Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM

VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I.Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã được học ở tiết tập làm văn trước.

 - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

II. Chuẩn bị:

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 - Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?

 - Đề bài văn có sức biểu cảm cao, người viết cần phải như thế nào?

 b. Đáp án: Nêu được mỗi ý đúng (5 điểm)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 112: Tập làm văn Ngày dạy / 3/09
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM 
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã được học ở tiết tập làm văn trước.
 - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Chuẩn bị:
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra:
 a. Câu hỏi:
 - Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
 - Đề bài văn có sức biểu cảm cao, người viết cần phải như thế nào?
 b. Đáp án: Nêu được mỗi ý đúng (5 điểm)
3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn lại lý thuyết.
- Văn nghị luận rất cần có yếu tố biểu cảm. Vì sao?
 - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải làm gì?
- Kể lại những văn bản nghị luận đã học và đọc thêm trong Ngữ văn lớp 8 tập 2?
+ Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu, Đi bộ ngao du.
- Em thử tìm hiểu và nêu suy nghĩ về một số vấn đề đặt ra trong thực tế đời sống và trong học tập?
Ví dụ:
+ Tinh thần yêu nước.
+ Tinh thần đoàn kết.
+ Tinh thần học tập.
+ Lòng yêu thương đùm bọc của con người.
+ Sự bền bỉ, nhẫn nại để đi đến thành công.
* Cho học sinh giải đáp bài tập.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc lại đề bài đã chuẩn bị ở nhà.
- Để viết được một bài văn nghị luận như trên em sẽ lần lượt làm những việc gì?
- Xác định thể loại? 
- Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
- Phạm vi?
- Có bạn cho rằng: Gặp một đề văn như trên thì chỉ cần tìm được những dẫn chứng thích hợp rồi liệt kê ra. Việc xây dựng hệ thống luận điểm ở kiểu bài chứng minh là không cần thiết. Ý kiến ấy sai ở chỗ nào?
+ Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong bài văn chứng minh. Nếu không có dẫn chứng thì luận điểm hoặc luận đề cũng chẳng sáng tỏ. Nhưng chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi vì, chứng minh cũng là để làm rõ thật giả, đúng sai, do đó người chứng minh buộc phải đưa ra ý kiến, quan điểm của mình tức là phải nêu ra luận điểm 
+ Các luận điểm được đưa ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lý, chặt chẽ để có thể làm cho luận đề sáng tỏ. 
- Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp luận điểm theo trình tự (Sgk/tr 108) có phù hợp không? Vì sao?
 ( Chưa phù hợp)
Các luận điểm trên có thể sắp xếp theo thứ tự sau để ý gọn gàng, mạch lạc, đỡ lộn xộn: (bảng phụ)
* Hướng dẫn học sinh tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 
+ Đọc đoạn văn phần 2 (cả a,b)
- Trong đoạn văn ấy, em thật sự muốn biểu hiện những tình cảm gì?
- Em thấy đoạn văn nêu ở điểm 3b của sgk có biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm ấy của em không?
- Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó?
- Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm: biết bao nhiêu, diệu kỳ thay, có ai lại, làm sao có được?
- Em có định thay đổi một số câu để đoạn văn thêm sức truyền cảm không? Tại sao?
+ Viết lại đoạn văn – trình bày trước lớp.
- Đoạn văn em viết đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa?
- Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa?
- Sự diễn đạt tình cảm ấy có rõ ràng, trong snág không?
 + Lớp đóng góp ý kiến để rút ra kinh nghiệm thiết thực.
* Đoạn văn mẫu:
 Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng của tâm hồn. Bạn còn nhớ cái lần cả lớp cùng đến thăm vịnh Hạ Long không? Hôm ấy có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kỳ thú. Tôi nhớ, hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo quở trách. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc, non xanh. Nỗi buồn kai diệu kỳ thay đã tan đi hẳn, như trong một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.
- Khái quát, tổng kết kiến thức cơ bản.
+ Lắng nghe – so sánh
I. Lý thuyết:
II. Luyện tập:
* Đề: Chứng minh rằng những chuyến tham quan du lịch do nhà trường tổ chức là vô cùng bổ ích đối với mỗi học sinh.
1. Các luận điểm sắp xếp theo thứ tự sau:
 a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan.
 b. Thân bài: Nêu các lợi ích ục thể:
 - Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp mỗi chúng ta thêm khỏe mạnh.
 - Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp mỗi chúng ta:
 + Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình.
 + Có thêm tình yêu với thiên nhiên, quê hương đất nước.
 - Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp cho mỗi chúng ta:
 + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp.
 + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
 c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan
2. Trình bày luận điểm: 
 a. Tham khảo đoạn văn.
 b. Trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”
 - Những cảm xúc như: ngạc nhiên, thích thú, sảng khoái tinh thần sau những ngày học tập căng thẳng
 - Đoạn văn NL (Sgk) thể hiện khá đầy đủ những cảm xúctuy nhiên cần viết sâu hơn về cảm xúc cá nhân trước cảnh đẹp
 c. Viết đoạn văn:
 (trình bày trước lớp)
4. Củng cố: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn - dặn dò:
 a. Bài học: Hoàn thành bài tập 3/Sgk/ 109
 (Chú ý: nên đưa các yếu tố biểu cảm vào trong quá trình phân tích các bài thơ. Đó chính là những cảm nậhn riêng của bản thân mình về tài năng cũng như tình cảm của các nhà thơ thể hiện qua mỗi bài thơ của mình)
 b. Chuẩn bị: Ôn lại những kiến thức cơ bản theo hướng dẫn để kiểm tra Văn 1 tiết.
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 112.doc