Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2008 (chi tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2008 (chi tiết)

Văn bản

Phong cách Hồ Chí Minh

 Lê Anh Trà

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 HS hiểu được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và giản dị.

 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng viết theo phương thức nghị luận kết hợp thuyết minh.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.

CHUẨN BỊ

- GV: Sưu tầm tranh ảnh về Bác, nơi ở, làm việc của Bác.

- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 472 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2008 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
 1
 Ngày soạn: 15 - 8- 2008
 Ngày dạy: T6- 22 - 8- 2008 
Văn bản 
Phong cách Hồ Chí Minh
 Lê Anh Trà 
Mục tiêu cần đạt 
 HS hiểu được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và giản dị.
 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng viết theo phương thức nghị luận kết hợp thuyết minh.
 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.
Chuẩn bị 
- GV: Sưu tầm tranh ảnh về Bác, nơi ở, làm việc của Bác.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiến trình dạy - học 
 Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.
 Kiểm tra ( 4') 
* Kiểm tra : SGK, vở ghi ,bài soạn 
 Bài mới (35' )
* GV giới thiệu bài:
 	Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc ta mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách HCM là gì đoạn trích sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
- HS theo dõi chú thích sgk.
? Văn bản này trích từ đâu? Của tác giả nào.
- GV: Văn bản này được coi là Vb nhật dụng.
? Vậy vì sao văn bản được coi là một văn bản nhật dụng, nó đề cập tới vấn đề gì.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.( nghị luận xen thuyết minh)
- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc bài, nhận xét.
- GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích và giải thích thêm một số từ.( bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước; đạm bạc: đơn giản, không cầu kì)
? Phần trích có thể chia làm mấy phần.
? Nội dung từng phần. 
+ Con đường hình thành p/c của HCM.
+ Vẻ đẹp của phong cách HCM.
- HS theo dõi đoạn 1.
? Tác giả đã đề cập tới những khía cạnh nào để làm nổi bật con đường hình thành p/c Hồ Chí Minh.( vốn tri thức, thái độ tiếp thu, nét độc đáo)
? Cuộc đời hoạt động cách mạng của CT Hồ Chí Minh có gì đặc biệt .
? Nhờ đâu Người am hiểu được văn hoá các nước trên thế giới.
? Việc tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, làm nhiều nghề học hỏiđã tạo nên ở Bác vốn tri thức như thế nào.
- HS theo dõi sgk.
? Thái độ tiếp thu văn hoá của Bác.
? Đó là thái độ tiếp thu như thế nào.
? Điều mà tác giả cho là kì lạ, độc đáo ở Bác về phong cách là gì. 
? Trong đoạn viết về con đường hình thành phong cách HCM tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì.
Hoặc: Vì sao đoạn văn của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.
? Có thể khái quát như thế nào về phong cách văn hoá Hồ Chí Minh .
- GV diễn giảng liên hệ: " Người đi tìm hình của nước"
" Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường CM đang tìm đi".
? Ngoài những luận cứ chứng minh, còn luận cứ nào có tính chất giải thích?
? Các luận cứ đó được đưa vào vị trí nào trong đoạn văn.
- HS xác định.
? Sau khi đọc đoạn 1 của văn bản, em rút ra bài học nào cho bản thân trong việc học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài.
I. Giới thiệu chung ( 5')
- Trích '' Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị ''...1990- Lê Anh Trà
- Văn bản nhật dụng, chủ đề hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II. Đọc hiểu văn bản ( 25')
1. Đọc, chú thích ( 8')
- Đọc 
- Chú thích 
- Bố cục: 2 phần
2.Phân tích (17')
a. Con đường hình thành phong cách Hồ chí Minh
* Vốn tri thức:
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
- Làm nhiều nghề.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá uyên thâm...
-> Vốn tri thức sâu rộng.
* Thái độ tiếp thu:
- Tiếp thu cái đẹp cái hay, phê phán tiêu cực
-> Tiếp thu có chọn lọc ( tinh hoa VHTG.)
* Nét độc đáo :
- ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển.
-> Kết hợp hài hoà
+ Kể xen bình luận, lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế.
-> Phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.
* Luyện tập ( 5')
- Lcứ 1: " Có thể nói  như Chủ tịch Hồ Chí Minh"
- Lcứ 2: "Nhưng điều kì lạ  hiện đại"
-> Cần trau dồi, học tập tốt các kiến thức văn hoá cơ bản vì đó là những tri thức nền để ta tiếp thu văn hoá nhân loại. Học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài là rất cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng phải có ý thức chọn lọc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; phải biết kết hợp văn hoá dân tộc với văn hoá nhân loại.
 Củng cố ( 3')
- Đọc diễn cảm văn bản.
? Vì sao nói phong cách văn hoá Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại.
 Hướng dẫn ( 2' )
- Tiếp tục đọc và tìm hiểu văn bản.
( chú ý những vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác)
- Đọc lại văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"- NV7.
*BS:
*************************
Tiết
 2
 Ngày soạn : 15- 8- 2008
 Ngày dạy : T7- 23- 8 - 2008 
 Văn bản 
 Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp theo )
 Lê Anh Trà 
 Mục tiêu cần đạt 
 HS hiểu được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sinh hoạt của HCM đó là lối sống giản dị, thanh cao, rất Việt Nam, rất Phương Đông; sự kết hợp hài hoà truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị.
 	Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận xen thuyết 
minh.
 	Tiếp tục giáo dục HS lòng kính yêu tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.
Chuẩn bị 
- GV: Một số tư liệu, câu chuyện về Bác Hồ.
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiến trình dạy - học 
 Tổ chức (1' ) : Nền nếp, sĩ số.
 Kiểm tra ( 4')
? Nêu khái quát con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
 Bài mới (35')
*GV khái quát nội dung tiết 1, giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- HS theo dõi đoạn 2.
? Nội dung cơ bản của đoạn.
? Vẻ đẹp của phong cách HCM thể hiện qua phương diện cụ thể nào. ( lối sống)
? ở lớp 7, em đã học văn bản nào nói về lối sống, sinh hoạt của Bác.
( VB: Đức tính giản dị của Bác Hồ)
- GV giới thiệu về cương vị Chủ tịch nước đầu tiên của Bác.
? Phong cách sống và làm việc của Người biểu hiện cụ thể như thế nào.
( nơi ở và làm việc, trang phục, bữa ăn)
? Hãy nêu các luận chứng làm sáng tỏ lối sống sinh hoạt của Bác.
- HS phát hiện chi tiết, xem ảnh nhà sàn Bác Hồ.
? Em có nhận xét gì về cách sinh hoạt của Bác.( đơn sơ, giản dị, đạm bạc)
- GV liên hệ kể chuyện " Một bữa ăn tối của Bác" - Tư liệu NV9, T7.
? Nhận xét của em về các dẫn chứng và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
? Với những dẫn chứng đưa ra, tác giả đã làm sáng tỏ điều gì trong lối sống của Bác. (giản dị, thanh cao)
- GV liên hệ bài " Thăm nhà Bác ở".
? Cách sống đó của Bác gợi tình cảm nào trong chúng ta. ( Yêu mến, cảm phục)
? Lối sống của người khiến ta liên tưởng đến ai, dẫn chứng về cuộc sống đó (Các nhà nho: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... )
? Như vậy vẻ đẹp nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là gì .
- GV diễn giảng khái quát chung: có thể nói vẻ đẹp nổi bật trong phong cách HCM là sự giản dị, thanh cao, mang phong cách của nhà hiền triết phương Đông.
? Theo em Bác giống và khác các bậc danh nho xưa ở điểm nào.
? Tại sao Bác lựa chọn lối sống giản dị , thanh cao ấy, quan niệm của em ntn?
- HS thảo luận 2 câu hỏi trên.
- GV diễn giảng: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM " Mong manh áo vải .. những lối mòn".
? Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác.
? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời.
- HS nêu ý kiến.
- GVkq: không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm, không tự đề cao mình. Đó là cách sống đẹp.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại HP thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
- HS nêu ý kiến.
- GV: Sự bình dị, gắn với thanh cao trong sạch; tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi -> Tâm hồn được thanh cao HP. Sống thanh bạch, giản dị -> thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật.
? Qua phân tích, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
? Qua văn bản em hiểu gì về tình cảm, thái độ của người viết thông qua các luận điểm, các dẫn chứng cụ thể trên.
( Yêu mến, trân trọng, ngợi ca..)
? Để làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của p/c HCM tác giả bài viết đã sử dụng những BPNT gì. 
? Có thể khái quát vẻ đẹp của p/c HCM ntn.
? Tại sao chúng ta đặt ra vấn đề học tập p/c HCM trong giai đoạn hiện nay
- HS tự liên hệ, rút ra ý nghĩa của việc học tập phong cách HCM trong giai đoạn hiện nay. 
? VB " PCHCM" đã bồi đắp thêm tình cảm nào trong chúng ta với Bác Hồ.
( kính yêu, thương mến, tự hào, biết ơn, noi gương)
? Em học tập được gì về phong cách của Bác.
? Em nghĩ gì về nhiệm vụ của chúng ta khi đất nước đang hoà nhập với khu vực và quốc tế.
? Phong cách HCM có điểm gì giống và khác so với p/c của một vị hiền triết như Nguyễn Trãi
- HS nêu ý kiến.	
b. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh trong sinh hoạt
( 26')
- Nơi ở và làm việc: nhà sàn, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp..
- Bữa ăn: đạm bạc, món ăn dân tộccá kho, rau luộc, cà muối
- Tư trang: một chiếc vali con, vài bộ quần áo.
+ Bình luận, so sánh, liệt kê.
=> Giản dị, thanh cao, rất Việt Nam, rất phương Đông.
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
=> Phong cách sống đẹp, vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi với mọi người.
3. Ghi nhớ ( 5')
NT: 
- Kết hợp kể và bình luận.
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, toàn diện.
- Sd thành công phép liệt kê, so sánh, đối lập.
ND: Vẻ đẹp phong cách HCM có sự kết hợp hài hoà truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 
III. Luyện tập ( 4')
* NTrãi: giản dị thanh cao:
" Bữa ăn dầu có dưa muối
 áo mặc nài chi gấm là "
Thanh cao trong cuộc sống gắn liền với thú quê đạm bạc. Tuy nhiên NT là con người của thời trung đại -> ông tiếp thu văn hoá DTộc và PĐông.
* HCM: là sự kết hợp tinh hoa văn hoá nhân loại từ PĐông đến PTây; từ châu á đến châu Phi; truyền thống và hiện đại.
 Củng cố (3')
? Em học tập được gì về phong cách của Bác.
? Em nghĩ gì về nhiệm vụ của chúng ta khi đất nước đang hoà nhập với khu vực và quốc tế.
- GV liên hệ cuộc vận động: “ ọc tập và làm theoHHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.” 
Hướng dẫn (2')
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Sưu tầm tư liệu về lối sống của Bác, phong cách nói và viết của Bác, những mẩu chuyện về Bác.
- Chuẩn bị: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
*BS:
 ... i NHT miêu tả hình tượng nhân vật kẻ thù không hề đơn giản.
- HS thảo luận.
? Xung đột trong lớp kịch này còn là xung đột của những tính cách. Qua hai nhân vật Thơm, Ngọc hãy chỉ ra nội dung xung đột của hai tính cách này.
- HS thảo luận.
+ Thơm Ngọc
- ngay thẳng > < quanh co
- trong sáng > < hiểm độc
- giàu tình nghĩa > < bất nghĩa.
? Sự xung đột này gợi tình cảm gì ở người đọc.
Cảm thông > < căm ghét
? Nét nổi bật trong tính cách của Thái là gì.
+ Thái : bình tĩnh, sáng suốt, có niềm tin vững chắc vào bản chất con người.
+ Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn.
=>Trong những tình thế nguy cấp, những người cách mạng rất cần sự ủng hộ , giúp đỡ của quần chúng để tránh được lưới vây của kẻ thù.
* GV liên hệ thực tế sự giúp đỡ của nhân dân trong kháng chiến.
? Nhận xét nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng?
? Nội dung của tác phẩm kịch.
- HS khái quát NT, ND ở đoạn trích này.
- GV hướng dẫn làm bài tập sgk.
 2. Phân tích
b. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
* Hoàn cảnh: 
- cuộc cách mạng bị đàn áp, cha và em bị hi sinh, mẹ bỏ đi, chồng phản bội theo Việt gian.
-> éo le.
+Tâm trạng:
- Sự day dứt, đau xót, ân hận, ám ảnh,giày vò. 
- Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc.
* Tình huống: 
- Thái, Cửu ( hai chiến sĩ CM) chạy trốn sự truy lùng của kẻ thù -> lại chạy đúng vào nhà Thơm.
- Ngọc ( chồng Thơm) đang lùng bắt Thái, Cửu
-> căng thẳng, đầy kịch tính.(thử thách nhân vật.)
- Tôi chết thì chết chứ không báo hai ông đâu!
-> Lo lắng, hoảng hốt, lúng túng
- Kéo hai người đẩy vào buồng riêng.
-> Táo bạo, bất ngờ ; có cảm tình với cách mạng.
- Ngọc về
-> Tình huống nguy hiểm hơn.
- Thơm vờ gây tình cảm với chồng để giúp Thái, Cửu trốn thoát.
+ Khắc hoạ nhân vật qua diễn biến tâm lí phức tạp, qua cử chỉ, lời nói.
=> Thơm nhận ra bộ mặt phản động của chồng, căm ghét bọn bán nước, cướp nước, có thiện cảm với cách mạng.
c. Các nhân vật khác
* Nhân vật Ngọc:
- Việt gian bán nước đầy tham vọng.
 1 nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng tham địa vị, quyền lực, tiền tài.
+ Ngọc làm tay sai dẫn Pháp đánh Vũ Lăng; truy lùng hai cán bộ cách mạng; che giấu bản chất và hđ trước mặt vợ ( nịnh, cho vợ nhiều tiền mua sắm)
=> giả nhân, giả nghĩa, tham lam, hiếu sắc, hám danh; phản dân, hại nước.
* Nhân vật Cửu, Thái:
- Dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp đỡ của quần chúng nhân dân.
3. Ghi nhớ
- NT: 
+ XD xung đột kịch
+ XD tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
+ Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu được tổ chức phù hợp hđ kịch.
- ND: 
III.Luyện tập
- HS đọc phân vai lớp II.
Củng cố (3')
? Vở kịch đã bộc lộ tư tưởng tình cảm nào của nhà văn với cách mạng.
+ p/ a hiện thực cách mạng.
+ Ca ngợi quần chúng cách mạng.
+ Tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng nước nhà ngay lúc còn khó khăn.
? Suy nghĩ của em về các nhân vật trong tác phẩm?
Hướng dẫn(1')
- Nắm vững KTCB của bài học.
- Chuẩn bị “ Tôi và chúng ta”
***************************
Tiết 
163
 Ngày soạn : 03- 5 - 2008
 Ngày dạy : T7- 10- 5- 2008 
 Tổng kết Tập làm văn
Mục tiêu cần đạt 
 HS nắm vững các kiểu VB đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu VB và nhận thấy sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
Phân biệt kiểu VB , nâng cao năng lực tích hợp, đọc và viết các VB thông dụng .
Chuẩn bị 
- GV: nội dung ôn tập. 
- HS: Ôn tập, bảng thống kê.
Tiến trình dạy- học
 Tổ chức (1’)
 Kiểm tra ( xen kẽ trong giờ)
Bài mới ( 38’) 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn trả lời câu hỏi.
? Em đã học những kiểu VB nào ? 
? Cho biết sự khác nhau của những kiểu VB đó ?
- HS liệt kê kiểu VB đã học và phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
? Các kiểu VB có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao ?
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một VB được không ? Vì sao ? Cho VD ?
- HS tự nêu VD.
? Kiểu VB và hình thức thể hiện, thể loại tpvh có gì giống nhau, khác nhau ?
? Kiểu VBTS khác VH tự sự như thế nào ?
? Kiểu VB biểu cảm khác VH trữ tình ở chỗ nào ?
? TP nghị luận có các yếu tố thuyết minh
Có ý nghĩa như thế nào đ/v việc rèn luyện kĩ năng làm văn ? cần ở mức độ nào ? Vì sao ?
-HS giải thích, minh hoạ.
? Phần văn và TLV có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho VD minh hoạ?
-HS giải thích, minh hoạ.
? Chỉ rõ mqh: TV-TLV-VH?
- Các phương thức biểu đạt : TS, MT, BC, NL, TM có ý nghĩa đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn ntn?
I. Các kiểu VB đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
-> Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được. Mỗi kiểu VB có mục đích riêng- sử dụng pp, cách thức, ngôn từ, yếu tố khác nhau.
+ Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì.
Trong VBTS có thể sử dụng PT MTả, TM, NL và ngược lại.
- Ngoài chức năng thông tin các VB còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội do đó khó thể có một văn bản nào lại thuộc một PT biểu đạt duy nhất.
* Giống nhau: có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
VD: Kiểu VBBC có trong thể loại trữ tình.
* Khác nhau: kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. Thể loại VH là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản.
+VB tự sự khác VHTS : kiểu VBTS không chỉ dùng cho VB NT mà còn dùng cho rất nhiều tình huống và các loại VB khác ( báo chí, đơn từ, lịch sử, khoa học). Còn thể loại VHTS nhằm phân biệt thể loại trữ tình, kịch.
- Văn bản biểu cảm khác văn học trữ tình.
-HS giải thích, minh hoạ.
II.Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS
Củng cố (5')
? Chỉ rõ mối quan hệ giữa ba môn: Tiếng Việt- TLV-Văn?
- GV khái những nội dung cơ bản trong tiết ôn tập.
Hướng dẫn(1')
- Tiếp tục tìm hiểu ba kiểu VB trọng tâm, chú ý kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học.
BS:
********************************
Tiết 
164
 Ngày soạn : 0- 5 - 2008
 Ngày dạy : T- 1- 5- 2008 
 Tổng kết Tập làm văn
Mục tiêu cần đạt 
 HS nắm vững các kiểu VB đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu VB và nhận thấy sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
Phân biệt kiểu VB , nâng cao năng lực tích hợp, đọc và viết các VB thông dụng .
Chuẩn bị 
- GV: nội dung ôn tập. 
- HS: Ôn tập, bảng thống kê.
Tiến trình dạy- học 
 Tổ chức(1')
 Kiểm tra bài cũ
 Bài mới(39')
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi sgk.
? VBTM có đích biểu đạt là gì ?
? Muốn làm được VBTM cần chuẩn bị gì ?
?Nêu các PP thuyết minh ?
-HS trả lời câu hỏi.
? Ngôn ngữ của VBTM có đặc điểm gì?
- HS ôn lại VBTS.
? Mục đích , yếu tố tạo thành, ngôn ngữ?
? VBTS kết hợp yếu tố khác như thế nào? Tác dụng?
? Mục đích biểu đạt, yếu tố tạo thành, ? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận?
- HS ôn lại kiểu VB nghị luận.
? Cho biết dàn ý nghị luận XH, VH?
Bài 1.Trên cơ sở những truyện ngắn đã học ở THCS, hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn ?
Bài 2. Kể sáng tạo truyện Lão Hạc của Nam cao?
Bài 3. Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương. 
III. Các kiểu VB trọng tâm
1. Văn bản thuyết minh
+ VBTM: cung cấp tri tức về các hiện tượng, sv trong tự nhiên, xã hội.
+ Cần có tri tức ( học tập, tích kuỹ, quan sát, tra cứu, )
+ PP: nêu định nghĩa, thống kê, số liệu, so sánh đối chứng, nêu VD, phân tích, phân loại
+ Ngôn ngữ: chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
2. Văn bản tự sự
+ Mục đích: kể người, việc, hiện tượng => mục đích có ý nghĩa.
+ Yếu tố: nhân vật, sự việc.
+ Ngôn ngữ NT đa dạng: đối thoại, độc thoại. ( thành lời, nội tâm )
+ Kết hợp nhiều yếu tố: miêu tả, nghị luận, biểu cảm
3.Văn bản nghị luận
* Cần lưu ý: nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
IV. Bài tập
Củng cố (4')
- GV khái quát đặc điểm cơ bản của ba phương thức biểu đạt(tự sự, thuyết minh, nghị luận)?
Hướng dẫn (1')
- Làm bài tập làm văn.
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra, chuẩn bị bài Thư - điện.
BS:
*************************
Tiết 
165, 166
 Ngày soạn : 0- 5 - 2008
 Ngày dạy : T- 1- 5- 2008 
 TôI và chúng ta
 ( Lưu Quang Vũ)
Mục tiêu cần đạt 
HS hiểu được phần nào tính cách nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đấy thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
 Hiểu thêm những đặc điểm của thể loại kịch nói: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm kịch.
Chuẩn bị 
- GV: Chân dung nhà văn Lưu Quang Vũ, Văn bản kịch Tôi và chúng ta.
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
Tiến trình dạy- học 
 Tổ chức(1')
 Kiểm tra bài cũ
? Suy nghĩ của em về nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn đã học? 
 Bài mới(39')
Tiết 
XY
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
Tổng kết về từ vựng
Mục tiêu cần đạt 
 HS hiểu được
 Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích
 Bồi dưỡng 
Chuẩn bị 
- GV: 
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiến trình dạy - học 
 Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.
 Kiểm tra (5 ') * 
 Bài mới (38' )
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
- HS theo dõi sgk.
- HS nêu.
- HS 
- GV, HS nhận xét .
- GV kiểm tra .
- HS nêu một
?
- HS nêu cụ thể:
- HS giải thích.
- GV nhấn mạnh 
- GV: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. 
- HS đọc đoạn 2 và nêu nội dung.
- HS nêu. 
I. 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
3. Ghi nhớ:
II. 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
3. Ghi nhớ:
III. Luyện tập
Bài 1:
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Củng cố ( 3')
- GV khái quát: 
	 Hướng dẫn( 2' )
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị
BS:
******************************* 
Tiết 
XY
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
Tổng kết về từ vựng
Mục tiêu cần đạt 
 HS hiểu được
 Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích
 Bồi dưỡng 
Chuẩn bị 
- GV: 
- HS: Chuẩn bị bài theo hớng dẫn của giáo viên.
Tiến trình dạy - học 
 Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.
 Kiểm tra (5 ') * 
 Bài mới (38' )
* GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
- HS theo dõi sgk.
- HS nêu.
- HS 
- GV, HS nhận xét .
- GV kiểm tra .
- HS nêu một
?
- HS nêu cụ thể:
- HS giải thích.
- GV nhấn mạnh 
- GV: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. 
- HS đọc đoạn 2 và nêu nội dung.
- HS nêu. 
I. 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
3. Ghi nhớ:
II. 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
3. Ghi nhớ:
III. Luyện tập
Bài 1:
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Củng cố ( 3')
- GV khái quát: 
	 Hướng dẫn( 2' )
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị
BS:
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 hay so 1.doc