Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2, 3, 4

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2, 3, 4

Tuần

Tiết 1. 2. 3.

Ngày dạy: Văn học trung đại

Tìm hiểu chung về truyện kiều

(Nguyễn Du)

A. Mục tiêu:

- Học sinh được tìm hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua một số đoạn trích của Truyện Kiều.

- Rèn cho học sinh kỹ năng tổng hợp kiến thức thông qua các bài tập tổng hợp, kỹ năng lập dàn bài, viết bài.

- Học sinh có cái nhìn nhận đúng hơn, sâu sắc hơn về nội dung khái quát của Truyện Kiều và qua những bài tập cụ thể.

B. Chuẩn bị:

- Học sinh được tìm hiểu trước các đoạn trích.

- Giáo viên soạn bài, tìm hiểu tài liệu, đọc toàn Truyện Kiều.

C. Tiến hành tổ chức bài học:

1- ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3- Bài mới: Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.

Đề số 1:

Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của Truyện Kiều thông qua một số đoạn trích đã được học?

1- Tìm hiểu đề bài:

- Thể loại: Nghị luận (Phân tích và chứng minh - giải thích)

- Đối tượng: Giá trị nhân đạo => Gv nhắc lại KN giá trị hiện thực, nhân đạo.

 Giá trị hiện thực.

- Phạm vi của đề tài: Thông qua một số đoạn trích, mở rộng cả Truyện Kiều.

2- Phương pháp làm bài:

- Nhớ lại khái niệm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

- Tìm xem có những nội dung nào thuộc giá trị hiện thực, nhân đạo.

- Hình thành luận điểm, luận cứ, luận chứng, viết bài hoàn chỉnh.

=> Giáo viên nêu thêm những kiểu đề ra khác cùng có nội dung như trên và hướng làm cho từng thể loại, kiểu đề đó.

 

doc 43 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1, 2, 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết 1. 2. 3.
Ngày dạy: 
Văn học trung đại
Tìm hiểu chung về truyện kiều
(Nguyễn Du)
A. Mục tiêu:
- Học sinh được tìm hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua một số đoạn trích của Truyện Kiều.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tổng hợp kiến thức thông qua các bài tập tổng hợp, kỹ năng lập dàn bài, viết bài.
- Học sinh có cái nhìn nhận đúng hơn, sâu sắc hơn về nội dung khái quát của Truyện Kiều và qua những bài tập cụ thể.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh được tìm hiểu trước các đoạn trích.
- Giáo viên soạn bài, tìm hiểu tài liệu, đọc toàn Truyện Kiều.
C. Tiến hành tổ chức bài học:
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3- Bài mới: Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
Đề số 1:
Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của Truyện Kiều thông qua một số đoạn trích đã được học?
1- Tìm hiểu đề bài:
- Thể loại: Nghị luận (Phân tích và chứng minh - giải thích)
- Đối tượng: Giá trị nhân đạo => Gv nhắc lại KN giá trị hiện thực, nhân đạo.
	 Giá trị hiện thực.
- Phạm vi của đề tài: Thông qua một số đoạn trích, mở rộng cả Truyện Kiều.
2- Phương pháp làm bài:
- Nhớ lại khái niệm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Tìm xem có những nội dung nào thuộc giá trị hiện thực, nhân đạo.
- Hình thành luận điểm, luận cứ, luận chứng, viết bài hoàn chỉnh.
=> Giáo viên nêu thêm những kiểu đề ra khác cùng có nội dung như trên và hướng làm cho từng thể loại, kiểu đề đó.
3- Dàn bài cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu chung về giá trị của Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam.
- Nêu vấn đề cần được làm sáng tỏ: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Đưa ra nhận định chung của mình về nội dung sẽ làm sáng tỏ => giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần mở bài.
B. Thân bài:
* Luận điểm 1:
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du là bức tranh hiện thực đầy đủ nhất về xã hội phong kiến.
+ Truyện Kiều đã phản ánh cho người đọc thấy được một XH bất công, tàn bạo.
- Những con người tốt, tài năng bị vùi dập và có số phận bấp bênh...
- Những con người xấu xa, bỉ ổi lại có đất để hoành hành.
- Xã hội phong kiến đã tạo nên những con người mất nhân tính.
+ Truyện Kiều đã xây dựng được một tuyến nhân vật là đại diện cho bộ mặt:
- Bọn sai nha, Hoạn Thư, Tú bà.
- Bọn chúng đều có điểm chung: ích kỷ, độc ác và tàn bạo...
- Tìm hiểu những nhân vật này người đọc hình dung được quan lại... đó cũng là sự thành công của tác giả Nguyễn Du.
+ Truyện Kiều đã cho ta thấy được sức mạnh của đồng tiền trong xã hội PK.
- Đồng tiền làm đảo điên cuộc sống biết bao gia đình, xô ngã bao số phận.
- Đồng tiền làm cho nhiều người mất nhân tính của mình.
=> Giáo viên hướng dẫn học sinh viết luận điểm 1.
* Luận điểm 2: Truyện Kiều còn thể hiện được tấm lòng của tác giả Nguyễn Du với những con người bất hạnh trong xã hội phong kiến, thái độ với bọn xấu xa trong xã hội phong kiến.
+ Thương cảm, đau đớn cho những con người tài ba, bạc mệnh.
- Thông qua ngôn từ miêu tả, thông qua cái nhìn.
- Thông qua cách xây dựng tính tình nhân vật.
+ Tác giả Nguyễn Du đã ca ngợi những phẩm chất tốt của các nhân vật từ những hoàn cảnh khác nhau.
- Đứng trước lầu Ngưng Bích vẫn nhớ về Kim Trọng, gia đình.
- Người con gái dám hy sinh về gia đình, hối hận...
+ Thông qua cách miêu tả trong Truyện Kiều tác giả còn nói lên được ước mơ.
- Ước mơ về tình yêu tự do, cuộc sống bình đẳng.
C. Kết luận:
- Thâu tóm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Giá trị của tác phẩm ở hiện tại và tương lai.
=> Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần kết bài.
4- Hướng dẫn học sinh viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày từng bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét và rút kinh nghiệm cho từng bài viết của mình.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Tìm hiểu thêm STK về Truyện Kiều.
- Soạn và tìm hiểu trước đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 
Tiết 1. 2. 3.
Ngày dạy: 
tìm hiểu đoạn trích
"chị em thuý kiều"
(Nguyễn Du)
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thông qua bài tập cụ thể về đoạn trích đã được tìm hiểu trong chương trình chính khoá.
- Tiếp tục rèn cho học sinh kỹ năng làm các dạng bài tập về Truyện Kiều, củng cố thêm kỹ năng viết bài Tập làm văn.
- Học sinh có cái nhìn đúng đắn về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn dàn bài chi tiết, độc STK.
- Trò: Tìm hiểu trước đoạn trích trong SGK.
C. Tiến trình bải giảng:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết của học sinh ở nhà trong đề số 1
Học thuộc những ý chính của dàn bài đề số 1.
3- Bài mới: Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề số 2:
Đoạn trích: "Chị em Thuý Kiều" thể hiện nghệ thuật miêu tả người rất đặc sắc và tài hoa của Nguyễn Du. Em hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định đó.
1- Tìm hiểu đề bài:
- Thể loại: Nghị luận (Phân tích, giải thích, chứng minh)
- Đối tượng: Nghệ thuật miêu tả người đặc sắc, tài hoa.
- Phạm vi của đề: Thông qua đoạn trích của Truyện Kiều.
2- Phương pháp làm bài:
- Nắm được trình tự miêu tả người trong đoạn trích, miêu tả từ chung -> cụ thể
- Nắm được cách miêu tả - nội dung - nghệ thuật trong từng phần.
- Hình thành từng luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Định hướng cho cách viết từng phần trong văn bản.
- Sau mỗi phần cần chỉ ra được điểm đặc sắc và điểm khác biệt trong cách miêu tả.
3- Dàn bài cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu hình tượng người phụ nữ nói chung để dẫn dắt vào tác phẩm, tác giả, đoạn trích.
- Nêu ra vấn đề cần làm sáng tỏ trong bài làm.
- Nhận xét chung về vấn đề được làm sáng tỏ.
B. Thân bài:
* Luận điểm 1: Bốn câu thơ đầu tác giả đã giới thiệu những điểm chung về chị em Truyện Kiều.
 Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
+ Cách giới thiệu của tác giả đi trực tiếp vào đề, giới thiệu ngắn gọn, giản dị, đầy đủ.
+ Hai câu thơ đầu cho người đọc thấy được:
- Thuý Kiều, Thuý Vân là hai người con đầu lòng của gia đình họ Vương.
- Tác giả đã dùng điển tích văn học "ả tố nga" cho thấy 2 người đẹp.
- Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
+ Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục giới thiệu những điểm chung nữa của chị em Thuý Kiều.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật Hình ảnh ước lệ tượng trưng
	 Thành ngữ
(+) Mai -> Gợi sự duyên dáng
(+) Tuyết -> Gợi sự trong trắng, thơ ngây
(+) Thành ngữ -> Gợi sự hoàn hảo
=> Như vậy điểm chung của chị em Thuý Kiều là sự duyên dáng, trong trắng đến mức hoàn hảo. Qua những câu thơ trên người đọc thấy được sự đặc sắc trong cách miêu tả của Nguyễn Du:
+ Giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy đủ.
+ Giới thiệu chung nhưng người đọc vẫn nhận ra sự khác biệt ở chị em TK.
+ Miêu tả từ chung -> cụ thể -> điểm khác biệt của tác giả Nguyễn Du với người khác.
* Luận điểm 2: Bốn câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân
	Vân xem trang trọng khác vời
	Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
	Hoa cười ngọc thốt đoan trang
	Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
+ Câu thơ đầu: Giới thiệu chung về Thuý Vân, cách giới thiệu.
- Đưa ra nhận xét của mình -> Gợi cho người đọc thấy được con người đẹp cao sang, quý phái.
- Từ ngữ khái quát.
+ Những câu thơ tiếp theo: Tác giả miêu tả từng vẻ đẹp của nhân vật.
- Dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- So sánh mới lạ:
Cho người đọc thấy được từng vẻ đẹp của NV Gương mặt đầy đặn như trăng tròn
	Lông mày: đậm, sắc nét
	Mái tóc: óng ả như mây trời
	Nụ cười: như hoa, giọng như ngọc
- Tất cả gợi lên vẻ đẹp của sự cao sang, quý phái. Khi miêu tả về nhân vật này tác giả ngầm dự bảo về tương lai sau này sẽ bình yên, êm ả. Đó cũng chính là sự tài năng, tinh tế nữa của tác giả Nguyễn Du.
* Luận điểm 3: Đoạn thơ cuối tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều:
Vẻ đẹp của Thuý Kiều được khắc hoạ cả Hình thức
	 Tài năng
+ Vẻ đẹp hình thức: "Kiều càng sắc sảo... tài đành hoạ hai"
- Hai câu thơ đầu là những nhận xét chung về nhân vật.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh.
-> Thuý Kiều không chỉ đẹp và còn sắc sảo cả về trí tuệ, so với Thuý Vân là hơn.
- Khi miêu tả về vẻ đẹp hình thức của Thuý Kiều:
	Miêu tả sử dụng hình ảnh ước lệ
	Miêu tả tập trung vào những chi tiết chính.
Đôi mắt: Trong xanh như làn nước mùa thu
Lông mày: Thanh thoát như nét núi mùa xuân.
-> Tác giả chỉ tập trung vào đôi mắt và lông mày bởi chỉ cần hai hình ảnh đó người đọc cũng đã thấy được vẻ đẹp hoàn mĩ của nhân vật. Đây cũng chính là điểm đặc sắc của tác giả.
+ Tài năng của nhân vật:
- Miêu tả ở 4 phương diện chính: Đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh.
- Trong những khía cạnh trên tài đánh đàn là hơn cả.
	(+) Thuộc lòng các cung bậc của đàn tỳ bà.
	(+) Khó có người nào sáng bằng.
	(+) Tự soạn cho riêng mình một bản nhạc.
-> Đó chính là tài năng độc nhất vô nhị của Thuý Kiều. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả cũng đã ngầm dự báo về cuộc đời nhân vật.
+ Những câu thơ cuối:
	"Phong lưu rất mực... mặc ai"
- Khái quát lại cuộc sống thực tại của chị em Thuý Kiều.
- Dự báo cuộc sống sắp tới của chị em Thuý Kiều.
-> Đây chính là điểm đặc sắc của tác giả, chính nhờ yếu tố và phẩm chất đó đã tạo nên tài năng của Nguyễn Du.
C. Kết bài:
- Tóm tắt những nội dung chính của đoạn trích.
- Đánh giá thành công và tài năng của tác giả Nguyễn Du.
4- Hướng dẫn viết bài:
Giáo viên hướng dẫn cụ thể học sinh viết bài.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Viết thành bài hoàn chỉnh.
- Xem trước bài "Cảnh ngày xuân"
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 
Tiết 1. 2. 3.
Ngày dạy: 
tìm hiểu đoạn trích
"cảnh ngày xuân"
(Nguyễn Du)
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thông qua việc tìm hiểu lại nội dung và được vận dụng vào làm 02 bài tập cụ thể mà giáo viên đưa ra cho học sinh.
- Dẫn học sinh dần hoàn thiện những thao tác và kỹ năng làm bài tập nghị luận văn học.
- Học sinh biết được giá trị của đoạn trích và trân trọng những thành công của tác giả qua việc được tìm hiểu nội dung.
B. Chuẩn bị:
- Ra đề cho học sinh, soạn giáo án, tìm hiểu tài liệu tham khảo đọc.
- Ôn tập lại kiến thức và những thao tác để làm bài.
C. Tiến trình bài giảng:
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: (Học thuộc dàn ý, bài viết của học sinh)
3- Bài mới: (Giáo viên nêu yêu cầu của buổi học)
Đề số 3:
Phân tích và nêu cảm nhận của em về những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân".
1- Phân tích đề bài:
- Thể loại: Nghị luận văn học, phương thức biểu đạt, phân tích, cảm nhận.
- Đối tượng: Đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật.
- Phạm vi: Bốn c ... ạ:
	- Chạy đua cùng mặt trời
	- Mắt cá huy hoàng	-> Miêu tả âm điệu sôi nổi
	- Nhịp thơ cổ điển	 phơi phới, cầu trắc tạo sự khoẻ khoắn
	- Cầu bằng chiếm đa số trong các câu thơ.
Tóm lại, nhờ những đặc sắc nghẹe thuật trong cách dùng từ và miêu tả của mình, Huy Cận đã khắc hoạ thành công cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về với niềm vui phấn khởi, sôi nổi, khổ thơ như một khúc ca lao động đầy hào hứng, khổ thơ cũng khép lại bài ca lao động của Huy Cận - bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".
---------------------------------------------------------------------------------------------
Đề số 30:
Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương để thấy được niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào của tác giả đối với Bác.
1- Tìm hiểu đề bài:
- Thể loại: Nghị luận bài thơ
- Yêu cầu: Phân tích bài thơ để thấy được tình cảm của tác giả.
- Phạm vi: Bài thơ "Viếng lăng Bác"
2- Phương pháp làm bài:
- Phân tích từng khổ thơ -> rút ra nội dung, tâm trạng của tác giả.
- Chú ý nghệ thuật của bài thơ.
- Hình thành từng luận điểm, luận cứ, luận chứng.
3- Dàn bài cụ thể:
+ Mở bài:	Giới thiệu được những bài thơ viết về Bác
	Dẫn dắt vào bài thơ
	Nêu được vấn đề cần phân tích của bài thơ
+ Thân bài:
* Luận điểm 1: Khổ thơ đầu là lời tâm sự nhưng ẩn chứa bao niềm cảm xúc
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam 
	Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
+ Câu thơ đầu là lời tâm sự nhưng chứa đựng sự hồi họp, xúc động của tác giả.
Bởi ở miền Nam ra thăm lăng Bác đã là niềm mơ ước -> Tạo lên tâm trạng của tác giả rất vui mừng, phấn chấn.
+ Từ ngữ dùng có sự thay đổi: Viếng -> để chia buồn	-> Gợi được m/đích
	 Thăm -> gặp gỡ, trò chuyện của chuyến thăm
+ Hình ảnh đầu tiên mà tác giả cảm nhận được là "Hình ảnh hàng tre".
	Hình ảnh vừa thực, vừa huyền ảo.
	Vừa quen thuộc và thiêng liêng mang màu sắc xanh xanh
+ Hai câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả.
	Hình ảnh hàng tre -> ẩn dụ -> tượng trưng cho con người Việt Nam 
	Bão táp mưa sa -> chỉ khó khăn, vất vả mà con người Việt Nam đã trải qua
	Đứng thẳng hàng -> chỉ sự kiêu hãnh, tự hào.
	Ơi! Từ biểu cảm, từ thể hiện cảm xúc tự hào bao trùm những hình ảnh trên.
-> Tất cả gợi lên tâm trạng xúc động, từ hình ảnh hàng tre, tác giả liên tưởng đến con người Việt Nam, tới Bác Hồ, đan xen vào đó là cảm xúc của nhà thơ.
Mở rộng	Tre xung phong ... nhà tranh
	Tre xanh xanh tự bao giờ
	Từ nghìn xưa... xanh
	Thân gầy guộc lá mong manh
	Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi.
* Luận điểm 2: Khổ thơ tiếp theo thể hiện niềm thành kính của tác giả với Bác kính yêu.
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
+ Hai câu thơ đầu nói đến tình cảm của mọi người với Bác, nói đến sự bao la, vĩ đại. Phạm Văn Đồng nói "Bác là tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam".
- Hai câu thơ hô ứng nhau.
- Nhân hoá "Đi trên lăng"	-> Nhằm tạo nên sự vĩnh hằng, bất tử của Bác,
- Từ láy: Ngày ngày	 đồng thời còn ca ngợi công lao của Bác với Đảng
- ẩn dụ: Mặt trời	 với dân tộc.
+ Đứng trước Bác nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình.
- "Tràng hoa" hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả sự thành kính của nhân dân với Bác.
- Chữ "dâng" chứa đựng bao tình cảm, cảm xúc, ân nghĩa.
- Dùng cách nói "Bảy mươi chín mùa xuân" -> cách nói rất thơ -> ngợi ca Bác. đồng thời cho ta thấy được sự tinh tế của tác giả khi bộc lộ cảm xúc của mình.
* Luận điểm 3: Khổ thơ thứ ba diễn tả cảm xúc của mình khi vào lăng viếng Bác.
	Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Hình ảnh của Bác được diễn tả qua những hình ảnh thơ.
	Giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng
	Trời xanh là mãi mãi
Dùng từ tưởng như trái ngược nhưng đồng nhất, liên tưởng bất ngờ
	Vầng trăng: Khắc hoạ tính cách của Bác
	Trời xanh: Công lao vĩ đại của Bác
+ Đứng trước Bác nhà thơ có cảm xúc "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
	Mà sao -> Tâm trạng bất ngờ
	Trong tim -> Xuất phát từ đáy lòng
-> Gợi sự đau xót, tiếc thương khi Bác đã ra đi...
* Luận điểm 4: Khổ thơ cuối thể hiện tâm trạng lưu luyến và ước nguyện của tác giả:
	Mai về miền Nam thương trào nước mắt
	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
	Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
+ Sắp trở về miền Nam nhà thơ có ước nguyện được:	 Làm con chim hót
	 Đoá hoa toat hương
	 Cây tre trung hiếu
-> Để được đền đáp công ơn của Bác, ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc rất Nam Bộ, ẩn dụ.
 Điệp ngữ "Muốn làm" -> gợi cảm xúc thiết tha, nồng hậu của tác giả đối với Bác.
+ Kết bài:	Thâu tóm những cảm xúc của tác giả
	Đánh giá thành công của tác phẩm
	ý nghĩa của tác phẩm với mỗi người đọc
---------------------------------------------------------------------------------------------
Đề số 31:
Phân tích bài thơ "ánh trăng" để thấy được những tâm sự sâu kín của tác giả Nguyễn Duy.
1- Tìm hiểu đề bài.
2- Phương pháp làm bài.
3- Dàn ý cụ thể:
+ Mở bài:
- Giới thiệu về chủ đề trăng trong văn học.
- Dẫn dắt, giới thiệu vào đề bài.
- Nêu ra vấn đề cần được phân tích để làm sáng tỏ.
+ Thân bài:
* Luận điểm 1: Hai khổ thơ đầu là tâm sự của tác giả về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh
+ Đề tài ánh trăng là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa.
+ ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là niềm thơ mà còn là biểu tượng của mỗi con người đã qua.
+ Vầng trăng tuổi thơ:	Hồi nhỏ sống với đồng
	với sông rồi với bể
- Vầng trăng tuổi thơ được trải rộng từ đồng - sông - bể -> gợi tả một không gian rộng.
- Thể thơ 5 chữ, gieo vần lưng, điệp từ "với"
Diễn tả được không gian rộng	nhịp thơ vần	 diễn giải lời tâm sự và liệt kê.
-> Tất cả diễn tả được tâm sự rất hạnh phúc của tác giả khi tuổi thơ của mình được tận hưởng nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, được ngắm trăng trên đồng - sông - bể
Trần Đăng Khoa:	Ông trăng tròn sáng tỏ
	Soi rõ sân nhà em
+ Vầng trăng ở chiến trường:	Hồi chiến tranh ở rừng
	Vầng trăng thành tri kỷ
- "Tri kỷ" là nhãn tự, điểm sáng của hai câu thơ trên, nó hội tụ tất cả ý của 4 câu thơ.
- "Tri kỷ" là muốn chỉ người bạn rất thân, rất hiểu được mình.
+ Dùng cách nói đó để khẳng định tình cảm của tác giả với ánh trăng khi ở chiến trường.
	Trăng là chỗ tâm sự
	Trăng soi sáng tâm hồn và ý chí của tác giả Nguyễn Duy.
-> Đó là lời tâm sự thầm kín về tình cảm của mình với ánh trăng ở chiến trường. Khổ thơ thật thú vị khi Nguyễn Duy đã gợi ra rất nhiều tác giả của người đọc về tâm hồn mình với ánh trăng.
+ Khổ thơ thứ hai là lời nhắc nhở của tác giả với chính mình về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.
	Trần trụi với thiên nhiên
	Hồn nhiên như cây cỏ
	Ngỡ không bao giờ quên
	Cái vầng trăng tình nghĩa
- Hình ảnh so sánh ẩn dụ -> gợi sự hồn nhiên trong những năm tháng ở chiến trường của tác giả.
- Vầng trăng đã trở thành biểu tượng của người lính.
- "ngỡ" - từ ngữ diễn tả tâm trạng bất ngờ, đột ngột, mường tượng.
-> Lời tâm sự của Nguyễn Duy như một sự thức tỉnh tâm hồn những kẻ cô đơn, đồng thời còn là lời tâm sự của chính tác giả về nỗi niềm của mình với ánh trăng, đan xen vào đó là sự ngỡ ngàng đến khó tin ở chính bản thân mình.
+ Những câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng ân hận - xót xa của tác giả.
	Từ hồi về thành phố
	Quen ánh điện cửa gương
	Vầng trăng đi qua ngõ
	Như người dưng qua đường
- Bốn câu thơ diễn tả tâm trạng của tác giả khi hoàn cảnh sống thay đổi.
	Hoàn cảnh được miêu tả qua từ ngữ: ánh điện, cửa gương
	Chính những cái đó đã làm con người thay đổi.
	Trăng được nhân hoá -> như người
-> Cách tâm sự, trò chuyện, giãi bày tâm sự của mình rất sâu lắng, chân thành của tác giả với người đọc.
- Những câu thơ còn lại diễn tả cụ thể hơn tâm trạng của tác giả với ánh trăng.
	Thình lình đèn điện tắt
	... Như là sống ở rừng.
+ Bốn câu thơ đầu cho thấy hoàn cảnh thay đổi nhưng vầng trăng vẫn nguyên vẹn, các từ "thình lình, vội, đột ngột" -> diễn tả TT của tác giả rất đột ngột khi nhận ra điều đó.
+ Những câu thơ còn lại diễn tả TT tiếp theo của tác giả Nguyễn Duy.
"Rưng rưng"	Gợi tả sự xúc động
	Sự xúc động đó làm cho bao nhiêu kỷ niệm trở về trong tác giả
	Cấu trúc thơ song hành
	Tu từ so sánh
	Điệp từ "là, như"
=> Tất cả làm bộc bạch được nỗi lòng của tác giả, ân hận rồi đến biết ơn vầng trăng, đó chính là tâm sự mà Nguyễn Duy còn muốn gửi gắm thông điệp với mọi người vẻ đẹp thiên nhiên là vĩnh cửu, chỉ con người là hay thay đổi.
* Luận điểm 2: Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo từ hình ảnh ánh trăng.
	Trăng cứ tròn vành vạnh
	Kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc 
	Để cho ta giật mình
- "Tròn vành vạnh" cụm từ mở đầu của khổ thơ, muốn chỉ trăng rằm, một vẻ lãng mạn của trăng.
- "Im phăng phắc" - im như tờ, không có một tiếng động nhỏ.
- "Kể chi người vô tình" - Hình ảnh trung tâm, nó tượng trưng cho sự độ lượng bao dung, của nghĩa tình thuỷ chung mà không hề đòi đền đáp công ơn -> suy rộng ra Nguyễn Duy muốn ca ngợi phẩm chất cao quý của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- "Đủ cho ta giật mình" vừa là câu thơ chốt ý của bài thơ, của khổ thơ, đó là tâm sự rất đặc trưng cho phẩm chất của Nguyễn Duy "Không ồn ào, náo nhiệt mà rất bình dị nhưng sâu lắng".
+ Kết bài:
- Thâu tóm những tâm sự của Nguyễn Duy
- ý nghĩa của những tâm sự đó.
- Bài học của mỗi chúng ta.
Đề số 32:
Phân tích hình tượng bà mẹ Tà ôi trong bài thơ "Khúc hát ru những em ...mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm.
1- Tìm hiểu đề bài.
2- Phương pháp làm bài.
3- Dàn ý cụ thể.
+ Mở bài:	Giới thiệu hình ảnh người Việt Nam trong VHCM.
	Dẫn dắt giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
	Nêu ra vấn đề cần phân tích (hình tượng bà mẹ Tà ôi)
+ Thân bài:
* Luận điểm 1: Hình tượng bà mẹ Tà ôi gắn liền với tình yêu thương con, yêu bộ đội.
	Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
	...Mai sau con lớn vung chày lún sân
+ Hình ảnh bà mẹ gắn liền với công việc: giã gạo -> nuôi bộ đội -> câu thơ có tính biểu tượng cho t/c của bà mẹ Tà ôi -> luôn yêu thương bộ đội.
+ Lời ru của mẹ gắn liền với công việc giã gạo.
	- Tiếng ru cũng nghiêng
nên	- Giấc ngủ cũng nghiêng	-> Người con như cũng được chia sẻ
	- Má em cũng nóng hổi	 với nỗi vất vả của bạn
+ Hình ảnh người mẹ được khắc hoạ ở 2 câu thơ sau:
	"Vai mẹ gầy... gối
	Lưng đưa nôi... lời"
-> Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ: Mồ hôi, má, lưng, tim -> Tất cả đã gợi tả trái tim mênh mông của người mẹ dành cho con.
+ Tiếp theo tác giả khắc hoạ phẩm chất của bà mẹ Tà ôi.
- Hai điều thương: 	Thương con
	Thương bộ đội
-> Điệp ngữ "mẹ thương" -> thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn với tình yêu kháng chiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(44).doc