Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 100

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 100

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 Chu Quang Tiềm

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.

 - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

 - Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập.

II.CHUAÅN BÒ :

1.Giáo viên :

- Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm, các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.

- Bảng phụ.

 2.Học sinh :

 - Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo

 

doc 29 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 20	Ngày soạn : 07.01.2010
Tiết : 91 	Ngày dạy : 08/10.01.10
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 Chu Quang Tiềm
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
	- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
	- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
	- Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập.
II.CHUAÅN BÒ :
1.Giáo viên :
- Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm, các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
- Bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
III.TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm vở bài soạn theo định hướng của giáo viên
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách có hiệu quả nhất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 ? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chu Quang Tiềm?
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận học nổi tiếng Trung Quốc.
- Chu Quang Tiềm đã nhiều lần bàn về đọc sách. Bài viết là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn luận tâm huyết của người đi trước muốn 
? Theo em, mỹ học là gì ?
Mỹ học : Môn học nghiên cứu những cái mình cho là đẹp để thuyết minh cái nguyên lý và tác dụng của cái đẹp ấy (esthétique)
? Văn bản được ai dịch lại?
? Khi phân tích một văn bản dịch chúng ta cần lưu ý điều gì
- Đây là một văn bản dịch ® khi phân tích cần chú ý nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không sa đà vào phân tích ngôn từ.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- Văn bản được trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của đọc sách" (Bắc Kinh, 1995 – GS. Trần Đình Sử dịch)
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
- Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như trò chuyện.
- 2 – 3 học sinh thay nhau đọc. ® nhận xét, RKN, sửa lỗi
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 – 3 học sinh đọc Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK – 6.
- Căn cứ theo chú thích SGK, học sinh tìm hiểu và trả lời các từ khó.
? Em hiểu như thế nào là "học vấn" , "học thuật"? 
? Từ "trường chinh" có mấy nghĩa? Trong văn bản dùng theo nghĩa nào?
? Thành ngữ "Vô thưởng, vô phạt" có nghĩa là gì? 
? "Khí chất" được hiểu như thế nào?
? Văn bản này được chia bố cục làm mấy phần? Ranh giới của các phần và nội dung chính của từng phần đó là gì? 
- Bố cục: Chia 3 phần
 + Phần 1: Từ đầu ® nhằm phát hiện thế giới mới: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
 + Phần 2: Tiếp theo ® tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 + Phần 3: Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (lập luận và giải thích về một vấn đề xã hội).
? Theo em, vấn đề đọc sách có phải là vấn đề quan trọng đáng quan tâm hay không?
- Vấn đề lập luận: Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách ® Có ý nghĩa lâu dài.
? Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì?
? Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận?
- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giói hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em.
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu của văn bản.
- Học sinh chú ý vào phần đầu văn bản.
? Bàn về đọc sách, tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách với mỗi người như thế nào?
- Tác giả lý giải bằng cách đặt nó trong một quan hệ với học vấn của con người.
? Để trả lời cho câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách, tác giả đã đưa ra các lý lẽ nào?
- Đọc sách là con đường của học vấn.
? Em hiểu học vấn là gì?
- (Học sinh nhắc lại chú thích trong SGK) Những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập.
? Con người thường tích luỹ tri thức bằng cách nào và ở đâu?
- Tích luỹ qua sách báo
- Sách vở ghi chép, lưu truyền lại thành quả của nhân laọi trong một thời gian dài.
? Tác giả đánh giá tầm quan trọng của sách như thế nào?
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là những cột mốtc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
? Nếu ta xoá bỏ những thành quả của nhân loại đã đạt được trong quá khứ, lãng quên sách thì điều gì sẽ xảy ra?
- Có thể chúng ta sẽ bị lùi điểm xuất phát ® thành kẻ đi giật lùi, là kẻ lạc hậu
? Vì sao tác giả cho rằng đọc sách là một sự hưởng thụ?
- Nhập lại tích luỹ lâu dài mới có được tri thức gửi gắm trong những quyển sách ® chúng ta đọc sách và chiếm hội những tri thức đó có thể chỉ trong một thưòi gian ngắn để mở rộng hiểu biết, làm giàu tri thức cho mình ® có đọc sách, có hiểu biết thì con người mới có thể vững bước trên con đường học vấn, mới có thể khám phá thế giới mới.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên?
- Lý lẽ rõ ràng, lập luận thấu tình, đạt lý, kín kẽ, sâu sắc
? Những lý lẽ trên đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
- Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là các tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
- Tri thức về Tiếng Việt, văn bản ® hiểu đúng ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết
? Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Học sinh theo dõi vào phần 2 của văn bản.
GV: Ai cũng biết đọc sách là quan trọng, là cần thiết, song đọc sách không phải ai cũng đọc đúng. Con người ta có thể dễ mắc phải, dễ có thói quen sai lệch khi đọc sách Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách để không bị mắc sai lầm.
- Sách tích luỹ càng nhiều ® việc đọc sách càng không dễ.
- Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
Hoạt đông nhóm:
Các nhóm trả lời câu hỏi:
1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2.Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? 
 (Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
I/Giới thiệu 
1.Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897-1986) 
- Là nhà mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm
- “Bàn về đọc sách” trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”. (Bắc Kinh,1995) [Trần Đình Sử dịch]
II/ Đọc-hiểu văn bản
1. Phương thức biểu đạt.
- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
2.Bố cục :
- Đoạn 1 : Từ đầu đến “phát hiện thế giới mới” : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đoạn 2 : Tiếp theo đến “tiêu hao lực lượng” : Những khó khăn, sai lạc trong việc đọc sách.
- Đoạn 3 : Phần còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách.
3.Đại ý :
Là văn bản nghị luận nêu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, các khó khăn và phương pháp đọc sách.
4.Phân tích
 a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
	4.Củng cố :
? Em thường gặp khó khăn gì trong vấn đề chọn sách hiện nay?
	? Em thường đọc sách vào những lúc nào? Ở đâu? Sách thuộc thể loại gì?
5. Hướng dẫn tự học
- Học bài.
- Chuẩn bị : Bàn về đọc sách ( tiếp theo )
IV/ RUÙT KINH NGHIEÄM
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=========================================================================
Tuần lễ : 20	Ngày soạn : 07.01.2010
Tiết : 92	Ngày dạy : 08/10.01.10
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Tiếp theo )
 Chu Quang Tiềm
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
	- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
	- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
	- Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập.
B.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
 - Chuẩn bị các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
- Bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
? Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. ( 10đ )
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục học văn bản trích “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để biết cách đọc sách đúng đắn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Phân tích
* Tìm hiểu những khó khăn, sai lạc trong việc đọc sách
*GV cho HS đọc phần tiếp theo trong SGK.
? Theo tác giả, "Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách càng ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng càng ngày càng không dễ". Vậy em hãy chỉ ra những khó khăn dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay?
- Đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít.
? Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đún ... út thuốc lá có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% các triệu chứng ấy.
(Theo Nguyễn Khắc Viện.)
Hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không ? Vì sao ?
I. Tìm hiểu văn bản
1. Hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận : Bệnh lề mề.
- Biểu hiện của bệnh lề mề : coi thường giờ giấc.
- Vấn đề đáng được quan tâm vì nó xuất hiện trong nhiều cơ quan đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
- Tác giả đã dùng phép đối sánh để người đọc nhận rõ hiện tượng ấy :
 + Khi liên quan đến quyền lợi cá nhân thì không bao giờ chậm trễ.
 + Nhưng việc chung thì luôn chậm trễ.
2. Nguyên nhân của bệnh lề mề :
- Do thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Chỉ biết quý thời gian của mình mà xem thường thời gian của người khác.
- Thếu ý thức trách nhiệm trước công việc chung.
3. Tác hại của bệnh lề mề :
- Đối với công việc chung : gây cản trở công việc.
- Đối với người khác : làm lãng phí thời gian của người khác.
- Đối với xã hội : tạo ra một tập quán không tốt (ghi giấy mời phải đẩy thời gian lên sớm hơn)
* Đánh giá :
- Bệnh lề mề không phù hợp với cuộc sống văn minh hiện đại.
- Lề mề không phải là tác phong của người có văn hóa.
d. Bố cục của bài viết : Chặt chẽ, mạch lạc.
- Mở bài (Đoạn 1) Giới thiệu bệnh lề mề.
- Thân bài (Đoạn 2,3,4) : Phân tích các khía cạnh : các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
- Kết bài (Đoạn 5) : Đề xuất một hành động tích cực.
II. Bài học :
1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống +Về nội dung : Cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
 +Về hình thức của văn bản: có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc, phép lập luận phù hợp, lời văn sống động.
III/ BÀI TẬP :
Bài tập 1
Hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như:
Giúp bạn học tập tốt .
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
Giúp đỡ các bạn nghèo.
Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường .
Ủng hộ đồng bào vùng thiên tai.
Giúp các gia đình thương binh liệt sĩ.
 - Chuyên cần trong học tập.
 - Mặc đồng phục khi đến lớp.
 - Lễ phép với thầy cô.
 - Biết quan tâm đến người khác
Đưa em nhỏ qua đường .
 - Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt
Bài tập 2:
 Đây là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận. Vì :
- Thứ nhất có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng , vấn đề nòi giống và cho nền kinh tế nước nhà .
- Thứ hai, nó liênquan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Thứ ba, nó gây tốn kém cho người hút .
- Thứ tư, hiện tượng xấu này quá phổ biến trong đời sống.
	4.Củng cố :
	? Trong những đề sau đề nào thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng , đời sống?
 	 a. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
 	 b. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận 
 	 c. Suy nghĩ của em về câu ca dao : “ Nhiễu điều ... nhau cùng” 
	5. Hướng dẫn tự học
	 - Học bài, dựa vào dàn ý, viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
 IV.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
===================================================================
Tuần lễ : 21	 	Ngày soạn : 16.01.2010
Tiết : 100	 	Ngày dạy : 19.01.2010
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
	- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. Quan sát các hiện tượng của đời sống. Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Gíao dục học sinh ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống để làm bài văn nghị luận.
	- Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trong tiết học ở phần1: Giới thiệu đề bài “Những sự việc , hiện tượng đời sống có liên quan đến môi trường cần nghị luận”, học sinh cho ví dụ về đề bài, phần củng cố, GV hướng dẫn HS đề “ Hiện tượng vứt rác bừa bãi”.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ.
	2.Học sinh:
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Trong giờ.
3.Bài mới 
* Giới thiệu bài : Hôm nay, trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức 
GV giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
*GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 1 và trả lời các câu hỏi :
? Đề bài yêu cầu bàn luận về những hiện tượng gì?
? Nội dung của bài nghị luậngồm có mấy ý ?
? Tư liệu để dùng viết bài nghị luận là gì?
*HS trao đổi , thảo luận và trả lời .
- Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng " Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi " 
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó 
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
-Tư liệu dùng để việt đó là vốn sống, gồm:
+ Vốn sống trực tiếp : Do kinh nghiệm, tuổi đời. Hay bản thân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn để đồng cảm với những khókhăn của người khác.Hoặc sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo đức thì thường có lòng nhân có tính hướng thiện .
+ Vốn sống gián tiếp : là những hiểu biết có đựơc do đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi ,và giao tiếp hằng ngày.
* GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 4 và trả lời các câu hỏi .
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên tronghoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh đó có bình thường không ? Tại sao ?
? Nguyễn Hiền có đặ điểm gì đặc biệt ? 
? Nguyên nhân dẫn đến thành công của nguyễn Hiền là gì ?
*HS trao đổi trả lời :
- Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh rất nghèo.Nguyễn Hiền đã phải xin làm chú tiểu trong chùa để kiếm sống và quét dọn vệ sinh .
-Nguyễn Hiền có đặc điểm là ham học,tư chất thông minh ,mau hiểi biết .
- Nguyên nhân để Nguyễn Hiền thành công là tinh thần kiên trì ham học hỏi.
*GV yêu cầu học sinh so sánh những điểm giống và khác nhau của hai đề vừa tìm hiểu .Dựa vào đề mẫu mỗi em ra một đề bài 
*HS trao đổi thảo luận trình bày .
- So sánh hai đề bài 
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
*GV có thể định hướng cho học sinh ra đề về các vấn đề s sau .
- Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông 
-Nhà trường vớivấn đề môi trường .
-Nhà trường với tệ nạn xã hội .
Hoạt động 3: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
*GV yêu cầu học sinh đọc văn bản mẫu sgk và thực hiện các thao tác :
- 1. Tìm hiểu đề ;
a. Đề thuộc loại gì ?
b. Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?
c. Đề yêu cầu gì ?
-2. Tìm ý :
3. Lập dàn ý : 
*GV: Hướng học sinh thực hiện các thao tác .
1. Tìm hiểu đề :
2.Tìm ý
 3. Lập dàn ý 
*HS: Thảo luận theo yêu cầu của GV.
1. Tìm hiểu đề :
-Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc trong đời sống .
-Đề nêu lên hiện tượng ngừơi tốt . 
2.Tìm ý.
-Những việc làm của bạn Nghĩa cho ta thấy nếu muốn sống có ích, hãy bắt đầu cuộc của mình bằng những việc làm bình thường.
- Những việc làm của bạn Nghĩa rất giản dị mà ai cũng có thể làm được .
- Nghĩa là con người biết thương mẹ.
- Nghĩa là học sinh biết kết hợp học với hành .
- Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo .
- Nếu mọi học sinh đều sống như bạn Nghĩa thì cuộc sống nầy quả là tốt đẹp . 
 3. Lập dàn ý 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
b. Thân bài :
-Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
-Đánh giá việc làm của Phạm văn Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
c. Kết bài :
-Rút ra bài học cho bản thân .
-Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa .
I. Củng cố kiến thức
1. Thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
2. Đối tượng của kiểu bài này?
- Những sự việc, hiện tượng của đời sống.
3. Yêu cầu về nội dung, hình thức đối với một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
II. Tìm hiểu văn bản
* Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng " Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi " 
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó 
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
III Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
1. Tìm hiểu đề .
a. Đề thuộc loại gì ?
b. Đề nêu sự việc hiện tượng gì?
c. Đề yêu cầu gì ?
2. Tìm ý :
a. Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
b. Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
c. Nêu học sinh làm theo bạn Nghiã thì có tác dụng gì?
3. Lập dàn ý : 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
b. Thân bài :
-Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
-Đánh giá việc làm của Phạm văn Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
c. Kết bài :
-Rút ra bài học cho bản thân .
-Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa 
4.Củng cố: 
Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh:
? Từ đề bài sau đây, cho biết đề có yêu cầu gì về thể lọai ? Về nội dung ?
 	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	GV nói thêm về tác hại của việc vứt rác bừa bãi hiện nay.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống .
Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
 Chuẩn bị :Chương trình địa phương ( Phần tập làm văn )
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=========================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_100.doc