Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm hướng dẫn bài viết số 6

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm hướng dẫn bài viết số 6

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 6

I.Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. Nắm vững kiến thức và cách làm bài viết số 6.

- Giáo dục cách giao tiếp với lối nói có sức thuyết phục trước tập thể.

- Rèn kĩ năng dựng đoạn trong văn nghị luận

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm hướng dẫn bài viết số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 102:Tập làm văn	 Ngày dạy: 10/03/09 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 6
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. Nắm vững kiến thức và cách làm bài viết số 6.
- Giáo dục cách giao tiếp với lối nói có sức thuyết phục trước tập thể.
- Rèn kĩ năng dựng đoạn trong văn nghị luận
II. Chuẩn bị: 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định: 8a / 25 (vắng)
 2.Kiểm tra:
 a. Câu hỏi: Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?
 b. Đáp án: Nêu được cách trình bày luận điểm (10đ)
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Trong bài “ Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học “Học đi đôi với hành”. Em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học này. Để thực hiện được nhiệm vụ mà đề bài nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
 Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
 - Hướng dẫn ôn lí thuyết.
- Hướng dẫn thực hành xây dựng hệ thống luận điểm
- Treo bảng phụ bài 1/83.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài, để có thể tự trả lời chính xác ( bài 1 trang 83)
+ Đọc đề bài 1 (trang 83) 
- Phân 4 nhóm thảo luận.
+ Nhóm 1: Xác định yêu cầu của đề bài là gì?
+ Nhóm 2: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác, cần phải thêm bớt hoặc điều chỉnh, sắp xếp lại cho hợp lý không?
+ Nhóm 3: Thêm vào luận điểm để cho đề bài hoàn toàn sáng rõ.
+ Nhóm 4: Sắp xếp các luận điểm hợp lý chưa?Điều chỉnh lại, sắp xếp lại hệ thống luận điểm, bố cục rõ ràng.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày-nhận xét.
-Đề bài yêu cầu “Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn”.
-Luận điểm (a) không hợp lý vì luận điểm nói tới lao động tốt.
- Giáo viên gợi mở, hướng dẫn học sinh thêm bớt, điều chỉnh lại luận điểm. 
+ Tự sắp xếp, điều chỉnh.
- Nêu yêu cầu bài tập 2?
-Em hãy giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành đoạn văn nghị luận,cho biết trong các câu sau, câu nào có thể dùng để giới thiệu luận điểm (e)? Em thích câu nào nhất?
Câu thứ 2: Xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để nối bằng từ “do đó”.
- b. Sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự để luận điểm được rành mạch, chặt chẽ?/83 + 84
( 3 - 4 - 1- 2)
- Đọc yêu cầu phần 2c /84.Thực hiện theo yêu cầu đó?
- Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không? (không)
d. - Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại?
- Cho học sinh trình bày trước lớp luận điểm mà các em đã chuẩn bị ở nhà( phần I/82), các em khác lắng nghe và nhận xét.
+ Trình bày.
 - Nhận xét về ưu và khuyết điểm của các em để khắc phục khi luyện tập ở nhà.
I. Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
 1. Xây dựng hệ thống luận điểm
 - Loại bỏ nội dung không phù hợp 
( luận điểm a)
 -Thêm vào luận điểm:
 a.1 Đất nước rất cần những người tài giỏi
 a.2 Quanh ta có nhiều tấm gương học sinh phấn đấu học giỏi
 a.3 Phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài
- Sắp xếp:
 a.1 -> a. 2->a.3->c-> e-> d.
 b.Trình bày luận điểm:
 a. Câu thứ 2: Xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để nối bằng từ “do đó”.
 b. Sắp xếp: ( 3 - 4 - 1-2)
 c. Cách viết diễn dịch và cách viết qui nạp.
(chú ý tính liên kết trong đoạn)
3. Đọc luận điểm:
* Hoạt động II. Hướng dẫn viết bài số 6.
* Chuẩn kiến thức:
 - Kiến thức về văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, lập luận
 - Viết bài văn nghị luận giải thích (chứng minh) về những vấn đề gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
 - Rèn cách trình bày các luận điểm nối tiếp nhau trong một bài văn hoàn chỉnh
 * Cách làm:
 - Xác định kĩ yêu cầu của đề.
 - Bố cục phải có ba phần.
 - Biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình.
 - Mỗi luận điểm xây dựng thành một đoạn văn
4. Củng cố: Có mấy cách trình bày luậnđiểm?
 5.Hướng dẫn - dặndò:
 - Củng cố lại kỹ năng để viết bài văn nghị luận.
 - Làm bài tập 4/84, đọc bài đọc thêm. Lập dàn ý cho 3 đề SGK, tiết sau viết bài thực hành số 7, ôn lại kiến thức về văn nghị luận( mượn sách lớp 7 để tham khảo)
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct102.doc