Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38, 39, 40

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38, 39, 40

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - .Hiểu và lý giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.

 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1.Kiến thức:

 -Những hiểu biét bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 -Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.

 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam bộ được sử dụng trong đoạn trích.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc học trong đoạn trích.

 3. Thái độ : Lòng biết ơn, trân trọng đối với tác giả và nêu cao lòng nhân nghĩa biết giúp những kẻ hèn yếu.

C. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, phân tích, vấn đáp (gợi mở), nêu vấn đề, đọc sáng tạo.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 9a1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9a3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.

Tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du (từ 10 đến 15 dòng).

ĐÁ: I. Gặp gỡ và đính ước :(3đ) Gia biến và lưu lạc: (5điểm); Đoàn tụ (2đ)

 3. Đặt vấn đề: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về Nguyễn Đình Chiểu “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng ; song càng nhìn càng thấy sáng.” Nguyễn Đình Chiểu - là nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XIX-là một trong những ngôi sao như thế.

4. Hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38, 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	Ngày soạn: 22.09.2010
TIẾT 38,39	Ngày dạy: 27.09 (91) ,28.09(93),29.09	
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
.
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - .Hiểu và lý giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1.Kiến thức: 
 -Những hiểu biét bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên..
 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ. 
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam bộ được sử dụng trong đoạn trích. 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc học trong đoạn trích.
 3. Thái độ : Lòng biết ơn, trân trọng đối với tác giả và nêu cao lòng nhân nghĩa biết giúp những kẻ hèn yếu.
C. PHƯƠNG PHÁP: Giảng bình, phân tích, vấn đáp (gợi mở), nêu vấn đề, đọc sáng tạo. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 9a1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9a3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. 
Tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Du (từ 10 đến 15 dòng). 
ĐÁ: I. Gặp gỡ và đính ước :(3đ) Gia biến và lưu lạc: (5điểm); Đoàn tụ (2đ)
 3. Đặt vấn đề: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về Nguyễn Đình Chiểu “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng ; song càng nhìn càng thấy sáng.” Nguyễn Đình Chiểu - là nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XIX-là một trong những ngôi sao như thế.
4. Hoạt động dạy học:	
 HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu chung.
(?) Thông qua phần chú thích * ở sgk, hãy cho biết vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả và các tác phẩm của tác giả?
- Về thời đại lưu ý HS nắm được những nét chính: chế độ phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế, phản động; thực dân Pháp xâm lược, mất nước,nhân dân vô cùng lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa bị nhấn chìm trong biển máu.
Về cuộc đời:Ngoài phần tiểu sử có trong SGK, GV lưu ý về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều thăng trầm, bất hạnh:mù lòa, mất nước, học vấn dở dang, hôn nhân bị bội ước.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, một thầy thuốc, một thầy đồ, một người Việt Nam có nhân cách lớn . Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh: Đó là một tấm gương về nghị lực sống và cống hiến cho đời; là một tấm gương về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm ( GV dùng những dẫn chứng để cho HS rõ về nhân cách và tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, quyết không đội trời chung của tác giả)
 (?) Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện Lục Vân Tiên?
- Gv nói thêm cuộc đời của tác giả giống nhân vật Lục Vân Tiên.
(?) Nêu tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.
(?) Gv đưa cuốn truyện Lục Vân Tiên Cho Hs xem.
Đọc - hiểu văn bản. Đọc chú ý phân biệt sắc thái riêng của từng nhân vật.
Gv đọc mẫu một đoạn sau đó gọi hs đọc.
(?) Xác định phương thức biểu đạt và thể loại văn bản?
(?) Gọi hs kể tóm tắt nội dung đoạn trích? -Hs nêu gv chốt ý ghi lên bảng.
(?) Xác định bố cục, nêu nội dung từng phần của đoạn trích?
-Hai phần. Lục Vân Tiên dẹp yên bọn cướp; Lục Vân Tiên gặp KNN.
Đọc đoạn đầu.
 (?) Khi gặp bọn cướp đường Lục Vân Tiên đã làm gì? Hành động đó được ví với ai?
 (?) Để nói về hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
 (?) Kết quả của hành động đó là bọn cướp như thế nào?
Đọc đoạn tiếp. Nêu nội dung.
(?) Sau khi dẹp xong bọn cướp Lục Vân Tiên đã có những hành động, suy nghĩ, thái độ như thế nào đối với KNN? ( thảo luận nhóm 5’)
- Qua cuộc trò chuyện với Nguyệt Nga , một vẻ đẹp khác toát lên từ Vân Tiên. Đó chính là thái độ cư xử đúng mực, hiểu lễ nghi” khoan ta là phận trai”.Hơn hết , ở Vân Tiên còn toát lên vẻ đẹp của một anh hùng hảo hán trọng nghĩa khinh tài. Từ chối tất cả mọi sự đền đáp công ơn của Nguyệt Nga.Coi việc cứu khốn phò nguy là một việc tất nhiên của người quân tử: Nhớ câuphi anh hùng”
* Gv nói thêm: LVT an ủi, động viên KNN hành động đàng hoàng , chững chạc, nhưng có phần câu nệ , lễ giáo( nam nữ thụ thụ bất thân-đàn ông và đàn bà xưa , trao và nhận cái gì của nhau không được dùng tay trao, ý nói không được gần gũi đụng chạm vào nhau)
(?) Ở đoạn này tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
- Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng thể hiện đầy đủ những nét đẹp về phẩm chất: Có lí tưởng, hoài bão, là một anh hùng hảo hán sẵn sàng vị nghĩa vong thân, chính trục, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài mà cũng rất từ tâm, nhân hậu.
 (?) Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua những chi tiết nào, về lời nói, cử chỉ đối với ân nhân? Qua đó, em thấy KNN là người như thế nào?
- Nguyệt Nga thực sự cảm phục và biết ơn người đã cứu mình trong gang tấc thoát khỏi tay bọn cướp.Qua lời lẽ với Lục Vân Tiên, ta thấy Nguyệt Nga hiện lên là một người con gái khuê các, thùy mị nết na, có học thức. Điều đó được thể hiện trong cách xưng hô “ quân tử” , “ tiện thiếp”; trong cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
Nguyệt Nga thực sự biết ơn đối với Vân Tiên. Đó không chỉ là ơn cưu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Chính vì vậy mà nàng tha thiết muốn được đền ơn, dù hiểu rằngcó đền đáp mấy cũng chưa đủ. Bởi thế mà cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó.
Hướng dẫn tổng kết.
(?) Đọc xong đoạn trích, em nhận thấy nét nghệ thuật nào đã làm nên thành công của tác phẩm?Qua đó, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của những con người trẻ tuổi? 
(?) Từ hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga , em đọc được khát vọng nào của tác giả? Và ý nghĩa lớn lao nào của đoạn trích?
I. Giới thiệu chung.
1.Tác giả:
-Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
 - Cuộc đời của nhà thơ có nhiều thăng trầm, bất hạnh.
2.Tác phẩm:
- Ra đời : Trước khi thực dân Pháp xâm lược 1854.
- Đặc điểm: Truyện mang tính chất là kể hơn là đọc. 
- Kết cấu: Theo thể chương hồi
- Nội dung:
 + Ca ngợi lối sống nhân nghĩa, đạo đức thuỷ chung 
+ Khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng
II.Đọc –hiểu văn bản.
1.Đọc, kể, giải thích từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản.
2.1.Thể loại: Truyện thơ Nôm.
2.2.Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp với miêu tả.
2.3.Bố cục: 2 phần.
2.4. Phân tích:
a. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
* Khi gặp bọn cướp.
-Bẻ gậy xông vô.
-Tả đột, hữu xông.
-Khác nào triệu tử
-> So sánh, miêu tả.
=> Anh hùng, tài năng, hành động vì nghĩa.
* Khi dẹp xong bọn giặc.
-Thái độ: Hỏi, động lòng an ủi.
- Cư xử: Gữi ý 
- Quan điểm: Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
-> Ngôn ngữ đối thoại.
=> Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài , từ tâm , nhân hậu.
b. Hình ảnh Kiều Nguyệt 
Nga.
- Xưng hô: Quân tử, thiếp 
 - Nói năng: Dịu dàng, mực thước.
 - Trình bày vấn đề: Rõ ràng, khúc chiết.
 - Mong muốn: Đền ân.
-> Ngôn ngữ đối thoại
=> Hiếu thảo, nết na, thuỳ mị, trọng ân tình.
3.Tổng kết:
 a.NT: - Miêu tả , ngôn ngữ . .
b. Ý nghĩa: 
- Ca ngợi. .
- Khát vọng hành đạo cứu đời.
III. Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc đoạn trích, nắm giá trị nội dung đoạn trích.*
- Hiểu dùng đúng một số từ Hán Việt.
- Soạn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.*
+ Đọc lại đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” .Trả lời các câu hỏi
.E. Rút kinh nghiệm:
.
TUẦN 9 	Ngày soạn: 27.09.2010
TIẾT 40	Ngày dạy:
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - .Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1.Kiến thức: 
 -Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 -Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
2. Kĩ năng: 
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ : Ý thức vận dụng yếu tố miêu tả trong viết và trong cuộc sống, nhập vai nhân vật.
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, đàm thoại, nêu vấn đề. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 9a1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9a3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 
3. Đặt vấn đề: Ở chương trình Ngữ Văn 8 chúng ta đã tìm hiểu về miêu tả. Nhưng chủ yếu làm miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Bài học này giúp chúng ta tiếp tục rèn luyện về miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm, Ở đây giúp các em biết kết hợp miêu tả nội tâm vào viết bài văn tự sự.
4. Hoạt động dạy học:	
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung.
Tổ chức tìm hiểu nội dung mục I.1 – SGK.
Bước 1: Đọc, quan sát nội dung mục I.1.
Bước 2:Hoạt động nhóm theo nội dung trong SGK.
Định hướng: HS xác định những câu thơ tả cảnh và miêu tả tâm trạng trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Những câu tả cảnh:+ Trước lầu.dặm kia.
 + Buồn trôngghế ngồi.
Những câu thơ tả nội tâm: Bên trời.người ôm.
(?) Vì sao em nhân ra những câu thơ miêu tả nội tâm?
-Vì những câu thơ đó tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng kiều: Nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già
GV lưu ý HS tám câu cuối không phải tả nội tâm mà tả cảnh ngụ tình ( tâm trạng được bộc lộ qua cảnh )
(?)Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
- Định hướng:miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “ chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh tế trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật.
Bước 3: HS liên hệ những đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm, trên cơ sở đó chốt lại nội dung cần ghi nhớ.
Thực hành luyện tập.
Bài tập 1:Hình thức: Hoạt động cá nhân.
Yêu cầu: Thuật lại bằng văn xuôi đoạn trích 
“ Mã Giám Sinh mua Kiều”
Bước 1: Đọc lại đoạn trích.
Bước 2: Xác định đoạn thơ có yếu tố miêu tả nội tâm:
 Nỗi mình.trông gương mặt dày.
Bước 3: Viết lại bằng văn xuôi đoạn thơ có yếu tố miêu tả nội tâm đã xác định ở trên.
Bước 4: GV gọi một số bài viết chấm điểm, nhân xét.
3. Xác định các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân
I.Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự.
 Ví dụ 1:
Đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
-Tả ngoại cảnh . 
+ Sáu câu đầu.
+Tám câu cuối.
-> Khắc hoạ nội tâm nhân vật.=> tả gián tiếp.
-Tả nội tâm: Tám câu giữa: suy nghĩ của Kiều về thân phận mình, về cha mẹ nơi quê nhà.
=> Tả trực tiếp nội tâm nhân vật.
Ví dụ 2 .
 Đoạn trích trong “Lão Hạc của Nam Cao”.
 Tả nét mặt, cử chỉ -> Thể hiện tâm trạng đau khổ của nhân vật. => tả gián tiếp nội tâm nhân vật.
2. Ghi nhớ : sgk/117.
II. Luyện tập:
1. Kể lại diễn biến đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi.
 Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối dẫn một gã đàn ông đến nhà Kiều . Gã ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt thái quá. Cứ nhìn cách ăn mặc của gã thì người ta có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc một loại ăn chơi đàn điếm .Khi vào nhà Kiều gia chủ chưa kịp mời đã ngồi tót lên ghế trên một cách xấc xược . Đến khi gia chủ hỏi han trò chuyện thì gã đã bộc lộ rõ chân tướng của một phường vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không . Gã bắt đầu đắc chí gật gù để xem bà mối giở trò vén tóc bắt tai.. để kiểm tra nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Khi đã ưng ý gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng bản chất của một con buôn. Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang say đòn với cuộc mua bán thì nàng Kiều chết lặng trong nỗi đau đớn , tủi nhục ê chề Nàng đâu ngờ mình lại chẳng khác gì món hàng để người ta đem ra cân đo đong đếm như vậy.
3. Xác định các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”
 Tà tà bóng ngã về tây.
 . . . . . . . . . .  . . . . .. . 
Dịp cầu nho nhỏ, cuối gềnh bắc ngang.
-> tả gián tiếp qua cảnh.
III. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc ghi nhớ.*
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật..
- Soạn : Lục Vân Tiên gặp nạn.
+ Vị trí đoạn trích.
+ Nhân vật Trịnh Hâm.
+ Nhân vật Ngư ông.
E. Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa Ngu van 9 tuan 8 CKT 2010.doc