Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

.

.

. Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt cúa nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhửng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó cũa đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :

.

. “ . Những chiếc xe từ trong bom rơi

. .

. Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

.

. Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.

. Mở đầu bài thơ tác giả viết :

.

. “ Những chiếc xe từ trong bom rơi

. Đã về đây họp thành tiểu đội

. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

. “

. Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
. 
. 
. Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt cúa nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhửng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó cũa đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :
. 
. “. Những chiếc xe từ trong bom rơi
. .
. Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
. 
. Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.
. Mở đầu bài thơ tác giả viết :
. 
. “ Những chiếc xe từ trong bom rơi
. Đã về đây họp thành tiểu đội
. Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi 
. “
. Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
. Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thơ tiếp theo nói tới sinh hoạt trên đường của họ :
. 
. “ Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
. 
. Lại đi, lại đi, trời xanh thêm “
. Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa 
. Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng 
. ` Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn:
. 
. “ Không có kính rồi xe không có đèn
. ..
. Chỉ cần trong xe có một trái tim”
. 
. Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.” Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường,giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ? Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng ngưới đọcvề một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ mà là co người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi niền tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hìng tường nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lài mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.
. Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đõa để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cám ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn
Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
.1) Hình ảnh những chiếc xe không kính.
.Đề tài xe cộ hiếm xuất hiện trong thơ ca từ cổ chí kim. Nếu có thì đó là những chiếc xe tam mã trong thơ của us-kin một cách đầy lãng mạn. Còn với Phạm Tiến Duật lại đưa một hình ảnh thực là những chiếc xe không kính vào thơ. Với hai câu mở đầu tác giả đã giải thích nguyên nhân về việc xe không có kính " Không có kính không phải ví xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Hai câu thơ này có vẻ giống như văn xuôi vì từ cách đặt câu cho đến số lượng từ ngữ đều không vần. Hai câu này được viết với một giọng thản nhiên. Câu thơ thứ nhất có tới ba từ không:" Không có kính không phải vì xe không có kính" chỉ để thông báo một điều là hiện nay xe không có kính. Nguyên nhân của việc không có kính này được giải thích ngay o câu thơ thứ hai. Không có kính vì bom giật bom rung. Hai câu thơ không chỉ nhằm miêu tả một chiếc xe khác lạ mà còn diễn tả sự dữ dội của chiến tranh. Chiến tranh là bom đạn, là mất mát. Các động từ mạng giật, rung, vỡ diễn đạt sự khốc liệt của chiến tranh theo cấp số nhân.---Xe không chi không kính mà còn không có đèn. Chắc hẳn những chiếc xe chở hàng ra chiến trường không chỉ bị bom giật bom rung bởi vậy xe không chỉ không có kình mà còn không có đèn. Cuộc kháng chiến chống Mĩ thời kì đầu của đất nước ta rất ác liệt. Từ việc hành quân đến việc chở hàng, vận chuyển vũ khí đều phải tiến hành vào ban đêm. Khí thế ấy được Tô Hữu viết trong câu thơ:" Đêm đêm rầm rập như là đất rung". Chính vì thws mà việc không có đèn khiến cho việc chuyên chở bằng xe càng gian khổ hơn.--- Thế rồi bom rơi đạn lạc làm cho xe lại không có mui. Như vậy chiếc xe đã trở nên biến dạng. Xe không có kính, không có đèn, không có mui thế nhưng thùng xe thì chỉ bị xước bởi đơn giản những chiếc xe vận tải mà không có thùng xe thì không thể chở đựoc đạn dược, lương thực ra chiến trường. Bởi vậy thùng xe chỉ đựoc miêu tả là có vết xước mà thôi. Có nhà phê bình đã bình luận đây là vết xước đáng yêu chứ không phải là thủng, là không có. Có thwr nói rằng hình ảnh chiếc xe không kinh, không đèn, không mui không phải là hiếm trong chiến tranh nhưng không phải nhà thơ nào cũng nhận ra được va biến nó thành hình ảnh thơ độc đáo.
.
.2) Hình ảnh những người lính.
.So với những câu thơ viết về những chiếc xe thì số lưượng những câu thơ viết về người lính nhiều hơn nhưng hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật những hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. Những chiếc xe không kinh, không đèn, không mui là hình ảnh để người lính bộc lộ những phẩm chất hiên ngang, yêu đời, tinh nghịch, giàu ý chí chiến đấu. Trước hết là tinh thần hiên ngang cho thấy thái độ coi thường hiểm nguy của người lính. Trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui người lính vẫn vững tay lái:" Ung dung buồng lái ta ngồi". Không chỉ hiên ngang chấp nhận khó khăn mà người lính còn hiên ngang chấp nhận nguy hiểm. Nào là gió vào xoa mắt đắng, nào là sao trời và cánh chim ùa vào buồng lái. Song những người chiến sĩ không hề run sợ mà vẫn đối mặt với những thử thách, giữ vững trận địa là buồng lái. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ. Vị ngữ ung dung được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự tự tin, bình than của những người lính lái xe. Ngoài ra còn các điệp từ" nhìn thấy" được nhắc lại nhiều lần biểu hiện 1 nét đặc trưng của ngươif chiến sĩ, thi sĩ vừa tập trung hoàn thành nhiệm vụ vừa không quên hưống tới vẻ đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lãng mạn: bầu trời có sao, có cánh chim mà cón có sự khốc liệt của bụi, của gió, của mưa như là 1 sự thách thức. Không cú kính đương nhiên là có bụi, có mưa, có gió. Chỉ có điều cách diễn đạt của tác giả làm cho chúng ta thây thía độ ngang tàng, bất chấp của người lính lái xe đó là " ừ thì", là "chưa cần". Như vậy trước khó khăn gian khổ mà người lính không 1 lời kêu ca. Lời thơ lúc này nhẹ nhõm, trôi chảy, nhịp nhàng giống như hình ảnh chiếc xe bon vun vút ra chiến trường. Tâm hồn sôi nổi, tình đồng chí đồng đội sâu sắc được thể hiện qua những câu thơ khổ 3,5,6. Ta thấy những chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui tính. Bom đạn không làm mất đi sự tinh nghịch. hóm hỉnh. Họ đã " phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". Tiếng cười của những chàng trai như 1 khúc nhạn vui xua đi khó khăn, gian khổ và giựo cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản. Họ hồn nhiên tếu táo nhưng ho cũng thậy đoàn kết. Càng khó khăn gian khổi họ càng gắn bó keo sơn. Không chỉ chia nhau từng điếu thuốc mà trong bom đạn nguy hiểm những người lính lái những chiếc xe không kình đã tụ hopk lại thành 1 tiểu đội. Tiếu đội này không phải là tiểu đội 1 hay tiểu đội 2 mà là tiểu đội xe không kính. Nếu trong bài thơ đồng chí những người lính thương nhau tay nắm lấy bàn tay thù những người lính trong bài thơ này bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 1 cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ không chỉ là 1 chút đùa vui mà còn đủ làm ấm lòng, đủ động viên nhau. Cái bắt tay giúp con người xít lại gần nhau trong nhiều cái chung: chung hoàn cảnh, chung bếp lửa, chung bát đũa và nhất là chung con đường nơi vô vàn thách thức hiểm nguy phía trước. Ta thấy dù trong khoảng khắc nào của cuộc hành quân những người lính cũng luôn dộng viên, cháo hỏi nhau. Trên dường đi họ bắt tay nhau qua cửa kính, lúc nghỉ cùng nhau châm điếu thuốc, đén bữa chung bát đũa. Tất cả nhận nhau là người cùng 1 gia đình, để rồi họ lại cùng nhau lên đường:" lại đi lại đi trời xan ... lên trong mỗi con người. Tôi có một kỉ niệm không bao giờ quên với thơ anh và đã viết lại trong truyện ngắn Ngọn lửa. Đêm ấy, trong góc hầm chữ A lở loét, đầy nước mưa đại ngàn, để người thương binh quá non trẻ, cùng tiểu đội, bớt đi đau đớn, sống sót được qua đêm, tôi đã đốt những bài thơ anh in trong nhiều cuốn Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhằm sưởi cho bạn, cũng như đọc từng bài thơ của anh Duật, mà tôi đã thuộc lòng trước đó, cho bạn trẻ nghe qua đêm, đến sáng
Phạm Tiến Duật, bằng tình cảm của mình, năm nào viết tặng cô gái hát trong rừng một bài thơ rất chân thành, xúc động. Bài thơ có câu: Giữa một vùng đất bụi khô rang/ Em bỗng đến như dòng sông đầy nước. Nay nhớ lại những năm tháng ấy, tôi muốn chọn hình ảnh này để bầy tỏ lòng biết ơn của cá nhân tôi với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Giữa một vùng bom đạn ác liệt như vậy, thơ của anh mang tới cho chúng tôi một sự chia sẻ tri kỉ, chắp đôi cánh cho chúng tôi vượt qua những vùng rừng không dân, nhận rõ them chính mình để vượt qua biết bao khó khăn hiểm nguy, nhiều lúc tưởng không thể nào qua nổi.
Đậm Tính chân thực của cuộc chiến:
Viết về chiến tranh trong những năm tháng chiến tranh là một thử thách lớn lao của mỗi nhà văn, đòi hỏi cả tài năng, bản lĩnh và tấm lòng của họ nơi mặt trận. Phạm Tiến Duật đã tránh được điều mà nhiều người cầm bút hạn chế khi họ chỉ phản ảnh được một mặt của cuộc chiến. 
Hầu như tất cả những hình ảnh trong thơ anh đều khắc họa được cả hai mặt của cuộc chiến. Anh không né tránh khi nói lên tính chất ác liệt, tàn khốc xảy ra từng giây khắc, nơi phải đối đầu với một kẻ thù có ưu thế hơn hẳn về kĩ thuật, vũ khí, hầu như làm chủ trên không. Hình ảnh chiến tranh trong thơ Duật ở bất kì bài thơ nào cũng đều phơi bầy rõ, không hề che dấu, thậm chí tỉ mỉ sự nguy hiểm đối với mạng sống con người trên Trường Sơn. Những bài thơ như Tiểu đội lái xe không kính, Tiếng cười của đồng chí coi kho, Lửa đèn, Tiếng bom ở Seng Phan v.vđều là sự quan sát rất tinh tế, ngòi bút đầy bản lĩnh và trực diện, tạo nên nhiều hình ảnh cụ thể, mặt ác nghiệt, tàn bạo của chiến tranh. Nhưng điều nữa là, thông qua những sự phản ánh ác liệt ấy, người ta thấy rõ tính anh hùng ca của Con đường, thấy rõ bóng dáng cao hơn, nổi lên của những chiến sĩ vượt qua làn bom đạn. 
Người lính trong thơ anh, trước cái chết rình rập, là bất chấp mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Vì miền Nam phía trước, là thái độ chấp nhận hy sinh cá nhân cho mạng sống của một dân tộc. Hai mặt rõ rệt ấy của thơ Phạm Tiến Duật làm nên một gương mặt riêng của anh, cũng đồng thời có tác động rất lớn tới người chiến sĩ. Họ nhận ra, thơ Phạm Tiến Duật không phải là sự tuyên truyền, tô hồng một chiều, thơ anh chính là tiếng nói chân thực, phản ảnh đúng những điều hàng ngày họ phải đối diện, đã sống và chiến đấu, kể cả những nét sâu kín của tâm hồn. Chính điều đó thơ Phạm Tiến Duật giầu tính thuyết phục, động viên, có sức truyền cảm sâu rộng trong đời sống binh sĩ chúng tôi.
Ngay tại nơi bom đạn ác liệt nhất, kể cả khi đói nhất và khát nhất, chúng tôi cũng không hiểu câu thơ Đường ra trận mùa này đẹp lắm theo một nghĩa nông cạn, thô thiển. Có phải chăng cái Mùa mà anh nhắc tới trong câu thơ là mùa khô, là mùa mà các binh đoàn nối nhau ra mặt trận, có những người lính chúng tôi bất chấp bom đạn nối dài vô tận như các bài thơ của anh. Đấy là một vẻ đẹp của con người, của Trường Sơn, của con đường ra trận mà anh muốn tôn vinh?
Vĩ thanh cuối
Có người đã nhận xét, thơ của Phạm Tiến Duật là lọai thơ thông minh. Tôi cho rằng không có loại thơ nào là loại thơ thông minh cả. Đã làm thơ, văn thuyết phục được hàng vạn người thì hiển nhiên phải thông minh.
Từ khi Phạm Tiến Duật xuất hiện trên văn đàn đã làm nên một hiện tượng, một thi pháp Phạm Tiến Duật. Như nhà văn Đỗ Chu khẳng định trong bài bút kí Anh Duật gần đây, thơ Phạm Tiến Duật là sự hiếm hoi của thi ca không lặp lại. Người ta có thể tìm thấy nhiều gương mặt thi ca na ná, sàn sàn như nhau ở nhiều thời đoạn, nhưng thiên tài thì không ai bắt chước được để vượt qua họ. Điểm lại các nhà thơ Việt Nam vài trăm năm nay, số nhà thơ vừa được công chúng bình dân yêu mến, lại được các bậc trí giả tìm đọc, hiếm hoi như lá mùa thu. Phạm Tiến Duật, ít ra trong hơn ba chục năm vừa qua, đã chinh phục được biết bao trái tim những người lính, học sinh và sinh viên, lại làm giới văn chương bàng hoàng khi anh xuất hiện! 
Và, để nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam làm sao một nước nhỏ lại thắng được trong chiến tranh với một nước lớn như nước Mỹ vừa qua, hẳn sau này các nhà sử học, phải nhắc tới con đường mòn Hồ Chí Minh. Khi tìm hiểu về con đường này, không thể bỏ qua được yếu tố tinh thần của binh sĩ, mà người góp phần tạo lên sức mạnh của nó, đóng góp một cách khó định lượng, có nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cũng như nhà văn Đỗ Chu tiên đoán rằng, hậu thế, giới phê bình văn chương, còn tốn nhiều giấy mực để bàn về thơ và cả văn xuôi của anh.
Trong lịch sử thi ca ở nước ta, nếu nhắc tới những nhà thơ lớn thuộc về nhân dân, có Nguyễn Du với Kiều tồn tại hơn ba trăm năm nay, an ủi hàng triệu triệu con tim, nhiều nhiều thế hệ.
Lịch sử văn học hiện đại có Tố Hữu, với thi ca cách mạng, đã làm thay đổi số phận, cách nghĩ và thói sống của hàng vạn sinh linh trong nửa thập kỉ (ý Đặng Tiến); có cây đại thụ Chế Lan Viên, ảnh hưởng rất sâu rộng trong giới trí thức, nguyên khí của nước nhà, đặc biệt là tầng lớp sinh viên học sinh, thanh niên, khi động viên sức của, sức người ra tiền tuyến. 
Cũng không thể nhắc tới, nơi hậu phương, chốn đồng quê của một đất nước 90% là nông dân, hậu phương to lớn của tiền tuyến, có Trần Đăng Khoa, bằng nhiều bài thơ trong vắt, tinh khôi của mình, đã nuôi sáng hàng triệu triệu tâm hồn thơ ngây mãi mãi, yêu quê hương, đất nước một cách giản dị, bình thường, từ những hạt gạo, mầm cây 
Và, ở những thời khắc đặc biệt của lịch sử ấy, như có sự phân công thiên định, phía trước, nơi tiền tuyến, có Phạm Tiến Duật đã đốt lên một ngọn lửa, thắp sáng hình ảnh Một con đường, động viên hàng vạn vạn binh sĩ nơi mặt trận, không ngại hy sinh gian khổ, làm nên biết bao chiến công suốt trong cuộc chiến khốc liệt. 
Họ, trong giai đoạn nuớc sôi lửa bỏng của tổ quốc một thời, đã thuộc về nhân dân. Họ chính là những điểm nhấn đặc biệt, những khuôn mặt thi ca có tầm ảnh hưởng rất lớn, rất sâu rộng lan tỏa trong nhiều tầng lớp, vượt trội lên trong dàn đồng ca, hòa chung bản hợp tấu vĩ đại của Nền thi ca cánh mạng Việt Nam, tạo thành một sức mạnh tinh thần vô địch, làm nên chiến thắng cuối cùng của toàn dân tộc, trong sự nghiệp thiêng liêng: dành thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Phạm Tiến Duật là một nhà thơ lớn, là một Con đường của nền thi ca gắn liền với cách mạng. 
Hội Văn học Nghệ thuật VN tại LB Nga
Phạm Tiến Duật “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
13.08.2007 19:15
Một ngày cuối tháng 6.2007, tôi liên lạc với nhà thơ Phạm Tiến Duật theo số máy di động 0912061517, thì nghe người nhà báo rằng anh và gia đình đang đi nghỉ ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An). Nhưng anh Duật bị đau họng đang mất tiếng, không nói được. Vào ngày 27.7.2007, tôi bất ngờ nhận được hung tin: Phạm Tiến Duật bị ung thư phổi!
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14.1.1941 (tuổi Tân Tỵ), quê ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Cha của anh là nhà giáo, còn mẹ làm ruộng. Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1964, anh đã cùng một số bạn bè “gác bút nghiên” đi chiến đấu. Phạm Tiến Duật đã vào Trường Sơn lần đầu vào năm 1965, sau đó có mặt liên tục tại mặt trận này. Có lẽ nhờ thế, cộng thêm tài năng trời phú, mà sau đó đã có một Phạm Tiến Duật với những bài thơ nổi tiếng viết từ Trường Sơn.
Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969–1970), Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn VN. Sau hơn 40 năm cầm bút, Phạm Tiến Duật đã có hàng chục tập sách, mà chủ yếu là thơ: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); Ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994); Nhóm lửa (thơ, 1996); Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)... 
Ngoài ra, anh còn là tác giả của hàng ngàn bài báo. Từ ngày thôi làm Tổng biên tập của Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ VN, nhà thơ Phạm Tiến Duật dành nhiều thời gian cho công tác đối ngoại của Hội Nhà văn VN. Vài năm gần đây, khán giả của Đài Truyền hình VN còn biết đến anh với tư cách là MC của chương trình “Vui, khoẻ và có ích” – một sân chơi thú vị dành cho người cao tuổi. 
Chỉ còn một năm nữa là đến kỷ niệm 50 năm ra đời của Đoàn 559 (tức đơn vị đã khai sinh ra đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại vượt Trường Sơn – tuyến vận tải huyết mạch cung cấp sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam). Chúng tôi vẫn nói với nhau: Nếu chọn một nhà thơ đại diện cho văn nghệ sĩ nước nhà đi dự lễ kỷ niệm này, thì không ai xứng đáng hơn Phạm Tiến Duật.
Được biết, hiện Phạm Tiến Duật đang chạy đua với thời gian và số phận nghiệt ngã, cùng lúc thực hiện 2 bản thảo: Những vùng rừng không dân (trường ca) và tập Từ điển bằng thơ về các loài hoa, dày khoảng 200 trang in. Anh không giấu ai về sự nguy hiểm của khối u đang mang trong mình. 
Nhà thơ của Trường Sơn năm nào đã và đang “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” - đúng như câu thơ trong tác phẩm nổi tiếng “Tiểu đội xe không kính” của anh. Vẫn biết ung thư phổi là căn bệnh nan y, để chiến thắng nó, ngoài ý chí, nghị lực và sự may mắn của bản thân, người bệnh rất cần sự động viên khích lệ của bạn bè và gia đình và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng cảm của bạn đọc gần xa. 
Đặng Vương Hưng
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14.1.1941, quê ở huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học sư Phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Chiến tranh kết thúc, ông trở lại với công tác của mình. Ông là hội viên Hội nhà Văn Việt Nam (gia nhập năm 1970). Ông đã được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969–1970. Hiện nay, ông sống ở Hà Nội.
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung nhưng cũng tinh nghịch và sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát để động viên tinh thần chống Mỹ.
Những tập thơ chính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
• Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
• Thơ một chặng đường (thơ, 1971) 
• Ở hai đầu núi (thơ, 1981) 
• Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983) 
• Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) 
• Nhóm lửa (thơ, 1996) 
• Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBD HSG Chuyen de Pham Tien Duat.doc