Chuyên đề: Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS

Chuyên đề: Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lí luận.

Năm học 2011 - 2012 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phư¬ơng pháp giảng dạy theo h¬ướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con ng¬ười năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n¬ước. Tr¬ước tình hình đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phư¬ơng pháp để trong mỗi tiết dạy bình th¬ường ở trư¬ờng trung học cơ sở học sinh sẽ đ¬ược hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là đư¬ợc suy nghĩ nhiều hơn trên con đư¬ờng chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải triệt để thực hiện nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà.

 2. Cơ sở thực tiễn

Chúng ta biết rằng kho tàng kiến thức thì bao la vô tận với các chuyên ngành nói chung và phân môn Ngữ văn nói riêng. Vậy thì việc chúng ta dạy và học làm sao cho hiệu quả trong khi khối lượng kiến thức thì nhiều, thời gian chỉ thu gọn trong 45 phút là vấn đề nan giải trong nhà trường phổ thông. Nói gì ? Bỏ gì ? Cho ghi thế đã đủ chưa? Có đúng trọng tâm hay không? Trước hàng loạt câu hỏi như vậy, nhiều giáo viên lựa chọn giải pháp an toàn là cho ghi hết những kiến thức, dẫn tới việc học sinh thì “còng lưng” chép bài và học không kịp vì nhiều kiến thức; giáo viên thì giảng hết mình mà vẫn sợ thiếu kiến thức dẫn đến “cháy” giáo án liên tục.

Thực tiễn trong quá trình giảng dạy, từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi thấy người giáo viên cần chú ý đến phư¬ơng pháp giảng dạy mới nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo ph¬ương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chỉ khi chúng ta làm được như vậynó sẽ dần dần loại bỏ phư¬ơng pháp dạy học cũ là thầy đọc, học trò chép, bắt ch¬ước, học vẹt và h¬ướng tới phương pháp học tập theo ph¬ương châm: “Học để biết học, học để suy nghĩ, rèn luyện trí thông minh”, học đi đôi với hành. Mặt khác, việc tăng c¬ường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp sẽ tránh được sự quá tải, nặng nề. Chúng ta không nên phức tạp hoá những hiện t¬ượng ngôn ngữ vốn dĩ là bản ngữ gần gũi, quen thuộc với các em trong cuộc sống và giảm dần những lý thuyết khô khan, cách trình bày rắc rối, những yêu cầu quá sức đối với học sinh. Vì thế, cần xây dựng đ¬ược một ph¬ương pháp dạy học theo mô hình, sơ đồ vừa có thể tóm tắt kiến thức, vừa phân nhóm kiến thức và vừa có thể lấy đ¬ược ví dụ để làm rõ đư¬ợc vấn đề một cách sáng tạo. Ьược như¬ vậy, mỗi giờ học Ngữ văn sẽ là sức hút kỳ diệu vốn đơn điệu trư¬ớc đây trở nên thi vị hơn, hứng thú hơn và làm cho các em yêu thích học môn Văn hơn.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đ¬a ra chuyên đề: “Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS”.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận.
Năm học 2011 - 2012 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường trung học cơ sở học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải triệt để thực hiện nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà.
	2. Cơ sở thực tiễn
Chúng ta biết rằng kho tàng kiến thức thì bao la vô tận với các chuyên ngành nói chung và phân môn Ngữ văn nói riêng. Vậy thì việc chúng ta dạy và học làm sao cho hiệu quả trong khi khối lượng kiến thức thì nhiều, thời gian chỉ thu gọn trong 45 phút là vấn đề nan giải trong nhà trường phổ thông. Nói gì ? Bỏ gì ? Cho ghi thế đã đủ chưa? Có đúng trọng tâm hay không? Trước hàng loạt câu hỏi như vậy, nhiều giáo viên lựa chọn giải pháp an toàn là cho ghi hết những kiến thức, dẫn tới việc học sinh thì “còng lưng” chép bài và học không kịp vì nhiều kiến thức; giáo viên thì giảng hết mình mà vẫn sợ thiếu kiến thức dẫn đến “cháy” giáo án liên tục.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy, từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi thấy người giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chỉ khi chúng ta làm được như vậynó sẽ dần dần loại bỏ phương pháp dạy học cũ là thầy đọc, học trò chép, bắt chước, học vẹt và hướng tới phương pháp học tập theo phương châm: “Học để biết học, học để suy nghĩ, rèn luyện trí thông minh”, học đi đôi với hành. Mặt khác, việc tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp sẽ tránh được sự quá tải, nặng nề. Chúng ta không nên phức tạp hoá những hiện tượng ngôn ngữ vốn dĩ là bản ngữ gần gũi, quen thuộc với các em trong cuộc sống và giảm dần những lý thuyết khô khan, cách trình bày rắc rối, những yêu cầu quá sức đối với học sinh. Vì thế, cần xây dựng được một phương pháp dạy học theo mô hình, sơ đồ vừa có thể tóm tắt kiến thức, vừa phân nhóm kiến thức và vừa có thể lấy được ví dụ để làm rõ được vấn đề một cách sáng tạo. Được như vậy, mỗi giờ học Ngữ văn sẽ là sức hút kỳ diệu vốn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hơn, hứng thú hơn và làm cho các em yêu thích học môn Văn hơn.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đa ra chuyên đề: “Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS”. 
II. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng.
Chuyên đề đưa ra sáu bài dạy cụ thể tiêu biểu cho ba phân môn Văn , Tiếng Việt , Tập Làm Văn ở các khối lớp ( Khối 6,7,8, 9). Đồng thời có thể áp dụng với bất cứ bài dạy nào phụ thuộc vào nội dung bài dạy và sự sáng tạo của giáo viên.
 Do điều kiện và thời gian nên phạm vi áp dụng chủ yếu cho học sinh của trường THCS Cẩm Điền – Cẩm Giàng – Hải Dương.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng.
Khi tôi chưa sử dụng đầy đủ các biện pháp “Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS” trong dạy học môn Ngữ văn ở hai lớp 8a, 8b (tôi trực tiếp giảng dạy ).Kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Số dự Ksát
Điểm 0,1,2
Điểm 3,4
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
Điểm Tbình
8A
27
27
2
6
12
5
0
17
8b
21
21
2
6
10
3
0
13
	Trên đây là kết quả khảo sát khi chưa thực hiện đề tài. Nhìn chung kết quả chưa cao vì ít điểm 7, 8 chủ yếu là điểm trung bình, riêng điểm 9, 10 không có. Qua đó cho thấy học sinh rất khó khăn trong việc học thuộc và trả lời bằng phương pháp hỏi - đáp. Hơn nữa, học sinh còn học mang tính chất thụ động nên kết quả rất thấp. Kết quả thấp như vậy, theo tôi gồm có hai nguyên nhân sau : 
1. Nguyên nhân khách quan :
 	Do phong trào học tập của học sinh hiện nay còn thấp, ý thức học tập chưa cao. Hiện nay vẫn còn tình trạng phụ huynh bắt con em mình ở nhà làm kinh tế nên khi đến trường các em mệt mỏi, không tiếp thu được kiến thức ở lớp, buổi tối lại buồn ngủ không học bài cũ. Mặt khác, phương pháp học tập theo kiểu hỏi đáp nên nhiều em học thuộc bài theo kiểu học vẹt, học rồi quên.... Các em có thể học thuộc ở nhà nhưng đến lớp lại quên nên kết quả điểm kiểm tra chưa cao.
2. Nguyên nhân chủ quan :
Bản thân học sinh chưa thực sự tự giác, chủ động trong việc học tập, vẫn còn tình trạng học sinh học mang tính chất thụ động đối phó nên chất lượng đạt được so với chỉ tiêu đề ra. Vì thế cần đổi mới phương pháp trình bày trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS để nâng cao chất lượng dạy và học. 
II. Biện pháp thực hiện.
1. Một số kinh nghiệm về dạng sơ đồ tóm tắt môn Ngữ Văn qua một số bài cụ thể: 
- “Ông lão đánh cá và con cá vàng” , “Danh từ” , “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự” ( lớp 6).
- Từ ghép ( lớp 7)
- Chiếu dời đô ( lớp 8)
- Tổng kết về ngữ pháp, Làng ( lớp 9)
Đồng thời có thể lồng ghép trong bất cứ thành phần nào cũng được, tuỳ theo sự sáng tạo của giáo viên. 
2. Biện pháp dạy học theo sơ đồ tóm tắt.
a. Dạy học theo sơ đồ tóm tắt của cả bài học.
Ví dụ 1: Văn bản: Ông Lão đánh cá và con cá vàng ( Lớp 6)
Trong phân phối chương trình mới thì bài này có từ chương trình học chính thức 2 tiết trước kia nay đa vào chương trình đọc thêm nhưng thời gian vẫn hai tiết buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện .
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, phân vai cho học sinh đọc văn bản, sau đó yêu cầu các em tóm tắt lại văn bản. 
- Giáo viên phác hoạ bằng sơ đồ theo lời kể của học sinh (ghi phần bảng phụ). Nhìn vào sơ đồ học sinh nắm tổng thể toàn bộ tác phẩm tại lớp. Sơ đồ tóm tắt được phát hoạ như sau:	 
 Lần một: Chỉ có bùn 
 Ông lão đánh cá ra biển	 Lần hai : Rong biển 
 	 Lần ba: Cá Nguyện đền ơn 
 Máng 
 	 Nhà 
 Ông lão về kể lại câu chuyện Mụ vợ đòi	 Nhất phẩm phu nhân
 	 Gợn sóng êm ả Nữ hoàng
	 Đã nổi sóng Long vương
 Biển	 Nổi sóng dữ dội 
	 Nổi sóng mù mịt
 Nổi sóng ầm ầm 
 Lòng tham, bội bạc à bị trừng trị đích đáng 
 Về phần nghệ thuật chúng ta tuỳ thuộc vào đặc điểm nghệ thuật trong từng bài để sử dụng dạng sơ đồ.
Hơn nữa, khi dạy văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, giáo viên có thể giúp học sinh tư duy duy hình tượng theo lối kết cấu tăng tiến thì chúng ta dùng sơ đồ dạng bậc thang: 
 Long vương
	 Nữ hoàng 
 Nhất phẩm phu nhân 
 Nhà rộng Mắng và bắt Đuổi chồng đi
 Mụ vợ	 Cái máng quét chuồng ngựa
 Mắng như tát 
 nước vào mặt
 Quát to hơn
 Mắng Lại đi ra biển
	 Lủi thủi ra biển 
 Thái độ Lai lóc cóc
 Lại đi ra biển Nổi sóng ầm ầm
 Đi ra biển Nổi sóng mù mịt
Ông lão Nổi sóng dữ dội 
 Gợn Đã nổi sóng 
 sóng êm ả
Biển 
Qua dạng sơ đồ bậc thang như trên học sinh sẽ thấy rõ: lòng tham vô đáy và sự bội bạc của mụ vợ gắn liền đan xen với sự phẫn nộ của biển cả và con cá vàng. Nhìn vào sơ đồ học sinh cũng thấy rõ sự việc đi từ thấp đến cao, đó là kết cấu tăng tiến. Vậy để triển khai phân tích thêm nhân vật mụ vợ của ông lão thì Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, đồng thời bám sát sơ đồ để phân tích .
+ Ở hoạt động này giáo viên chỉ cho học sinh trên sơ đồ để thấy rõ sự tham lam tăng dần của mụ vợ thì cảnh biển cũng thay đổi theo. 
+ Giáo viên hỏi học sinh nhìn vào sơ đồ trả lời được cảnh biển cũng thay đổi theo chiều hướng xấu dần . Từ đó học sinh thấy được chính lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ làm cho thiên nhiên phải nổi cơn thịnh nộ .
+ Tiếp theo nhìn vào sơ đồ, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét: Lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình cảm đối với ông lão như thế nào? 
 Qua sơ đồ học sinh dể dàng nhận thấy: Lòng tham càng tăng thì tình cảm càng giảm. Qua đó ta nhận xét: Lòng tham làm cho con người trở nên bất nghĩa .
 - Ngoài ra từ sơ đồ giáo viên giúp học sinh nhận thấy được sự đối lập giữa nhân vật mụ vợ với ông lão và con cá vàng. Từ đó học sinh rút ra bài học cho bản thân 
Ví dụ 2: Danh từ. 
Vấn đề này được phân phối thành ba tiết: hai tiết danh từ và một tiết cụm danh từ. Giáo viên sử dụng dạng sơ đồ để liên kết kiến thức ba tiết theo một hệ thống để học sinh dễ học, dễ nhớ .
Đối với tiết danh từ. Gồm hai vấn đề:
* Đặc điểm của danh từ :
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ trên bảng phụ theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, sau đó rút ra kết luận bằng sơ đồ:
 	 Chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm  
 Danh từ Thường kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng 
 trước và những từ: ấy, kia , đó  đứng sau .
 Thường làm chủ ngữ trong câu, khi làm vị ngữ 
 thường có từ “là” đứng trước.
 Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nhắc lại các đặc điểm của danh từ để học sinh nắm kiến thức ngay tại lớp .
 * Các nhóm danh từ :
Chỉ sự vật
 Từ ví dụ phân tích giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về các nhóm danh từ . Sau đó giáo viên nhận xét tổng hợp bằng sơ đồ:
Tự nhiên
(loại từ 1)
VD: nắm, mớ, bó...
Đơn vị qui ước ước chừng
 Danh từ 
Đơn vị
Qui ước chính xác
VD: lít, tạ, kg...
Quy ước 
 Từ sơ đồ trên, học sinh nắm toàn bộ kiến thức theo một hệ thống, tránh tình trạng học sinh cầm sách đọc ở phần trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên. cần tập cho học sinh diễn đạt bằng lời qua theo dõi sơ đồ. Từ đó vận dụng kiến thức vào làm các bài tập vận dụng, có thể khai thác hết bài tập tại lớp.
Tiết danh từ tiếp theo:
 - Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bằng sơ đồ (ghi ở phần bảng phụ ). Sau đó giáo viên giới thiệu vào bài mới, đảm bảo được tính thực tế liên kết chặt chẽ giữa kiến thức cũ và mới, theo lối học mới ôn cũ . 
 - Giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa để phân biệt danh từ chung và danh từ riêng sau đó tìm hiểu quy tắc viết hoa danh từ riêng .
 - Từ nội dung đó ta lại trở lại với sơ đồ, ta sẽ bổ sung vào nhóm danh từ chỉ sự vật hai nhóm danh từ riêng và danh từ chung. Trên cơ sở kiến thức cũ, học sinh củng cố thêm cho mình sơ đồ phân loại rõ ràng nhất 
 Danh từ
 Sự vật Đơn vị 
 Danh từ chung Danh từ riêng Tự nhiên Quy ước 
 Chính xác ¦ớc chừng
 Tiếp theo bài cụm danh từ.
 - Chúng ta cũng dùng sơ đồ để giải thích cấu tạo của cụm danh từ và ...  bản tự sự 
 Cốt truyện Nhân vật 
 Chuổi sự việc Tên gọi, diện mạo, tính 
 cách, việc làm 
 Nguyên nhân 
 Diễn biến	 Nhân vật chính Nhân vật phụ 
 Kết thúc	 Thể hiện tư tưởng, Bổ trợ để nhân 
 chủ đề trong tác phẩm vật chính hoạt động
 ý nghĩa 
 Đấu tranh giữa cái thiện - ác 
 tốt – xấu, mới – cũ 
 Niềm tin, ước mơ và hi vọng
Nhìn vào sơ đồ dễ dàng nhận thấy nội dung bài học một cách tổng quát, học sinh dễ nhớ và có thể lấy ví dụ thích hợp trong các văn bản đã học .
 Ví dụ 4: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
 - Giáo viên khi dạy văn bản này có thể căn cứ vào sự việc và nhân vật mà hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức thông qua sơ đồ tóm tắt . Từ đó học sinh có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức có hệ thống bằng sơ đồ củng cố bài học. Sơ đồ minh hoạ:
 Sơn Tinh – Thuỷ Tinh 
 Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh: chúa vùng núi cao, có 
 tài lạ .
 Sơn Tinh Thuỷ Tinh đến cầu hôn - Thuỷ Tinh: chúa vùng nước thẳm  
 Vua Hùng ra điều kiện chọn rể 
 Sơn Tinh đến trước được vợ 
 Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng 
 nước đánh sơn tinh 
 Hai bên giao chiến hằng tháng trời 
 cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về 
 Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước 
 đánh Sơn Tinh nhưng đều th
 ¦ớc mơ của người việt cổ là chế ngự 
 được thiên tài, suy tôn, ca ngợi công lao
 dựng nước của Vua Hùng
Ví dụ 5: Chiếu dời đô ( Lớp 8)
 Khi khai thác kiến thức qua sơ đồ, giáo viên giúp học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đát nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang đà lớn mạnh được phản ánh qua ''Chiếu dời đô''.
Học sinh hiểu và phân tích đựơc lí do phải rời đô ?
Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trongg lịch sử các triều đại:
+ Nhà Thương 5 lần dời đô
+ Nhà Chu 3 lần dời đô.
Vậy hai nhà Thương , Chu dời đô có mục đích gì, kết quả ?
Nhằm mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau. Việc đó thuận theo mệnh trời (phù hợp với qui luật khách quan), vừa thuận theo ý dân (nguyện vọng của nhân dân) à Kết quả: đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng
Còn hai nhà Đinh, Lê đã làm gì, kết quả ?
- Nhà Đinh và nhà Lê đóng đô 1 chỗ là hạn chế :
+ Hai nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ, cứ đóng yên đô thành.
+ Khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
Tại sao Lí Công Uẩn muốn dời đô ?
 -Thể hiện khát vọng muốn thay đổi để phát triển đất nước lâu bền và hùng cường.
	 Vậy Thành Đại La là một nơi có những lợi thế gì ?
- Cái lợi thế của thành Đại La:là kinh đô cũ của Cao Vương, nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi,...
- Đại La là thắng địa của đất Việt 
+ Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
à Thể hiện khát vọng về một đất nước vững mạnh, hùng cường. Khẳng định ý chí dời đô là đúng đắn, là hợp mệnh trời, hợp ý dân.
 	- Giáo viên giảng kết hợp chỉ sơ đồ tóm tắt. 
ChiÕu dêi ®«
Nhµ Th­¬ng 5 lÇn Theo ý m×nh
 X­a HiÖn t¹i (§inh, Lª) Khinh mÖnh trêi
Nhµ Chu 3 lÇn Kh«ng theo x­a
Nhµ Lý
 §Êt cò
QuyÕt t©m dêi ®«
 Trung t©m
 §óng ng«i
 TiÖn h­íng
 Réng b»ng, cao tho¸ng
 Mu«n vËt tèt t­¬i
 Th¾ng ®Þa
C¸c khanh nghÜ ra sao ?
 ?
 ?
 ?
	Như vậy, qua sơ đồ trên, học sinh có thể nắm vững nội dung bài học một cách có hệ thống, mạch lạc, đễ hiểu, dễ nhớ. Từ đó chất lượng học tập của các em được nâng cao qua mỗi bài học.
Ví dụ 6: Sự phát triển của từ vựng ( Tiếng Việt lớp 9)
Sự phát triển từ vựng
Sự phát triển số lượng từ ngữ
Sự phát triển về nghĩa từ ngữ
Chuyển nghĩa
Từ ngữ mới thay từ ngữ cũ
Mượn từ
Ghép từ
Gốc P.Tây
Gốc Hán
x+ tặc
Ghép từ cũ – mới
Hoán dụ
Ẩn dụ
Sơ đồ này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong bài học:
 - Con đường biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ diễn ra theo hai con đường. 
Thứ nhất, tạo thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn để biểu thị sự vật hiện tượng mới. 
Thứ hai, phát triển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn thêm những từ ngữ mới.
- Phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ.
- Tạo từ mới có hai phương thức (cách) tạo từ mới sau đây:
+ Phương thức láy: Các từ được cấu tạo theo phương thức láy không nhiều, nhất là những từ láy mới tạo. Ví dụ: điệu đà, điệu đàng ; lỉnh kỉnh, lịch kịch...
+ Phương pháp ghép: Các từ ngữ chủ yếu được tạo ra bằng cách ghép các tiếng lại với nhau.Ví dụ: cơm bụi, xe máy, xe tằng, chụp cắt lớp....
- Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: Tiếng Hán, Ấn - Âu
b. Dạy học theo sơ đồ tóm tắt một phần bài học.
Ví dụ 1: Từ ghép ( Tiếng Việt lớp 7)
 - Trong phần củng cố tiết học, giáo viên có thể giúp học sinh khái quát được một cách có hệ thống về từ ghép Tiếng Việt.
Từ ghép
Ghép chính phụ
Ghép đẳng lập
Nghĩa của từ ghép đẳng lập : Phân nghĩa
Nghĩa của từ ghép chính phụ : Hợp nghĩa
Từ đó học sinh dựa vào sơ đồ mà ghi nhớ được vững chắc về từ ghép Tiếng Việt như sau:
	- Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ ( một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Trất tự từ ghép trong từ ghép thuền Việt :Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. 
	- Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp
	- Nghĩa của từ ghép:
	+ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn,khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng à Hợp nghĩa
	+Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chínhà Phân nghĩa
Ví dụ 2: Làng ( Kim Lân )
 Theo phân phối chương trình, văn bản Làng của Kim Lân gồm có 2 tiết học. Tiết thứ hai thể hiện rất rõ sự biến chuyển trong tâm trạng ông Hai về tình cảm yêu làng, yêu đất nước của ông hai. Đây là tiết học mà người giáo viên có thể áp dụng sơ đồ tóm tắt vào hoạt động dạy học để dạy một phần nội dung trong bài học. Vể diễn biến tâm lý ông Hai, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vừa khai thác kiến thức vừa hệ thống nội dung bài học thông qua một số hoạt động dạy học như nêu một số câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ và trình bày, chẳng hạn:
- Em cảm nhận được gì ở ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu? 
+ Tin đến đột ngột quá, bất ngờ quá, làm ông sững sờ bàng hoàng.
+ Cổ nghẹn.......lạc hẳn đi à Cảm giác bị xúc phạm, đau đớn, tái tê.
- Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả những cung bậc cảm xúc của ông .
à Trở thành nỗi ám ảnh day dứt ông 
+ Nhục nhã ê chề, đau đớn, tái tê, ngờ vực, sự bế tắc vào cuộc sống 
à Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. 
- Cuộc xung đột nội tâm đưa ông đến một sự lựa chọn dứt khoát:'' làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ".
- Qua những đoạn văn đó em hiểu như thế nào về tình cảm của ông Hai với làng quê với cách mạng?
+ Tình yêu nước rộng hơn, bao trùn lên tình cảm làng quê.Nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng à Ông càng đau xót tủi hổ . 
+ Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu 
+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng.
- Khi tin xấu được cải chính, ông Hai đã có hành động già ? Hành động đó chứng tỏ điều gì ở ông Hai ?
+ Vui sướng báo tin làng mình bị Tây đốt à Chứng minh cho làng ông trong sạch. à Yêu nước, yêu làng, chung thủy với kháng chiến
- Sơ đồ tóm tắt minh hoạ nội dung sau khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
Yªu lµng g¾n chÆt víi yªu n­íc kh«ng thÓ t¸ch rêi
Tù ngá víi lßng m×nh
BÔ t¾c tuyÖt väng
Yªu n­íc bao trïm t×nh yªu lµng
§Êu tranh néi t©m
D»n vÆt tñi nhôc bÞ ¸m ¶nh
Yªu lµng tha thiÕt ch¸y báng
Bµng hoµng ®au ®ín
DiÔn biÕn t©m tr¹ng
BiÕn ®æi t×nh c¶m
	- Sơ đồ thhể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của ông Hai.
Phản bội kháng chiến, phải làm nô lệ cho Tây
Về làng
B¨n kho¨n
day døt lùa
chän hai
con ®­êng
Không ai người ta chứa, không ai buôn bán, ai ai cũng đuổi như đuổi hủi
Ở lại nơi tản cư
Như vậy, bằng sơ đồ tóm tắt một phần nội dung kiến thức ở bài học đã giúp học sinh hiểu được tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp một hệ thống và bao quát hơn, giảm bớt thời gian giáo viên làm việc ở phần củng cố và dành thời gian để học sinh làm bài tập vận dụng . .
3. Kết quả khảo sát
	Kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài ở 8a, 8b.
Lớp
Sĩ số
Số dự Ksát
Điểm 0,1,2
Điểm 3,4
Điểm 5,6
Điểm 7,8
Điểm 9,10
Điểm Tbình
8A
27
27
1
4
9
12
1
22
8b
21
21
1
3
8
9
0
17
 Qua các tiết dạy thực nghiệm ở trường tôi nhận thấy đa số học sinh có hứng thú học tập . Đồng thời học sinh có thời gian thực hành nhiều hơn từ đó các em yêu thích môn học hơn .Đặc biệt là chất lượng của các tiết dạy thực hành, kiểm tra đã thấy sự tiến bộ rõ rệt hơn, kết quả kiểm tra cao hơn so với trước. Đối chiếu kết quả tôi thấy sau khi áp dụng đề tài, chất lượng môn Ngữ văn tăng lên rõ rệt, số điểm khá tốt (8, 9, 10) có nhiều hơn, số điểm dưới trung bình rút đi. Điều đó chứng tỏ rằng các em đã hiểu được nội dung bài học qua một số biện pháp dạy hoc theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn.
III. Bài học kinh nghiệm:
Qua các giờ dạy áp dụng đề tài trên, tôi nhận thấy rằng không phải sử dụng kinh nghiệm đó ở lớp nào cũng như nhau mà còn phải căn cứ vào đối tượng học sinh của từng lớp. Giáo viên phải thực sự đầu tư trong việc chuẩn bị, soạn bài chu đáo, tìm hiểu suy nghĩ, tham khảo nhiều sách báo, am hiểu thực tế xã hội ... để tạo được hệ thống câu hỏi hợp lý, lý thú, phù hợp với kiểu sơ đồ tóm tắt kiến thức, giúp cho các em tìm hiểu bài ( Sơ đồ tóm tắt không quá cầu kỳ, rắc rối mà cần phải đảm bảo tính hệ thống). Thái độ của thầy cô trong giờ giảng cần cởi mở, thân mật, tạo được sự thân mật, gần gũi đối với học sinh. Ở dạng sơ đồ này giúp học sinh nắm được kiến thức theo một hệ thống và bao quát hơn, giảm bớt thời gian giáo viên làm việc trong tiết học, phần củng cố và dành thời gian để học sinh làm bài tập vận dụng, có như vậy thì giờ dạy mới thành công.
KẾT LUẬN CHUNG
 Có thể nói rằng việc “Dạy học theo sơ đồ tóm tắt trong môn Ngữ văn ở trường THCS” đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta hệ thống hoá được kiến thức từ việc ôn bài cũ và triển khai bài mới ở từng bài, từng đơn vị kiến thức trong bài dạy nhằm nâng cao hơn nữa kết quả dạy học, khơi dậy năng lực thực hành của người học. Ngoài ra còn rèn luyện các kĩ năng nghe – nói, đọc – viết, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tăng tính thực hành, ứng dụng, đồng thời hình thành năng lực phân tích, cảm thụ, bình giảng văn học một cách chân thực, chủ động. Từ đó vừa hình thành nhân cách vừa bồi đắp tâm hồn cho học sinh. Đó là một số kinh nghiệm về việc sử dụng sơ đồ tóm tắt trong dạy học Ngữ văn mà tôi đã trình bày ở trên. Song do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE Day hoc theo so do tom tat trong mon Nguvan o Truong THCS.doc