Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5

Tiết 1

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh (Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt). Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

Thấy được cơ sở tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; bình dị và vĩ đại

2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập theo tấm gương giản dị của Bác (phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại). Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ... / 8 / 2010	Lớp 9B ... HS vắng: ... HS	... Phép
Tiết 1
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh (Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt). Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Thấy được cơ sở tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; bình dị và vĩ đại 
2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.	
3. Thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập theo tấm gương giản dị của Bác (phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại). Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
Chuẩn bị của giáo viên & học sinh:
GV: Tư liệu, phim ảnh, bài viết về nơi ở, làm việc của Bác. Cuốn sách Thư riêng của Bác Hồ, NXB Trẻ. Phiếu học tập. 
HS: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác. Soạn bài theo hướng dẫn 
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1. Kiểm tra: Chuẩn bị của học sinh (2’)
2. Giới thiệu bài mới (3’)
Xem băng về hình ảnh Bác ... 
Đọc đoạn thơ: Nhà gác đơn sơ một góc vườn...
Đó là nơi ở, là tài sản của một con người vĩ đại. Đó cũng chính là một biểu hiện trong phong cách văn hoá của Người: Phong cách Hồ Chí Minh
HĐ1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung (10’)
GV đọc mẫu toàn văn bản. Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, khúc chiết 
HS đọc từng phần văn bản đến hết, nhận xét
Kiểm tra việc đọc chú thích của HS
Giải thích thêm: phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần, đạm bạc ...
I- Đọc văn bản, tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản, chú thích
- Từ khó:
 + Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước
 + Đạm bạc: giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ.
Đàm thoại (dựa vào nội dung chuẩn bị)
Văn bản được viết với mục đích gì?
Với mục đích đó, người viết sử dụng phương thức biểu đạt nào? Xác định kiểu văn bản?
Văn bản đã sử dụng lập luận như thế nào? (Giới thiệu sơ đồ lập luận)
Từ lập luận, cho biết kết cấu của văn bản?
2. Tìm hiểu chung
- Mục đích: Trình bày vẻ đẹp trong phong cách của Bác -> kiểu văn bản TM
- Kết cấu: giới thiệu hoàn cảnh, cách tiếp thu, đưa ra nhận định về phong cách, khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
Hãy xác định bố cục của văn bản. 
ý từng phần.
HS trình bày các phương án về bố cục; nhận xét và điều chỉnh hợp lí
Quan sát bảng phụ (Bố cục)
Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả qua văn bản này?
Từ đó, cho biết chủ đề của văn bản.
- Bố cục: (ba phần)
1. Từ đầu ... rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
2. Tiếp ... hạ tắm ao: Cách sống và làm việc của Bác.
3. Còn lại: ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM, tình cảm của tg đối với Bác
* Chủ đề: Vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 
HĐ2: Tìm hiểu văn bản (25’)
HS đọc lại phần văn bản Trong cuộc đời...rất hiện đại
Thảo luận
Nêu nội dung khái quát phần VB vừa đọc?
Tìm các biểu hiện về vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác.
(Tự đánh dấu trong SGK), trình bày
Tìm các chi tiết chứng tỏ sự tiếp xúc với văn hóa nhiều nước của Bác? Các chi tiết ấy cho biết Bác đã tiếp thu văn hóa như thế nào?
Đàm thoại
Bác đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước bằng cách nào? Gạch dưới từ ngữ, chi tiết diễn tả điều đó và nêu nhận xét.
Em hiểu thế nào là cuộc đời đầy truân chuyên? Thế nào là sự uyên thâm văn hóa? 
Sự tiếp xúc văn hóa và cách tiếp xúc như vậy đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách văn hóa của Bác?
II/ Tìm hiểu văn bản
1- Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh 
- Hoàn cảnh tiếp thu văn hoá: ... con đường hoạt động cách mạng ... đi nhiều nơi ... (tiếp thu văn hoá phương đông, phương Tây; ghé lại ; sống dài ngày ở Pháp, Anh )
- Cách tiếp thu: 
 + Mọi nơi, mọi lúc 
 + Học hỏi nghiêm túc
 + Tiếp thu có định hướng
 + Tiếp xúc trên nhiều phương diện
-> Hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới
GV nêu vấn đề: Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác? 
Em hiểu ý nghĩa của lời bình luận đó như thế nào? (tự bộc lộ)
Giới thiệu một vài lá thư Bác viết bằng tiếng nước ngoài (...)
Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hóa dân tộc ở Bác như thế nào?
“Nhưng điều kì lạ..., rất hiện đại” 
- Bác tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại (quốc tế).
- Bác giữ vững các giá trị văn hóa nước nhà (đậm bản sắc dân tộc)
-> Cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh
3. Củng cố (2’) Phiếu học tập
Yếu tố quan trọng giúp Bác có vốn tri thức văn hóa sâu rộng là gì? (Thu phiếu, đánh giá)
 A. Bác ghé lại nhiều hải cảng.
 B. Bác đi thăm nhiều nước ...
 C. Bác nói, viết thạo nhiều ...tiếng
 D. Bác học hỏi, tìm hiểu văn hóa, 
4. Hướng dẫn tự học (3’): Đọc văn bản, học bài; Chuẩn bị tiết 2
˜™&˜™&˜™&˜™&˜™&˜™
Ngày dạy: ... / 8 / 2010	Lớp 9B ... HS vắng: ... HS	... Phép
Tiết 2
 (Tiếp) văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: Thấy được cơ sở tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; bình dị và vĩ đại 
2. Kĩ năng: Tự sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác để hiểu thêm ...
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập theo gương tấm gương giản dị của Bác, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên theo gương Bác. 
Chuẩn bị của GV & HS:
• Giáo viên: Tranh ảnh, các bài viết về Bác theo chủ đề.
• Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về Bác theo hướng dẫn của giáo viên
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
2. Giới thiệu bài mới (2’)
GV dẫn dắt vào bài từ nội dung kiểm tra
Đọc lại câu văn kết thúc đoạn 1 (bảng phụ)
Quan sát câu văn (chuyển ý) 
HĐ1: Đọc lại văn bản (5’) 
HS đọc phần văn bản: Lần đầu tiên => hết
Khái quát nội dung phần văn bản vừa đọc?
HĐ2: Tìm hiểu bài (25’)
Thảo luận 
Tác giả đã thuyết minh vẻ đẹp phong cách của Bác trên những khía cạnh nào?
Những biểu hiện cụ thể?
Liên hệ với những bài viết đã sưu tầm.
Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, cách viết của tác giả?
Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trên?
2- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh 
- Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao của Người:
 + Nơi ở, nơi làm việc: Căn nhà ...
 + Trang phục: Bộ quần áo... đôi dép...
 + Tư trang: ít ỏi
 + Việc ăn uống: Vài ba món giản đơn
 -> Lối sống bình dị mà thanh cao
* Dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp kể với bình luận tự nhiên, nghệ thuật đối lập (Chủ tịch nước mà rất giản dị)
Phiếu học tập 1
Nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện: ngôn ngữ, phương pháp ...?
Đàm thoại
Từ đó, làm rõ vẻ đẹp nào trong lối sống của Bác?
Nêu thêm một số dẫn chứng khác minh họa.
Lối sống đó gợi cho chúng ta những tình cảm nào về Bác? (khuyến khích HS tự bộc lộ)
- Cách thuyết minh:
 + Ngôn ngữ giản dị, gần gũi (...)
 + Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh: S2, liệt kê, nêu VD ...
Với em, niềm cảm phục, kính yêu Bác được gợi từ sự việc nào trong lối sống của Người? (khuyến khích HS tự bộc lộ; HS có thể đưa thêm sự việc được nghe kể hoặc được đọc...)
Bảng phụ (ghi một số câu thơ viết về Bác; bài thơ Cảnh rừng Pắc Bó.)
Đọc phần cuối văn bản 
Thảo luận nhóm (ghi bảng phụ)
Trong phần này, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Biểu hiện? (với lãnh tụ của các nước; với các vị hiền triết xưa...)
Cách so sánh như vậy mang lại hiệu quả gì cho nội dung cần trình bày?
T/giả đã bình luận thế nào khi thuyết minh vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác?
Tìm chi tiết trong văn bản để minh họa.
 Tích hợp với Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ Văn 7.
+ So sánh -> làm sáng tỏ lối sống bình dị của Bác, nêu bật sự vĩ đại và bình dị; thể hiện niềm cảm phục, tự hào...
+ Bình luận: Nếp sống ... thể xác -> sự thống nhất dân tộc và nhân loại; giản dị và thanh cao; bồi bổ tinh thần,... 
Thảo luận
Theo tác giả, lối sống giản dị của Bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu như thế nào về điều này? Gợi ý: ... thẩm mĩ (quan niệm về cái đẹp); (cái đẹp là sự giản dị, ...).
Khái quát nội dung
Từ tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về Phong cách Hồ Chí Minh? Về tình cảm của tác giả qua bài viết?
 (tự hào, trân trọng, ngợi ca)
Chuyển ý
Thống kê các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
HS trình bày miệng kết hợp nêu dẫn chứng...
HS khái quát T1,2;
Đọc ghi nhớ (SGK)
3, Nghệ thuật
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, so sánh kết hợp bình luận
- Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác thực, chọn lọc, tiêu biểu, lối diễn đạt tinh tế, nghệ thuật đối lập ...
- Đan xen thơ (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Dùng lối nói dân dã (vài, chiếc, vẻn vẹn ) ngôn ngữ trang trọng (tiết chế, hiền triết, thuần đức, danh nho di dưỡng tinh thần, thanh đạm, thanh cao,) 
-> Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở con người Bác
Ghi nhớ
Qua văn bản em nhận thức được điều gì?
Theo em, chúng ta cần có thái độ và hành động như thế nào trong thời kì hội nhập? 
4. Ý nghĩa văn bản
- Cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và hành động.
- Vấn đề của thời kì hội nhập: ...
HĐ3: Luyện tập (5’)
Kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đã sưu tầm)
Tìm dẫn chứng để chứng minh:
Bác không những giản dị trong lối sống mà Bác còn giản dị trong nói, viết.
Chép và học thuộc một số đoạn thơ có nội dung ca ngợi đức tính giản dị của Bác
III/ Luyện tập:
Bài tập SGK
3. Củng cố (2’): Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. Đọc và quan sát hai khổ thơ sau (nêu nhận xét): ... Nhà gác đơn sơ ... 
4. Hướng dẫn tự học (3’): Đọc văn bản, học bài, thuộc ghi nhớ. Sưu tầm văn thơ viết về Bác. Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại. Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích. Nắm nội dung, nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của văn bản.
˜™&˜™&˜™&˜™&˜™&˜™
Ngày dạy: ... / 8 / 2010	Lớp 9B ... HS vắng: ... HS	... Phép
tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về 2 phương châm hội thoại (nội dung phương châm về lượng và phương chậm về chất)
2.	Kĩ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Biết vận dụng những phương châm về lượng và về chất trong giao tiếp.
3. Thái độ: Xây dựng thái độ và hành động đúng, phù hợp khi giao tiếp.
Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ (in trên giấy A3, A2, phiếu học tập...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, biên bản nhóm, nam châm...
Các hoạt động dạy& học:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
NỘI DUNG
1. Kiểm tra (3’)
Chuẩn bị bài của HS
3. Giới thiệu bài mới (2’)
Liên hệ từ kiến thức về xưng hô trong hội thoại, lượt lời (lớp 8) và ngữ liệu thực tế
HĐ1: Tìm hiểu mục I (10’)
HS đọc đoạn đối thoại (1)
Thảo luận câu hỏi (SGK), ghi tóm tắt
Kết luận?
Kể chuyện cười (2), trả lời câu hỏi (SGK) 
HS đặt lại câu hỏi & câu trả lời, kết luận
Qua những gì vừa tìm hiểu, em có ý kiến gì?
Đọc ghi nhớ. Chuyển mục II
I/ Phương châm về lượng
VD1: 
- Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
VD 2: (Truyện cười)
- Không nói nhiều hơn những gì giao tiếp đòi hỏi => Không nói thiếu (hoặc thừa) thông tin
Ghi nhớ (T7)
HĐ2: Tìm hiểu mục II (10’)
HS đọc truyện (T7,8 SGK), thảo luận nhóm 
Trả lời các câu hỏi ghi trong phiếu giao việc, ghi bảng phụ, trình bày kết quả, kết luận.
Qua câu chuyện em rút ra kết luận gì?
Trong trường hợp này, trong lời nói của mình, ta nên sử dụng kèm những từ, ngữ nào cho phù hợp? (hình như, em nghĩ là)
Khi hội thoại, cần có những yêu cầu gì để đảm bảo phương châm về chất?
Quan sát bảng phụ ghi kết quả đúng, tự đối chiếu kết quả và đánh giá
HS đọc ghi nhớ (SGKT8)
II/ Phương châm về chất
VD 3: 
Truyện cười Quả bí khổng lồ (SGK9)
Không nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực 
Ghi nhớ (T8)
HĐ3: Luyện tập trên lớp (15’)
BT1: Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm hội thoại
Thi giải đáp nhanh giữa các nhóm BT1,3 T8,9
Đánh giá, cho điểm
BT2: Tìm thành ngữ có liên quan đến phuwong châm về chất.
Trình bày kết quả trên bảng phụ, cử đại diện thuyết minh kết quả, nhận xét
GV đánh giá, cho điểm từng nhóm (mỗi ý đúng 2 điểm)
Trình bày ý kiến: BT2 có quan hệ với nội dung nào vừa học?
Thi Ai nhanh hơn
III/ Luyện tập
 1, Lỗi thừa nội dung (không tuân thủ phương châm về lượng)
a- gia súc nuôi ở trong nhà.
à Lặp ý gia súc - nuôi ở trong nhà (thừa)
b- loài chim có hai cánh.
à Thừa cụm từ có hai cánh vì đó là đặc điểm của loài chim.
2, Điền đúng:
a. nói có sách, mách có chứng
b. nói dối
c. nói mò
 d. nói nhăng, nói cuội
 e. nói trạng 
Tìm những thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến “nói”. Mỗi thành ngữ liên quan đến PCHT nào?
VD: Ăn ốc nói mò 
 Lời nói gói vàng
 Lời nói đọi máu
 Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...
Mỗi VD đúng cho 1 điểm
Cộng tổng điểm, tuyên bố kết quả từng nhóm.
=> Phương châm về chất
BT3: Phát hiện lỗ liên quan đến PC về lượng trong một câu chuyện
Một học sinh đọc truyện.
Nêu yêu cầu của bài tập.
Làm bài tập -> Trình bày
Bài tập 3: Truyện Có nuôi được không
- Phương châm về lượng không được tuân thủ vì câu hỏi Rồi có nuôi được không?-> thừa.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Hoạt động nhóm
Thảo luận các yêu cầu theo hướng dẫn
- Đặt tình huống -> suy nghĩ, trả lời
- Thống nhất kết luận
- Cử đại diện trình bày
Phản hồi, tranh luận
GV kết luận, đánh giá hoạt động
Bài tập 4: (SGK11).
a- Các từ ngữ này được sử dụng trong hội thoại để bảo đảm tuân thủ phương châm về chất (báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa được kiểm chứng).
b- Sử dụng các từ ngữ này trong diễn đạt để tuân thủ phương châm về lượng: (báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là chủ ý của người nói).
3. Củng cố (2’)
Những yêu cầu cần tuân thủ khi giao tiếp?
Khái quát nội dung đã học
Đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn tự học (3’): Học bài, thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 5 T9 (SGK), các BT (SBT). Tập xác định lỗi không tuân thủ các phương châm hội thoại. Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
˜™&˜™&˜™&˜™&˜™&˜™
Ngày dạy: ... / 8 / 2010	Lớp 9B ... HS vắng: ... HS	... Phép
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã được học ở lớp 8. Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (sử dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn) 
2. Kĩ năng: Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. 
3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng nội dung, kiến thức đã học để tạo lập văn bản đúng thể loại, kiểu văn bản. 
Chuẩn bị của GV & HS
GV: Bảng phụ, phiếu học tập; tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học ...
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, biên bản nhóm, nam châm ...
Ôn kiến thức đã học về văn thuyết minh
Các hoạt động dạy& học
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ (2’)
3. Giới thiệu bài mới
Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
HĐ1: Ôn văn bản thuyết minh
* Định hướng ôn tập
Viết văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì?
Tính chất văn bản thuyết minh?
Ôn văn thuyết minh
- Mục đích: Cung cấp tri thức bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích. 
- Tính chất: 
Các phương pháp thuyết minh thường dùng?
HS đọc câu hỏi trên phiếu và trả lời.
Ghi tóm tắt nội dung
Nêu khái niệm về văn thuyết minh?
HĐ1: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong thuyết minh (20’)
 * Cách làm văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
Đọc văn bản “Hạ Long - Đá và Nước”
Thảo luận:
Bài văn thuyết minh đ 2 gì của đối tượng?
Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không?
Đặc điểm này có dễ dàng thuyết minh bằng đo đếm, liệt kê không? Vì sao?
Hoạt động nhóm
Theo tác giả sự kỳ lạ ở đây là gì? Tìm câu văn thể hiện điều đó? 
Tìm phương pháp thuyết minh đã học được sử dụng trong văn bản này?
Với các phương pháp liệt kê, giải thích đã nêu ra được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? 
Ghi bảng nhóm, trình bày kết quả
Nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm
Quan sát bảng phụ, ghi tóm tắt nội dung 
Đọc thầm đoạn văn bản :”Nước tạo nên...,biết đâu” và cho biết:
 + Khách quan
 + Khoa học
 + Chính xác
 + Hữu dụng
- 6 phương pháp () 
I/ Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2, Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 a, Nhận diện yếu tố nghệ thuật
Văn bản Hạ Long - Đá và Nước
 - Vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệu của HL
 - Văn bản cung cấp tri thức khách quan về sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận.
(đối tượng thuyết minh trừu tượng; không chỉ nhìn bằng mắt, nghe bằng tai mà còn phải cảm nhận)
- Sự kỳ lạ của Hạ Long: nước làm cho đá sống dậy hồn
- Phương pháp TM: liệt kê, giải thích -> chưa thể nêu được sự kỳ lạ của HL.
Để TM sự kì lạ vô tận của Hạ Long, tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Tác giả sử dụng các biện pháp đó như thế nào?
- Tưởng tượng và liên tưởng:
 + Chính nước làm cho đá sống dậy
 + Nước tạo nên sự di chuyển...
 + Góc và tốc độ di chuyển của du khách ...
 + Hướng ánh sáng ...
- Tưởng tượng những cuộc dạo chơi với các khả năng (tám chữ Có thể khơi gợi những cảm giác có thể có; thể hiện qua các từ: Đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoá thân 
Mục đích của tác giả là trình bày sự kì lạ của Hạ Long có đạt được không? 
Khái quát những điều vừa tìm hiểu. 
Đọc ghi nhớ T13
- Nhân hoá (...)
b, Sử dụng biện pháp nghệ thuật khiến thế giới tự nhiên sống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến những vật vô tri -> có tâm hồn.
Ghi nhớ
HĐ2: Luyện tập (10’)
HS luyện tập theo nhóm
Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
Văn bản này có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
Phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt?
Đọc kĩ các câu hỏi (SGK) và thảo luận 
Cử đại diện trình bày.
Đối chiếu, nhận xét, đánh giá kết quả
Trình bày đáp án đúng
HS bổ xung, điều chỉnh kết quả, ghi tóm tắt. 
II/ Luyện tập
Bài tập 1 (SGK)
a, Văn bản có t/c thuyết minh (giới thiệu loài ruồi... Những tính chất chung về họ, giống, loài. Các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể. Cung cấp các kiến thức đáng tin cậy: Từ đó thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
- Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, phân loại, liệt kê, số liệu...(DC)
b, Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, tưởng tượng... (DC)
c, Tác dụng: gây hứng thú khi tiếp thu một tri thức khoa học... bạn 
3. Cñng cè (2’): Kh¸i qu¸t bµi häc
§äc l¹i ghi nhí
4.	H­íng dÉn häc ë nhµ (3’): Häc bµi, thuéc ghi nhí. Hoµn chØnh bµi tËp3, lµm bµi tËp 4 Tr.15. ChuÈn bÞ LuyÖn tËp sö dông mét sè biÖn ph¸p nghÖ thuËt trong v¨n b¶n thuyÕt minh (phÇn chuÈn bÞ ë nhµ - mçi nhãm chuÈn bÞ mét ®Ò bµi)
˜™&˜™&˜™&˜™&˜™&˜™
Ngày dạy: ... / 8 / 2010	Lớp 9B ... HS vắng: ... HS	... Phép
Tiết 5
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở tiết 4 
2. Kĩ năng: Viết được văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật phù hợp
3. Thái độ: Xây dựng thái độ tự giác, cởi mở, hợp tác khi học. Có ý thức đưa yếu tố nghệ thuật khi tạo lập văn bản thuyết minh ...
Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Sưu tầm các bài viết thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Bảng phụ, phiếu học tập
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, biên bản nhóm. Ôn kiến thức đã học về văn thuyết minh. Cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
Các hoạt động dạy & học:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
NỘI DUNG
1. Kiểm tra (4’)
Chuẩn bị bài tập của HS
Đọc thuộc lòng ghi nhớ 
2. Giới thiệu bài mới (1’)
Vai trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
HĐ1: Luyện tập theo nhóm (15’)
Thảo luận đề được phân công chuẩn bị
Thống nhất dàn ý, dự kiến các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thuyết minh.
Xây dựng phần mở bài
Cử đại diện trình bày trước lớp
1, Luyện tập theo nhóm
HĐ2: Luyện tập chung (20’)
Các nhóm gắp thăm thứ tự trình bày
Đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung đã chuẩn bị
Các nhóm khác theo dõi, ghi tóm tắt nội dung, đánh dấu những điểm cần bổ xung, góp ý.
Chú ý phần sử dụng các biện pháp nghệ thuật có hợp lí không, có tác dụng đối với đề bài đang trình bày không
Nhận xét, góp ý, hoàn chỉnh dàn ý đề của nhóm đã trình bày
Các nhóm khác tiếp tục trình bày và thảo luận tương tự như đối với nhóm trước đến hết thời gian
GV nhận xét, đánh giá chung; lưu ý cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
Đọc đoạn văn bản mẫu (đã chuẩn bị sẵn)
2, Luyện tập chung
3. Củng cố (2’)
Đánh giá chung tiết học
Nhắc nhở HS còn vi phạm
Tuyên dương HS có cố gắng
4. Hướng dẫn tự học (3’): Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Họ nhà kim.
- Chuẩn bị bài tuần 2 (T6)
Ngày ... tháng 8 năm 2010
Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan NV9 theo chuan.doc