A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức tổng hợp cả ba phân môn trong học kỳ I
2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức đã học để giải tốt bài thực hành
3. Thái độ : Có ý thức cẩn thận ,nghiêm túc trong làm bài .
B. Chuẩn bị :
-GV : Soạn bài ; đề kiểm tra học kỳ I các năm trước .
-HS : Học thuộc các văn bản thơ ; nội dung truyện .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học
Tuần : 18 NS : 15/12/09 Tiết : ôn tập ND : 17/12/09 ÔN TẬP HỌC KỲ I ( T2) A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức tổng hợp cả ba phân môn trong học kỳ I 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức đã học để giải tốt bài thực hành 3. Thái độ : Có ý thức cẩn thận ,nghiêm túc trong làm bài . B. Chuẩn bị : -GV : Soạn bài ; đề kiểm tra học kỳ I các năm trước . -HS : Học thuộc các văn bản thơ ; nội dung truyện . C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học * Hướng dẫn giải đề thi học kỳ I +Năm học 05-06: Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn ( trên 10 câu) phân tích khổ thơ cuối trong bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật Câu 2: Cho tình huống : trong lớp có bạn A thường xuyên bị điểm kém vì không học bài .Tới giờ sinh hoạt ,lớp đưa ra để phê bình .Em hãy viết một đoạn thoại sao cho các cuộc thoại đảm bảo các phương châm về lượng , về chất và phương châm lịch sự. +Năm học 06-07: - Đọc thuộc bài thơ “Aùnh trăng”. Câu 1: a) Chỉ rõ các từ mượn tiếng Hán và từ mượn ngôn ngữ châu Âu có trong bài thơ . b) Căn cứ vào đâu em phân biệt được hai loại từ trên ? c) Từ mượn tiếng Hán còn gọi là từ gì? Từ mượn các ngôn ngữ Châu Aâu thường gọi từ gì? Câu 2 : a) Hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa . Hãy phân tích chỉ rõ các nghĩa ấy ? b) Khổ thơ nào trong bài thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng tình cảm của tác phẩm ? c) Giải thích nghĩa các từ “mặt”trong câu thơ : “Ngửa mặt lên nhìn mặt”,cách dùng từ như thế thể hiện tình cảm gì của tác giả? Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ (trong một văn bản khoảng hai trang) +Năm học 07-08: Câu 1: - Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? - Hãy trích dẫn ý kiến sau đây theo cách dẫn trực tiếp : “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”(Đặng Thai Mai-Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) Câu 2: - Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai ngiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Câu 3 : Trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện “Chiếc lựơc ngà” của Nguyễn Quang Sáng . - GV gợi ý HS lập dàn ý . * Đề năm 08 - 09 Câu 1: a) Nêu các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ . Cho ví dụ minh họa . b) Trong câu thơ : “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức nào ?Nêu tác dụng của phương thức chuyển nghĩa đó. -Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ : “Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Aùnh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” ( Aùnh trăng – Nguyễn Duy) - Câu 3 : Trong cuộc đời học sinh ,em đã có rất nhiều kỷ niệm không thể nào quên về thầy cô giáo . Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất , - GV gợi ý cho HS lập dàn bài I. Đề kiểm tra năm học 2005-2006 : A. Phần trắc nghiệm : (4đ) B. Phần tự luận : (6đ) Câu 1: (3đ) - Giới thiệu đoạn thơ trong tác phẩm ? tác giả? Nội dung đoạn thơ : những chiếc xe hư hỏng vẫn tiến ra chiến trường . - Những chiếc xe không có các phụ tùng ,móp méo. - Nhưng xe vẫn chạy nhờ những người lính lái xe với trái tim nhiệt tình vì miền Nam ,vì Tổ quốc . - Khổ thơ kết thúc bài thơ bằng hình ảnh người lính giàu lòng yêu nước . Câu 2: (3đ) - Giới thiệu tiết sinh hoạt? Đến phần kiểm điểm : Lớp kiểm điểm bạn A . - Lời lớp trưởng phê bình bạn A (có thưa cô : lịch sự) - Ý kiến tự nhận xét của A ( có điểm kém ) - Đánh giá của cô giáo : nhắc nhở và biện pháp xử lý A II. Đề kiểm tra năm học 2006-2007 *Bài thơ : “Aùnh trăng” (Nguyễn Duy) Câu 1: (3đ) a) Từ mượn : + Tiếng Hán : chiến tranh ; tri kỷ ; thiên nhiên ; hồn nhiên ; tình nghĩa; thành phố ; vô tình . +Tiếng Anh : buyn-đinh b) Căn cứ: + Mỗi yếu tố tiếng Hán đều có nghĩa . c) + Từ mượn tiếng Hán là từ Hán Việt . + Từ mượn ngôn ngữ châu Aâu là từ phiên âm . Câu 2: (3đ) a) Hình ảnh vầng trăng có nhiều nghĩa : + Nghĩa thực: vật thể thiên nhiên chiếu sáng ban đêm +Nghĩa biểu tượng : quá khứ nghĩa tình , b) Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng : “Trăng cứ tròn vành vạnh đủ cho ta giật mình” : quá khứ vẫn vẹn nguyên và nghiêm khắc nhắc nhở con người dừng quên quá khứ nghĩa tình . c) Từ mặt 1 : nghĩa gốc chỉ mặt người ; mặt 2 : nghĩa chuyển (nhân hóa ) chỉ mặt trăng -> Thể hiện tình cảm thân thiết của tác giả với trăng , với thiên nhiên . Câu 3: (4đ) A. Giới thiệu tác phẩm tác giả ? B. – Về nghệ thuật : bài thơ là câu chuyện tâm tình ,giọng điệu thiết tha trầm lắng ; nhiều phép tu từ : - Về nội dung : hình ảnh vầng trăng là thiên nhiên đẹp ; là hình ảnh biểu tượng nghiêm khắc nhắc nhở con người đạo lý sống C. Khẳng định giá trị bài thơ . II. Đề kiểm tra năm học 2007-2008 : Câu 1: (1,5đ) - Cách dẫn trực tiếp : Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ người khác ; Lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép , đặt sau dấu hai chấm - Đoạn văn: Trong bài viết “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” nhà văn Đặng Thai Mai đã nhận xét : “ Người Việt Nam. . . của mình” Câu 2: (2,5đ) - Trong bốn câu thơ ,Nguyễn Du với nghệ thuật ước lệ đã dùng nhiều phép tu từ độc đáo : + Câu 1: ẩn dụ -> chỉ ánh mắt long lanh như nước mùa thu , nét mày sắc như núi mùa xuân . + Câu 2: nhân hóa -> chỉ vẻ đẹp làm hoa phải ghen ,liễu phải hờn . + Câu 3,4 : nói quá -> vẻ đẹp có thể làm mất nước , vẻ đẹp chỉ có một trên đời . =>Vẻ đẹp của Thúy Kiều sắc sảo , toàn vẹn đến tạo hóa cũng ghen ghét đố kỵ , dự báo đời nàng sẽ nhiều lận đận Câu 3: (6đ) A. Giới thiệu tác phẩm ? tác giả? Nhân vật ?Cảm nghĩ chung về nhân vật . B- Khi ông Sáu về : bỏ chạy -> trẻ con sợ hãi - Ba ngày ông Sáu ở nhà : không nhận cha -> bướng bỉnh, thông minh , - Lúc nhận cha : tiếng kêu -> tình yêu cha bộc phát C. –Khẳng định lại nhân vật ; - Liên hệ bản thân . III. Đề kiểm tra năm học 2008 - 2009 Câu 1: (2đ) a) Phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ : phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ (0,5đ) - Ví dụ : + Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng . -> Mặt trời : Chỉ em bé cũng sưởi ấm mẹ như mặt trời . + Nam là chân sút của đội bóng lớp em . -> Chân : chỉ người đá bóng giỏi . (0,5đ) b) Chân trong câu thơ dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ ( 0,75đ) ->Tác dụng :Chỉ thiên nhiên như đồng cảm với con người(0,25đ) Câu 2: (3đ) - Giới thiệu vị trí và nội dung khổ thơ : ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng trong tác phẩm ,tác giả ? - “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên , tròn đầy . - Trăng như bất chấp sự vô tình của con người . - “Aùnh trăng im phăng phắc” thể hiện sự nghiêm khắc nhắc nhở con người . - Trườc sự ngiêm khắc của trăng làm con người giật mình ngẫm lại mình để rút ra bài học ở đời . - Làm người chớ vong ân bội nghĩa , phải sống có đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Câu 3: (5đ) Trong cuộc đời hoc sinh ,em đã có rất nhiều kỷ niệm không thể nào quên về thầy (cô) giáo . Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất . A. Mở bài (1đ) - Giới thiệu kỷ niệm gì ? với ai ,ở đâu ? lúc nào ? B. Thân bài (3đ) - Nguyên nhân xảy ra câu chuyện - Diễn biến : (đối thoại ,độc thoại, ) - Kết quả ( nghị luận ) C. Kết bài (1đ) - Cảm nghĩ về tình thầy trò . 4. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc các bài thơ , nội dung ba truyện ngắn ; nội dung tiếng Việt ,làm văn . - Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I Tuần : 19 NS : 06/12/09 Tiết : 86 – 87 ND : 08/12/09 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I A. Muc tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Củng cố , hệ thống hoá , tổng hợp ,khắc sâu những kiến thức đã học về văn bản , Tiếng việt , Tập làm văn trong học kỳ I 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập kiểm tra . 3. Thái độ : Ý thức tự giác ,nghiêm túc , cẩn thận khi làm bài . B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài . - HS : Học ôn theo hướng dẫn của GV . C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học * Tiến trình bài dạy : - GV phát đề : ( của phòng Giáo dục &Đào tạo Di Linh) - HS làm bài : yêu cầu làm nháp trước - GV theo dõi nhắc nhở . * Đề + Đáp án : có mẫu photo . - GV thu bài : Nhận xét chung tiết học . 4. Hướng dẫn về nhà : - Giữ lại sách vở học kỳ I : cuối năm sẽ ôn lại . - Soạn tập làm thơ tám chữ (t2) - Chuẩn bị SGK tập 2 : Tuần : 19 NS : 12/12/09 Tiết : 90 ND : 14/12/09 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2009 - 2010 A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Củng cố khắc sâu những kiến thức tổng hợp ba phân môn đã học . 2. Kỹ năng : Nhận biết những ưu điểm , sai sót và nguyên nhân để có hướng sửa chữa tốt . 3. Thái độ : Ý thức nghiêm túc trong học tập .thi cử . B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài ; bài tập đã chấm . - HS : Vở và SGK học kỳ I C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : 3.Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học . * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn trả bài : -Câu 1: a) Thế nào là phương châm lịch sự ? Cho ví dụ minh họa ? b) Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Dây cà ra dây muống. - Lúng búng như ngậm hột thị . -Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau : “Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) - Câu 3 : Vừa qua , trường em có tổ chức buổi lễ mittinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong buổi lễ , em được thay mặt các bạn học sinh trong trường lên phát biểu những suy nghĩ về công lao dạy dỗ của thầy cô đối với các thế hệ học sinh . Hãy kể lại buổi mitting đó - GV gợi ý cho HS nêu các bước làm bài văn - Tìm dàn ý bài văn . * Nhận xét chung : - GV chỉ ra sự sai sót cụ thể trong các câu trả lời , nguyên nhân . + Chủ yếu HS không học bài . + Nhiều em chủ quan , chưa xem lại các bài ôn tập + Chưa ý thức vận dụng các dạng bài tập đã giải khi làm bài . - Phát huy em khá làm bài đảm bảo đủ nội dung ; nhắc nhở em yếu . I. Nội dung : Câu 1: (1,5đ) a) Phương châm lịch sự : Khi giao tiếp cần tế nhị , tôn trọng người khác (0,5đ) - Ví dụ : Thấy cụ già bước vào nhà , Nam vội chào : - Dạ , cháu chào cụ ạ ! (0,5đ) b) Hai thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức (0,5đ) Câu 2: (2,5đ) - Giới thiệu khổ thơ trong văn bản “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. - Hai câu đầu bằng nghệ thuật ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn người đi chơi đông vui nhộn nhịp như chim én chim oanh vui ríu rít . - Hai câu sau với nghệ thuật so sánh gợi tả khung cảnh lễ hội đông vui tấp nập . - Đoạn thơ cho thấy cảnh lễ hội thật rộn ràng , đông vui. Câu 3: (6đ) 1. Tìm hiểu đề : - Văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm , nghị luận - Kể diễn biến buổi lễ và nêu bài phát biểu cảm nghĩ về công ơn thầy cô . 2. Tìm ý , lập dàn ý : A. Mở bài (1đ) - Giới thiệu buổi lễ , cảm xúc chung của emvề buổi lễ. - Tâm trạng khi em được phát biểu . B. Thân bài (4đ) - Quang cảnh chung buổi lễ : lễ đài , thầy cô, học sinh , - Diễn biến buổi lễ : chào cờ , phát biểu của thầy cô , - Em thay mặt các bạn phát biểu cảm nghĩ : công ơn thầy cô Việc làm của các em thời gian qua ; lời hứa của em cho thời gian tới ; - Kết thúc buổi lễ : cảnh tặng hoa , C. Kết bài (1đ) - Suy nghĩ về tình thầy trò : làm gì để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” , “Tôn sư trọng đạo” II. Nhận xét chung : Câu 1 : - Phần lớn làm được , nhưng vẫn còn vài em chưa nêu ví dụ cụ thể trường hợp đúng phương châm lịch sự . Câu 2 : - Nhiều em chưa xác định được phép ẩn dụ ở câu đầu ; chỉ mới xác định đúng phép so sánh ở câu cuối . - Phần tác dụng : còn nói chung chung , chưa cụ thể . Câu 3: - Nhìn chung có bố cục ba phần ,có mở bài được . - Nhiều em có ý thật . - Cách diễn đạt chưa mạch lạc , kể dài dòng . - Nhiều em chưa xác định đúng kiểu bài văn : tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm , nghị luận . - Còn viết sai chính tả , chữ chưa rõ nét . * GV đọc bài khá : 4. Hướng dẫn về nhà : - Giữ lại vở và SGK tập 1 để cuối năm ôn lại . - Chuẩn bị sách vở cho học kỳ II : + Soạn bài “Bàn về đọc sách” + Tìm những câu luận điểm trong bài văn .
Tài liệu đính kèm: