Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 9 đến tuần 11 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 9 đến tuần 11 - Trường THCS Ngô Gia Tự

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(PHẦN VĂN)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt

- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở Đồng Nai và các tác phẩm văn học viết về Đồng Nai từ sau năm 1975.

- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

2. Kiến thức:

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Đồng Nai.

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Đồng Nai.

- Những biến chuyển của văn học Đồng Nai sau năm 1975.

3. Kĩ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Đồng Nai.

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về Đồng Nai.

- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

4. Thái độ:

Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương.

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

 - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm: Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời

Liên hệ: Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn

 

doc 74 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 9 đến tuần 11 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, Tiết 41
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt
- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở Đồng Nai và các tác phẩm văn học viết về Đồng Nai từ sau năm 1975. 
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
2. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Đồng Nai. 
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Đồng Nai. 
- Những biến chuyển của văn học Đồng Nai sau năm 1975.
3. Kĩ năng: 
- Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Đồng Nai. 
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về Đồng Nai. 
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
4. Thái độ: 
Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
 - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm: Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời
Liên hệ: Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn 
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Giáo án, sưu tầm các t¸c gi¶, tác phẩm ở Đồng Nai từ sau 1975 đến nay.
- Tuyển tập thơ văn Đồng Nai.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các tác giả, tác phẩm viết về Đồng Nai từ sau 1975 đến nay (theo hướng dẫn của GV). 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 - Đọc thuộc lòng 14 câu đầu của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. (4 đ), ( SGK trang 118 )
Câu 2 – Đạo lí nhân nghĩa được thể hiện như thế nào ? (6 đ)
- Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp.
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái có học thức, khuê các, thuỳ mị, thủy chung, nết na. Kiều Nguyệt nga một lòng tri ân người đã cứu mình.
3. Giới thiệu bài mới 
Để bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học Đồng Nai bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về Đồng Nai quê mình. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều đó.	Ngày dạy : 31/10/2005 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Học sinh tập hợp theo tổ bảng thống kê mà mình đã sưu tầm được:
GV thống kê các sáng tác văn học địa phương, các tác giả tiêu biểu.
Căn cứ vào sự chuẩn bị của HS cho các nhóm thống kê, các sáng tác mà HS đã sưu tầm chọn lựa được.
Gv hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dùựa vào tư liệu và bảng thống kê của H/s).
* Hoạt động 2: Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình
Mỗi tổ chọn 1 HS đọc bài viết giới thiệu hoặc nêu cảm nghĩ về một sáng tác mình đã sưu tầm.
GV nêu nhận xét khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác.
GV thu thập các tác phẩm của HS đã sưu tầm được đóng thành tập.
* Hoạt động 3: Đại diện từng tổ giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ người Đồng Nai sau năm 1975.
+Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm:Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời
 -Liên hệ :Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn 
- H/s nhận xét
- GV đánh giá
GV đọc một truyện ngắn cho HS cùng nghe.
I. Học sinh tập hợp theo tổ bảng thống kê mà mình đã sưu tầm được:
- Các thành viên trong tổ (nhóm) nộp bản thống kê
- Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản
II. Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách tác giả, tác phẩm đã sưu tầm)
- Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm, tác giả còn thiếu.
III. Đại diện từng tổ giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ người Đồng Nai sau năm 1975.
 - Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về Đồng Nai.
- Nhận xét về tác giả và tác phẩm văn học Đồng Nai trước và sau 1975.
STT
TÊN TÁC GIẢ
NĂM SINH - QUÊ
TÁC PHẨM CHÍNH
1
LÝ VĂN SÂM
1921-2000, Bình Long
Vĩnh Cửu - Đồng Nai
Kòn Trô, Nắng bên kia làng, Bến xuân, Cà Ngá, Địa ngục vá ánh sáng, Chuyện ấy đã qua rồi
2
HOÀNG VĂN BỔN
1930, Bình Long, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Trên mảnh đất này, Mẹ, Chứng nhận cuối đời, PrùmPrùm, Ông cháu người lính già
3
ĐÀM CHU VĂN
22/02/1958, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
44 bài thơ
4
TRẦN NGỌC TUẤN
29/10/1962, Bình Nguyên, Bình Sơn, Quãng Ngãi
40 bài thơ
5
NGUYỄN ĐỨC THỌ
1955-2001, xã Hưng Khánh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
Miệt vườn, Bồi hồi nhớ má năm xưa, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời
6
KHÔI VŨ
03/8/1950
Biên Hòa, Đồng Nai
Ngọn lửa âm thầm, Thần Nông trên đồi, Hảo hớn, Trái dưa tây lép, Say nắng
I. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của địa phương:
* Văn học sau 1975 :
Tác giả
Thể loại
Tác phẩm tiêu biểu
Nguyễn Một
Bút danh : Dạ Thảo Linh
Tiểu thuyết
Truyện ký
- Tha Hương (NXB Đồng Nai)
- Như là cổ tích (NXB Hội nhà văn năm 2004)
- Hoa vẫn trắng (NXB Kim Đồng). Về nữ anh hùng Hồ Thị Hương
Hoàng Văn Bổn
(05/1930)
Tiểu thuyết
Truyện thiếu nhi
Truyện ngắn
Hồi ký
- Vùng đất ven sông.
- Lũ chúng tôi (1982)
- Người điên kể chuyện người điên (1992)
- Ngôi sao nhớ ai (1996)
Lý Văn Sâm
(1921-2000)
Truyện ngắn
- Sương gió biên thùy.
- Mười lăm năm hận sử.
- Ngàn sau sông Dịch.
- Kòn-trô (Con trời) - Đã dựng thành phim.
Khôi Vũ
(Nguyễn Thái Hải)
(03/8/1950)
Trú quán: Biên Hòa - ĐNai
Truyện ngắn
- Già lửa (NXB Đồng Nai 1986)
- Chuyện ở dãy phố năm căn (NXB Đồng Nai 1987)
- Người có một thời (NXB Tác phẩm mới 1988)
- Chiếc lá thuộc bài (NXB Tuổi Hoa 1970)
Bùi Anh Tuấn
Tiểu thuyết
- Một thế giới không có đàn bà.
- Phố ba nhà.
- Niềm tin lầm lạc (năm 2005)
- Kế hoạch hậu chiến 72.
- Đối thoại một thế giới không có đàn bà
Đàm Chu Văn
(Đàm Xuân Nhiệm) (22/02/1958)
P. Quyết Thắng - B.Hòa
Tập thơ
- Nắng ấm phù sa (NXB Đồng Nai 1985)
- Và em chợt hiện (NXB Thanh Niên 1992)
- Dòng sông ngại chảy (NXB Văn hóa Thông tin 1998)
- Quả bóng xinh - Thơ thiếu nhi (NXB Đồng Nai 1995)
- Những vệt chổi trời - Truyện thiếu nhi (NXB Kim Đồng 2002)
Trần Ngọc Tuấn
(29/10/1962)
Tập thơ
- Chân chim hóa thạch.
- Giữa cỏ (NXB văn hóa thông tin 1996)
- Ngãu hứng (NXB Thanh niên 1998)
Nguyễn Đức Thọ
(1955-2001)
Tập truyện
Tiểu thuyết
Tập bút ký
Truyện thiếu nhi
- Đêm dưới núi đá chồng (1985)
- Xứ sở tình yêu (1989)
- Nhân chứng của thiên nhiên (2000)
- Có những mùa hè (2002)
* Những bài thơ tiêu biểu :
Đàm Chu Văn
- Giờ tan học (1999)
- Lộc biếc (2004)
Đăng trên báo GD và khuyến học (Xuân 2005)
Lê Tuấn Đạt
- Sân trường
- Người bán vé số
- Với quả chuối già hương làng Tân Triều.
Vũ Đức Hậu
- Đá chồng Định Quán
- Ở bưu điện khu công nghiệp
Nguyễn Tân Triều
- Chào em, thành phố Biên Hòa
* Những bài thơ viết về Long Khánh
Võ Văn Thu
- Bên công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh (ngày 21/4/2005)
Đỗ Minh Dương
- Trên đất đồ.
Thế Hưng
- Tăng người Long Khánh yêu
Nguyễn Thành Khải
- Miền Đông Long Khánh.
Ngọc Yến
- Long Khánh xưa và nay.
Trần Đình Thư
- Mừng Thị xã Long Khánh.
Phạm Xuân Mừng
- Chào Thị xã Long Khánh.
Vương Viết Nghĩa
- Thăm lại quê tôi.
Vũ Văn
- Về Long Khánh.
Luyện Đức Anh
- Chiều Long Khánh.
II. Giới thiệu tác giả tiêu biểu :
* Lê Tuấn Đạt (1963)
- Quê ở Thạnh Phú, H. Vĩnh Cửu, T. Đồng Nai.
- 1986 sau khi tốt nghiệp ĐHSP TP. HCM về dạy học tại trường THPT Vĩnh Cửu.
- Sau chuyển sang khoa tiếng Anh trường CĐSP Đồng Nai.
- Có thơ in từ năm 1981 (lúc anh đang còn là học sinh phổ thông)
- Khi trở thành thầy giáo anh vẫn tiếp tục làm thơ và dịch sách.
- Năm 2001, anh cho ra mắt đứa con tinh thần đầu tiên của mình. Tập thơ “Vườn cây giấu quả”.
“Sân trường”
(Trích trong “Vườn cây giấu quả”)
Chính nơi đây, khoảng sân trường nhỏ bé
Chính nơi đây, thương quá, đã bao lần
Cây phượng già từng bao dịp bâng khuâng
Đứng chứng kiến những mảnh tình tan hợp
Một chút nắng đổ vàng bên cửa lớp
Một tiếng chim thảng thốt cuối sân cờ
Một thoáng cười trong đôi mắt ngây thơ
Là tất cả hồn sân trường ở đấy.
Những chiều mưa sân buồn như trang giấy
Ai bỏ quên trên ghế đá ngày hè
Những mai hồng, sân rạo rực lắng nghe
Tiếng náo nức ngàn gót son tở mở
Trò sẽ lớn, sẽ như chim rời tổ
Thầy già thêm rồi thầy cũng đi xa
Đừng ai bảo sân trường kia không biết
Những nỗi niềm lưu luyến của sân ga.
Sân ga ấy tiễn đi nhiều thế hệ
Để một hôm tóc bạc, họ quay về
Cố tìm lại những ngày xưa đã mất
Những ngày đầy mơ mộng với đam mê.
(Lê Tuấn Đạt)
“Tặng người Long Khánh yêu”
Ta viết về người Long Khánh ơi!
Mùa xuân - thế kỷ mới đây rồi
Vùng đất hôm nào bom đạn xới
Nay thành vườn trĩu quả xanh tươi.
Hào hùng nào khỏi trãi đau thương
Cửa thép phía Đông Bắc chiến trường
Khói lửa mười hai ngày ác liệt
Đi về giải phóng trọn quê hương.
Long Khánh giờ đây đã đổi thay
Dân sinh, dân trí tiến từng ngày
Công, nông, thương nghiệp đang tăng tiến
Mở đầu Thị xã đẹp tương lai.
Ta có bà con Long Khánh đông
Người về hội tụ kể ba vùng
Tình làng, nghĩa phố luôn vun đắp
Đoàn kết chăm lo thiện ích chung.
Long Khánh - nơi ta lắm bạn hiền
Có thơ văn nghệ lớp cao niên
Có người vợ trẻ nay thành lão
Tình mãi thắm tình mãi đẹp thêm.
Hôm nay hoa nở mời xuân ý
Trước ngõ cây mai đơm nụ nhiều
Chẳng phải nhà thơ ta vẫn viết
Thơ đẹp tặng người Long Khánh yêu.
(Thế Hưng)
4. Củng cố 
- Cho HS đọc một bài thơ về Đồng Nai mà các em tìm được. 
5. Hướng dẫn dặn dò
- Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Đồng Nai.
- Chuẩn bị: Tổng kết về từ vựng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 9, Tiết 42
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
2. Kiến thức:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
3. Kĩ năng: 
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
4. Thái độ: 
- Gi¸o dôc cho häc sinh lßng tù hµo vÒ sù giµu ®Ñp cña TiÕng ViÖt.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trao dồi vốn từ và hệ thống hó ... ; ngẩng lên ngay, thường dùng khi chào hỏi, thể hiện sự đồng ý. 
 => Gật gù thích hợp hơn: Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài tập 2: Nhận xét cách hiểu hàm nghĩa chuyển của từ .
- Người chồng : dùng từ chân sút ( bóng đá)
- Người vợ: hiểu nhầm “một chân ” – cụ thể –> gây cười . 
Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút” cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chị có một người giỏi ghi bàn thôi.
-> là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Bài tập 3: Xác định từ được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Từ dùng theo nghĩa chuyển :
 + Bằng phương thức ẩn dụ: đầu.
 + Bằng phương thức hoán dụ: vai.
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức về từ vựng, phân tích cái hay trong cách dùng từ ở một đoạn thơ, giá trị của việc dùng trường từ vựng.
a. Có 2 trường từ vựng :
- Trường “màu sắc”: đỏ, xanh, hồng.
- Trường “lửa”: hồng, lửa, cháy, tro.
b. Hai trường từ vựng này lại có quan hệ mật thiết với nhau, khiến cho nội dung khổ thơ thật thú vị: Chiếc áo em mặc nhuộm hồng cả cây xanh. Hình ảnh em đi như thắp lên ngọn lửa trong mắt bao chàng trai, còn anh đứng nhìn theo mà như bị đốt cháy thành tro.
Bài tập 5: Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách đặt tên sự vật, hiện tượng.
a. Các sự vật hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách dùng từ ngữ đã sẵn có theo một nội dung mới.
b. Ví dụ khác :
- Chim lợn: là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Xe cút kít: Xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít.
- Mực: Động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
- Cà tím, chuột đồng, cá kiếm, trà móc câu, xe cút kít, cá kim, cá ngựa, cây xương rồng, cây lưỡi hổ, cá vàng
- Sông Vàm Cỏ, núi Bà Đen, núi Ba Vì, chùa Một Cột, xã Hố Nai
Bài tập 6: Nhận xét việc lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
- Phê phán thói khoe chữ, thích dùng từ nước ngoài của một số người dù cho tiếng mình vẫn có từ đó.
- Thay vì dùng từ bác sĩ, người bố đang cơn đau đớn cái nết không chừa, cứ một mực dùng từ “đốc tờ”.
4. Củng cố 
Cho học sinh nhắc lại một số ví dụ.
5. Hướng dẫn dặn dò
- Học bài.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 
- Chuẩn bị: Bếp lửa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Tuần 12, Tiết 56
Ngày soạn: 03/11/2011
Ngày dạy: 07/11/2011
BẾP LỬA
 Bằng Việt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh, khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
2. Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bà hiàu tình thương và giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
3. Kĩ năng: 
- Nhận dịên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ..
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước..
4. Thái độ: 
Giáo dục tình cảm gia đình thiêng liêng.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, bảng phụ.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy cận. (7điểm)
- Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? (3điểm)
	a. Nghệ thuật 
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. 
	- Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. 
	- Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
b. Nội dung
- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới
3. Giới thiệu bài mới 
Trong bài “Tiếng Gà Trưa” Xuân Quỳnh nói về anh lính trẻ trên đương hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại nhớ tới bà mìn khum khum soi trứng và mắng yêu cháu nhìn gà đẻ mà mặt bị lang. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác du học ở Liên Xô lại nhớ về bà mình, khi đang hàng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
 - Bằng Việt là một tác giả như thế nào ?
 - Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? Trích trong tập thơ nào?
- HS: Dựa vào phần chú thích (sgk) nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
*GV hướng dẫn học sinh đọc với giọng chậm rãi, lắng đọng, xúc động bồi hồi. GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi học sinh đọc tiếp cho đến hết, GV nhận xét.
- Hãy giải thích các từ đinh ninh, ấp iu?
Cho biết bố cục của bài thơ ?
- Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng về tuổi thơ.
- Khổ thơ tiếp: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ thơ cuối: Tình cảm của người cháu hôm nay.
Nêu đại ý của bài thơ?
- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
- Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? 
? Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?
? Tìm bố cục của bài thơ? Và nội dung chính của từng phần?
- HS: Đọc lại khổ thơ 1
? Trong hồi tưởng của người cháu hình ảnh gì được nhắc tới đầu tiên?
? Khổ 1 tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì?
? Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh gì?
- HS Thảo luận trả lời:
- GV: Dũng hồi tưởng trào dâng cháu nhớ tới những kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu 
? Vậy những kỷ niệm nào được gợi lại?
- HS: Trả lời
- GV: Bóng đen của nạn đói năm 1945, có mối lo của giặc tàn phá xóm làng, có hình ảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Mẹ và cha đi công tác xa, cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan
- GV: Nhắc lại kiến thức tiết trước
- HS : Đọc lại bài thơ
? Phân tích hình ảnh bếp lửa ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới bao nhiêu lần? Tại sao tác giả lại viết “Ôi kỳ lạ. bếp lửa”?
- Hs : Phân tích
- GV: Phân tích từng ý để học sinh hiểu rõ hơn
- Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa-> bà là người nhóm lửa, người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nồng và toả sỏng trong mỗi gia đình
- Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được T/g thể hiện trong một chi tiết:
"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
...Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm"
-> Nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn " Nhóm dậy cả những tâm tình, tuổi nhỏ"
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa (10 lần )
? Vì sao ở hai câu dưới tác giả không dùng từ bếp lửa mà lại dùng từ ‘ngọn lửa”?
- HS : Trả lời
- GV: Phân tích
- HS: Đọc khổ cuối
? Hoàn cảnh của người cháu như thế nào? Tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
- HS: Thảo luận trình bày.
- GV: Chốt, trả lời
? Nét đặc sắc về NT của bài thơ?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- GV: Chốt ghi bảng
? Qua bài thơ T/g muốn thể hiện chiều sâu tư tưởng gì?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
- Bằng Việt sinh ngày 15/6/1941, tên thật là Nguyễn Việt Bằng, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
 Bài thơ sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên trường Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
b.Thể thơ: Thơ tám chữ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 
- Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
- Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng về tuổi thơ.
- Khổ thơ tiếp: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ thơ cuối: Tình cảm của người cháu hôm nay.
3. Đại ý
Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
4. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự.
5. Mạch cảm xúc của bài thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
=> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
6. Phân tích
a. Hồi tưởng về bếp lửa về bà 
- Nghệ thuật: Điệp từ, từ láy
=> Hình ảnh bếp lửa đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người cháu. Cháu nhớ tới bếp lửa là nhớ về người bà vất vả, tảo tần.
 b. Kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà
- Những câu thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà: Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn.
-> Đây chính là kỷ niệm về hoàn cảnh sống của hai bà cháu.
- Tiếng chim gợi nhắc sự vất vả lo toan của bà.
-> Cảm xúc trào dâng lòng biết ơn bà vô hạn của nhà thơ.
c. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
- Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa -> Bà là người nhóm lửa, người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nồng và toả sỏng trong mỗi gia đình
- Bà tảo tần, hy sinh chăm lo cho mọi người. 
-> Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà (ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng).
- Hình ảnh đối lập, điệp ngữ, câu nghi vấn.
=> Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho cách thế hệ nối tiếp.
d. Tình cảm của cháu dành cho bà
- Càng trưởng thành ở xa cháu càng nhớ đến bà, nhớ đến tấm lòng nhẫn nại, nhớ đến tấm lòng yêu thương và đức hy sinh của bà.
III. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, cụ thể, gần gũi, vừa mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết hợp nhuần nhuyễn, miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận
- Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
b. Nội dung
Từ những kĩ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 911.doc