Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI

NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Mục tiêu: Giúp HS:

 1.Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

2.Kĩ năng:

-Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

-Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

 3.Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố trên khi viết văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

-GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.

-HS: Đọc kĩ các bài tập và làm theo yêu cầu của SGK

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	Ngày soạn: 15/11/2011
Tiết 63	Ngày dạy: 17/11/2011
	ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 3.Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố trên khi viết văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài. 
-HS: Đọc kĩ các bài tập và làm theo yêu cầu của SGK
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra bài tập làm ở nhà của học sinh ( bài tập 2 trang 161)
3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1:Khởi động.Phương pháp vấn đáp
-?Ở các lớp 6,7,8 các em đã học nhiều về miêu tả nhân vật về các mặt nào?
(ngoại hình ,hành động ,trang phục )
-GV:Lên lớp 9 chúng ta tập trung xem xét nhân vật về phương diện ngôn ngữ ,ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại (độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm )→GV đi vào bài học 
HĐ 2: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não
- HS đọc đoạn trích trang 176-177
- ? Trong ba câu đầu của đoạn trích là ai nói với ai?
- ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
- ? Dấu hiệu nào nhận biết đây là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? 
-GV gợi ý:
?Hình thức thể hiện trong lời người trao và lời người đáp?
?Nội dung nói chuyện của hai người phụ nữ tản cư trên như thế nào?
- ?Cuộc trao đổi như vậy người ta gọi là đối thoại. Vậy, đối thoại là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý.
?Hình thức đối thoại trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
- ? Câu “Hà, nắng gớm, về nào” là câu ông Hai nói với ai?câu trên có phát ra thành lời không?
 Có phải là đối thoại không? Vì sao?
-GV gợi ý:
-?Có lời đáp lại ông Hai không?
(Sau câu nói to của ông không có ai đáp lại )
-?Ông Hai nói câu này có cùng chủ đề với câu chuyện mà hai người đàn bà tản cư nói không ?
(Nội dung câu nói của ông không hướng tới một người nói chuyện nào cả ,không liên quan với chủ đề câu chuyện mà hai người đàn bà tản cư nói ,thực ra ông nói với chính mình một câu bâng quơ ,đánh trống lảng để tìm cách thoát lui.)
-Điểm giống của lời thoại này với cuộc đối thoại trên?
(giống:trước lời của ông Hai có dấu gạch đầu dòng.)
- ? Trong đoạn trích còn câu nào như vậy không?
-GV hướng dẫn:tìm câu ông Hai nói một mình phát ra thành tiếng ,nội dung câu nói của ông không hướng tới một người nói chuyện nào cả ,lưu ý Ông Hai nói với chính mình , nói thành lời trước câu nói có gạch đầu dòng )
( “Chúng mày ăn miếng cơm...nhục nhã thế !”)
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý
- ? Nói một mình như vậy gọi là độc thoại .Vậy độc thoại là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý
-?Những câu “chúng nó cũng là trẻ con” là những câu ai hỏi ai?
-?Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở (a)và (b)?
-Học sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút để trả lời .
-GV:Cách nói như vậy là độc thoại nội tâm.
- ? Như vậy độc thoại nội tâm là gì? 
?Nó giống và khác gì so với độc thoại?
-?Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
- ? Đặc điểm của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
-GV: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm khi viết văn tự sự.
HĐ 3: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc yêu cầu bài 1
-?Đọc đoạn trích em thấy có mấy lời trao(lời bà Hai)?có mấy lời đáp (lời ông Hai)?
- ? Cuộc đối thoại có bình thường không? Vì sao? 
(Lời thoại đầu của bà Hai ,ông hai không đáp lại “nằm rũ trên giường không nói gì”,lần hai đáp lại bằng một câu hỏi lại bà với một từ gì?,lần thư ba ông chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn ,giọng gắt lên→ phạm vi về phương châm và cách thức)
-?Thể hiện tâm trạng của nhân vật như thế nào? Qua đó ta hiểu gì về nhân vật ông Hai?
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập hai.
I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 1. Ví dụ : 
- Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau
-Lời người trao và lời người đáp đều gạch đầu dòng,nội dung nói chuyện của họ là hướng vào làng Chợ Dầu theo Tây.
 → Đối thoại
=>Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật,thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu.
- “Hà, nắng gớm, về nào”...Ông Hai nói với chính mình , nói thành lời.Nội dung câu nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào cả,có dấu gạch đầu dòng trước lời nói.
→ Độc thoại
-Ông Hai hỏi chính mình nhưng không phát ra thành lời chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông nên không có gạch đầu dòng.
→ Độc thoại nội tâm
 => khắc họa rõ tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc...làm cho câu chuyện sinh động hơn
2. ghi nhớ sgk/178
II.Luyện tập
Bài tập1. Tác dụng của hình thức đối thoại
-Có ba lời trao và hai lời đáp 
→ không bình thường
=>Lời đối thoại giữa ông Hai và bà Hai giúp người đọc hiểu được nỗi lo lắng và chán chường ,buồn bã ,đau khổ của ông Hai trước tin làng theo bọn Việt gian => Tình yêu làng tha thiết.
 Bài tập 2. Viết một đoạn văn kể chuyện đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm
4. Củng cố :
-GV củng cố lại bài 
5.Dặn dò:
-Học bài cũ ,hoàn thành đoạn văn 
 -HS đọc lại ghi nhớ sgk.
 -Chuẩn bị “Luyện nói: Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm”
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 13	Ngày soạn: 8/11/2010
Tiết 64	Ngày dạy: 11/11/2010
	ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 3.Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố trên khi viết văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài. 
-HS: Đọc kĩ các bài tập và làm theo yêu cầu của SGK
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra bài tập làm ở nhà của học sinh ( bài tập 2 trang 161)
3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1:Khởi động.Phương pháp vấn đáp
HĐ 2: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não
- HS đọc đoạn trích trang 176-177
- H: Trong ba câu đầu của đoạn trích là ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
- H: Dấu hiệu nào nhận biết đây là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? 
-H: Cuộc trao đổi như vậy người ta gọi là đối thoại. Vậy, đối thoại là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý và lấy ví dụ về độc thoại .
-H:Hình thức đối thoại trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
- H: Câu “Hà, nắng gớm, về nào” là câu ông Hai nói với ai?câu trên có phát ra thành lời không?
 Có phải là đối thoại không? Vì sao?
-GV gợi ý:
-H:Có lời đáp lại ông Hai không?
-H:Ông Hai nói câu này có cùng chủ đề với câu chuyện mà hai người đàn bà tản cư nói không ?
-Điểm giống của lời thoại này với cuộc đối thoại trên?
- H: Trong đoạn trích còn câu nào như vậy không?
-Học sinh trao đổi theo cặp để làm(2 phút)
-GV hướng dẫn:tìm câu ông Hai nói một mình phát ra thành tiếng ,nội dung câu nói của ông không hướng tới một người nói chuyện nào cả ,lưu ý Ông Hai nói với chính mình , nói thành lời trước câu nói có gạch đầu dòng )
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý
- H: Nói một mình như vậy gọi là độc thoại .Vậy độc thoại là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý và lấy ví dụ về độc thoại .
-H:Những câu “chúng nó cũng là trẻ con” là những câu ai hỏi ai?
-H:Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở (a)và (b)?
-Học sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút để trả lời .
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý
-GV:Cách nói như vậy là độc thoại nội tâm.
- H: Như vậy độc thoại nội tâm là gì? 
-H:Nó giống và khác gì so với độc thoại?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung và lấy ví dụ về độc thoại nội tâm .
-H:Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
- H: Đặc điểm của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
-GV: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm khi viết văn tự sự.
HĐ 3: Phương pháp vấn đáp
- HS đọc yêu cầu bài 1
-H:Đọc đoạn trích em thấy có mấy lời trao(lời bà Hai)?có mấy lời đáp (lời ông Hai)?
- H: Cuộc đối thoại có bình thường không? Vì sao? 
(Lời thoại đầu của bà Hai ,ông hai không đáp lại “nằm rũ trên giường không nói gì”,lần hai đáp lại bằng một câu hỏi lại bà với một từ gì?,lần thư ba ông chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn ,giọng gắt lên→ phạm vi về phương châm và cách thức)
-H:Thể hiện tâm trạng của nhân vật như thế nào? Qua đó ta hiểu gì về nhân vật ông Hai?
-Học sinh trả lời,lớp nhận xét, bổ sung.
- GV lớp nhận xét, bổ 
- GV hướng dẫn HS về làm bài tập hai.
-Học sinh làm trong 5 phút.
-Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm và chỉ ra đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong bài làm.
-Lớp nhận xét ,giáo viên nhận xét.
-Gíao viên đọc đoạn văn đã chuẩn bị và chỉ ra yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn.
I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 1. Ví dụ : 
- Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau
-Lời người trao và lời người đáp đều gạch đầu dòng,nội dung nói chuyện của họ là hướng vào làng Chợ Dầu theo Tây.
 → Đối thoại
=>Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật,thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu.
- “Hà, nắng gớm, về nào”...Ông Hai nói với chính mình , nói thành lời.Nội dung câu nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào cả,có dấu gạch đầu dòng trước lời nói.
→ Độc thoại
-Ông Hai hỏi chính mình nhưng không phát ra thành lời chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông nên không có gạch đầu dòng.
→ Độc thoại nội tâm
=> khắc họa rõ tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc...làm cho câu chuyện sinh động hơn
2. ghi nhớ sgk/178
II.Luyện tập
Bài tập1. Tác dụng của hình thức đối thoại
-Có ba lời trao và hai lời đáp 
→ không bình thường
=>Lời đối thoại giữa ông Hai và bà Hai giúp người đọc hiểu được nỗi lo lắng và chán chường ,buồn bã ,đau khổ của ông Hai trước tin làng theo bọn Việt gian => Tình yêu làng tha thiết.
 Bài tập 2. Viết một đoạn văn kể chuyện đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm
4. Củng cố : GV củng cố lại bài 
5.Dặn dò:
-Học bài cũ ,hoàn thành đoạn văn .
-Liên hệ thực tế sử dụng tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rúy ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hieeys biết ,hiệu quả.
 -Chuẩn bị “Luyện nói: Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm”
IV.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 64.doc