễn cảm , thể hiện đúng nhịp điệu của từng câu , từng đoạn ( Say sưa trìu mến ở khổ 1, phấn chấn ở khổ 2,3, tha thiết trầm lắng ở khổ 4, 5  ) 
2. Muà xuân nho nhỏ là một bài thơ trữ tình. Vì sao ? Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản . ( Nhân vật trữ tình “tôi” tự bộc lộ cảm nghĩ của mình trước mùa xuân. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm ) 
3. Văn bản trữ tình thường có bố cục theo mạch cảm nghĩ. Chỉ ra bố cục bài thơ. Nêu cảm nghĩ chính mỗi đoạn. 
- Khổ1/ Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời . 
- Khổ 2,3/ Cảm xúc về mùa xuân đất nước. 
- Khổ 4,5/ Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ . 
- Khổ cuối / Lời ngợi ca đất nước qua điệu dân ca quê hương xứ Huế. 
4. Nhận xét chung về thể thơ ,cách biểu hiện của tác giả ? ( Thể thơ 5 chữ, hình ảnh nhỏ bé, gần gũi, giàu ý nghĩa ) 
HĐ3./ Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản. 
 * Khổ 1 / Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời . 
1. a/ Đọc khổ 1. Xúc cảm về mùa xuân được thể hiện qua những hình ảnh, âm thanh nào ? Một khung cảnh như thế nào được gợi lên ? 
- Phác họa mùa xuân : dòng sông xanh, hoa tím biếc, chim hót vang trời . 
- Không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời. Sắc màu tươi thắm của mùa xuân sông xanh, hoa tím . Âm thanh vang vọng tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời  
c/ Em thích hình ảnh thơ nào ? Phân tích cái hay của câu thơ ấy . 
- Cảm xúc về mùa xuân diễn tả tập trung ở chi tiết tạo hình : Từng giọt 
- Có 2 cách hiểu: từng gịot ở đây là giọt mưa xuân long lanh ; hay nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng hót chim chiền chiện. Hiểu theo cách sau thì có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh được cảm nhận bằng thính giác , nay được chuyển thành từng giọt, hình và khối được cảm nhận bằng thị giác. Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng” . Hiểu theo cách sau, câu thơ có vẻ nghệ thuật hơn nhưng hơi cầu kì . Dù hiểu theo cách nào thì 2 câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời lúc vào xuân. 
b/ Nhận xét về cách thể hiện . Em nhận thấy cảm xúc nào của tacù giả được bộc lộ ? ( Miêu tả kết hợp biểu cảm à Cảm xúc tha thiết , nồng nàn ) 
 * Khổ 2,3 / Cảm xúc về mùa xuân đất nước 
1.a/ Đọc khổ 2. Xúc cảm về mùa xuân đất nước được diễn tả qua hình ảnh nào? ( Người cầm súng, người ra đồng , lộc  ) 
 b/ Nhận xét về cấu trúc những câu thơ ?Cảnh tượng mùa xuân hiện lên ntn 
 Dùng nhiều điệp ngữ và từ láy : lộc, mùa xuân, tất cả, hối hả, xôn xao  à Sôi động, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp 
 c/ Phân tích giá trị biểu cảm của hình ảnh “lộc” 
 - Từ mùa xuân của đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước . 
- Tác giả đẫ tạo nên sức gợi cảm cho 2 hình ảnh này bằng hình ảnh lộc non của mùa xuân. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho khắp nơi trên đất nước. 
 d/ Em đọc được cảm xúc nào của con người trong những lời thơ náo nức này ? ( Say mê, tin yêu con người và cuộc sống của quê hương đất nước ) 
2.a/ Đọc khổ 3. Tác giả bộc lộ những suy tư gì về đất nước? Cảm nhận của em về hình ảnh “Đâùt nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước” 
- Đất nước gian lao, vất vả . Đất nước tươi sáng, vững vàng 
- Hình ảnh so sánh Đất nước- Vì sao gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, hi vọng 
 b/ Những suy tư của tác giả đã nói lên tấm lòng của nhà thơ đối với đất nước như thế nào ? ( Thương cảm, trân trọng, tự hào và tin tưởng ) 
* Khổ 4,5 / Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ . Đọc khổ 4,5. 
1/Đoạn này tác giả dùng phương thức biểu cảm ntn ? Nhận xét cách dùng đại từ ở khổ đầu và cuối. Điều đó có ý nghĩa gì ? 
- Nhân vật ta trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình. 
- Tôi à Ta ( Sự hòa nhập cái tôi bé nhỏ vào cái ta rộng lớn ) 
2/ Nhận xét về sự chuyển đổi cảm xúc của mạch thơ ? ( Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước , mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước) 
3/ Điều tâm niệm của nhà thơ là gì ? ( Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình vào cuộc đời chung cho đất nước ) 
4/ Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì ? 
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh giản dị, tự nhiên và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình : “ Ta làm con chim hót / Ta làm một cành hoa /  Một nốt trầm xao xuyến ” . Ở đoạn đầu , tác giả đã phác họa mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót . 
5/ Cách cấu tứ lặp lại có tác dụng ntn nào trong việc thể hiện ước nguyện ? 
- Tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc ấy dược trở lại mang một ý nghĩa mới : niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là lẽ tự nhiên như con chim mang tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc 
- Tố Hữu trong bài “ Khúc ca xuân”đã viết những suy ngẫm tương tự : “ Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào có vay mà không có trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?” . Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan – vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng – một cách tha thiết, nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình ảnh đơn sơ mà chứa đựng nhiều xúc cảm. 
6/ HS thảo luận : Có thể nói sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ là hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” . Em hiểu ntn về hình ảnh này ? 
- Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, chim hót , nốt trầm xao xuyến  tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. 
- Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù là bé nhỏ, góp vào cuộc đời chung. 
- Dâng hiến, hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản hòa ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến. 
7/ Em cảm nhận ntn về q niệm cống hiến của tg qua 2 câu :Dù là  tóc bạc 
- Ý nguyện dâng hiến âm thầm nhưng lớn lao, suốt đời . 
- Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết chân thành và tốt đẹp. 
- Quan niệm sống cao cả: sống có ích, cống hiến cho đời bất chấp thời gian, tuổi tác là lẽ sống cao đẹp nhất. Quan niệm ấy được thể hiện giản dị , bộc lộ thái độ khiêm tốn, trân trọng . 
HĐ4./ Tổng kết ( ghi nhớ ) 
1/ Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ  đã được sử dụng ntn để tạo được nhạc điệu ấy ? 
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Sự dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. 
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh ( cành hoa, chim hót, mùa xuân ) 
- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. 
- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng ,cảm xúc của tác giả . Giọng điệu có sự biến đổi với nội dung từng đoạn : vui say sưa ở đoạn đầu , trầm lắng trang nghiêm khi bộc bạch tâm niệm; tha thiết ở đoạn kết . 
2/ Em hiểu ntn về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ ? Hãy nêu chủ đề bài thơ. 
- Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo . Người ta đã dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như mùa xuân chín, màu xuân xanh, xuân ý, xuân lòng  nhưng mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo. 
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức so ... phụ nữ trong xã hội cũ 
- Đề 2/ Vấn đề nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” 
- Đề 3/ Vấn đề thân phận Thúy Kiều khi bị MGS mua 
- Đề 4/ Vấn đề về nỗi đau của con người trong chiến tranh 
3. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? 
- Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét . 
- Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó ( Ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội ) 
 * Lưu ý đây không phải là hai “kiểu bài” nghị luận . 
HĐ2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
 * Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” ( KL ) 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý 
a. HS xác định kiểu đề bài nghị luận ( Bàn về nhân vật hay về nội dung, nghệ thuật  ) , xác định đối tượng nghị luận ( Đề có khi đã nêu nhận xét về đối tượng , có khi chỉ nêu đối tượng còn người viết phải tự phát hiện và khái quát lên nhận xét ) 
- Nghị luận về tác phẩm truyện ( nhân vật ) 
- Nội dung nghị luận : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai à Tình yêu làng quê hòa quyện với lòng yêu nước của nhân vật . Đây là nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . 
b. HS nêu một số câu hỏi tìm ý ( Dựa vào các câu hỏi theo gợi ý SGK ) 
* Lưu ý : Đối tượng ở đây là nhân vật nên ý cần hướng đến nét nổi bật về tính cách 
- Tính cách đó thể hiện qua hành động gì ? 
- Trong diễn biến tâm trạng như thế nào ? 
- Thể hiện bằng cử chỉ, ngôn ngữ, đối thoại  như thế nào ? 
- Đặt cạnh các nhân vật khác, nhân vật nổi bật như thế nào ? 
- Đối với đoạn truyện, nhân vật giữ vai trò gì và ảnh hưởng đến chủ đề truyện như thế nào ? 
2. Lập dàn ý 
a. HS đọc kĩ nội dung SGK 
b. Em hãy nêu yêu cầu cơ bản về nội dung của từng phần MB, TB, KB ? 
3. Viết bài 
a. Đọc mục 3a,nêu cách mở bài (từ khái quát đến cụ thể , nêu trực tiếp  ) 
b. Đọc mục 3b, thực hiện phần TB như thế nào ? ( Chia ra các luận điểm rõ ràng về nhân vật, có thể thêm các luận cứ để triển khai luận điểm , kết hợp cách suy nghĩ riêng trong đánh giá nhân vật qua từng luận điểm  ) 
c. Đọc mục 3c, viết phần kết bài như thế nào ? ( Thâu tóm toàn bộ bài văn trong một số câu kết luận có tính khái quát : Sức hấp dẫn của nhân vật , Thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật  ) 
* Lưu ý : Bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn ; các luận điểm phải được phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể , sinh động trong tác phẩm . 
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa ( HS đọc nội dung SGK ) 
HĐ3/ Khái quát về lí thuyết ( Ghi nhớ ) 
1. Nêu nội dung của bài nghị luận về tác phẩm truyện . 
2. Nội dung các phần MB, TB, KB của bài nghị luận về tác phẩm truyện . 
3. Yêu cầu đối với người viết ? Giữa các phần , đoạn phải như thế nào ? 
HĐ4/ Luyện tập 
 * Đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc”(Nam cao) 
 Viết đoạn mở bài, một đoạn thân bài 
 ( HS chuẩn bị các ý cần viết trong mỗi đoạn ) 
 * HS làm bài, GV nhận xét và sửa chữa một số bài 
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) 
- Đề phân tích à chia nhỏ tác phẩm để phân tích rồi kết luận bằng nhận xét tổng hợp 
- Đề suy nghĩ à nhận xét về tác phẩm rồi nêu ra suy nghĩ của cá nhân về vấn đề nêu ra từ tác phẩm 
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) 
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” (KL ) 
1. Tìm hiểu đề , tìm ý 
a. Tìm hiểu đề 
-Xác định kiểu bài : bàn về nhân vật 
- Nội dung nghị luận : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai à Tình yêu làng quê hòa quyện với lòng yêu nước của nhân vật 
b. Tìm ý 
- Điều nổi bật nhất 
- Nét biểu hiện cụ thể 
- Chi tiết nào ? 
- Ý nghĩa xã hội ? 
- Giá trị tiêu biểu? 
2. Lập dàn bài ( SGK ) 
3. Viết bài 
a. Mở bài 
- Đi từ khái quát đến cụ thể 
- Nêu trực tiếp suy nghĩ 
b. Thân bài : 
-Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật 
 - Có thể thêm các luận cứ để triển khai luận điểm 
- Kết hợp cách suy nghĩ riêng trong đánh giá nhân vật qua từng luận điểm 
c. Kết bài 
4. Đọc lại và sửa chữa 
III. Bài học ( Ghi nhớ ) 
IV. Luyện tập 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
 5./ DẶN DÒ : Xem lại lí thuyết và các bài tập 
 - Chuẩn bị : Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
 + Đọc kĩ các bài tập, các yêucầu 
 + Dự kiến cách giải các bài tập 
 Ngày soạn : 
 Tuần 24 – Tiết 120 
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( hoặc đoạn trích )
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS 
- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã học 
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở bài tập 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Nêu đề bài và hướng dẫn HS tìm hiểu đề 
1. HS nhắc lại thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện ? Yêu cầu về kiểu bài này về nội dung, hình thức . 
2. Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của NQS 
-Kiểu bài : Nghị luận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích 
- Nội dung nghị luận : Cảm nhận về tình cha con trong thời chiến tranh, về nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo tình huống hoặc cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết  
HĐ2/ Hướng dẫn HS tìm ý ( dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK ) 
HĐ3/ Hướng dẫn HS lập dàn ý 
Mở bài 
 Giới thiệu tác giả NQS, tác phẩm “Chiếc lược ngà” , nội dung đoạn trích 
2. Thân bài 
a. Tình cha con éo le trong thời chiến tranh 
- Oâng Sáu phải xa nhà đi chiêùn đấu, khi về thăm gia đình, đứa con gái nhỏ không nhận ông Sáu là cha 
- Bé Thu ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc 
- Nhận xét về những mất mác, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh, nghị lực, niềm tin  của con người trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh 
- Phân tích những chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng  ( Việc ông Sáu làm chiếc lược, bé Thu bất ngờ nhận cha trong phút chia tay  ) 
b. Nghệ thuật tạo dựng tình huống , cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết  đặc sắc, gợi cảm xúc 
3. Kết bài : Tổng hợp, nêu cảm nghĩ chung .
HĐ4/ HS trình bày phần bài làm của mình, GV nhận xét, sửa chữa .
Đề bài 
 Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 
 4./ CỦNG CỐ : Nhắc lại các nội dung cần nắm 
 5./ DẶN DÒ : Xem lại lí thuyết và các bài tập 
Chuẩn bị viết bài TLV số 6 – Văn nghị luận văn học 
 ( Xem lại lí thuyết về văn nghị luận về tác phẩm truyện ; cách làm bài ) 
 Soạn “sang thu” 
 + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả Hữu Thỉnh 
 + Cảm nhận tinh têù của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời 
 + Phân tích cái hay , cái đẹp của những hình ảnh thơ 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ SÁU ( ở nhà )
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Giúp HS biết cách vận dụng kién thức, kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã được học ở các tiết trước trong khi thực hành 
- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chững minh, bình luận  để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) 
- Có kĩ năng làm bài TLV nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả  )
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI MỚI 
 ĐỀ BÀI 
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
 Dàn ý 
I. Mở bài :- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương, nêu ý kiến : Nàng là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm. 
II. Thân bài : 
1. Vũ Nương, người có đầy đủ phẩm giá trong sạch, thiết tha với hạnh phúc gia đình 
- Nàng là người vợ hiền, dâu thảo 
- Hết lòng vun vén cho gia đình được êm ấm 
2. Vũ Nương chẳng những không được hưởng hạnh phúc mà phải chịu đựng nỗi oan khuất ,kết cục cuộc đời bàng cái chết bi thảm 
- Oan ức mà không được giải bày, thanh minh 
- Cái chết bi thảm 
- Tuy cuối cùng được giải oan nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian vẫn không thể thực hiện 
III. Kết bài : 
- Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh 
- Với cái nhìn nhân văn khá sâu sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau thương của người phụn nữ trong chế độ phong kiến . 
Biểu điểm 
* Điểm 9,10 - Bố cục đủ ba phần, các ý trình bày rõ ràng, mạch lạc 
 - Kết hợp tốt các phép lập luận ; phân tích, tổng hợp 
 - Ý tưởng phong phú, chọn được những chi tiết tiêu biểu. 
 - Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành 
 - Phạm một vài lỗi nhỏ không đáng kể. 
* Điểm 7,8 - Đạt những yêu cầu trên ở mức độ khá. 
* Điểm 5,6 - Bố cục đủ ba phần, các ý trình bày chưa được mạch lạc lắm. 
 - Vận dụng được phương pháp lập luận chưa hiệu quả lắm 
 - Đủ các ý cơ bản nhưng còn sơ sài. 
 - Còn phạm một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu, chính tả  
* Điểm 3,4 - Đạt các yêu cầu của điểm 5,6 ở mức độ thấp hơn. 
* Điểm 1,2 - Chưa vận dụng được phương pháp lập luận, lạc sang kiểu bài khác . 
 - Bài làm chưa đủ ba phần. 
 - Phạm nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu  
* Điểm 0 - Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN-26.doc