Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến tiết 105

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến tiết 105

Tiết 101

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ

CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TẬP LÀM VĂN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 . Kiến thức: - Tìm hiểu được một sự việc hiện tượng cụ thể ở địa phương mình đang sống: như vấn đề văn hoá; danh lam thắng cảnh; các bà mẹ anh hùng; gương người tốt, việc tốt

2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích các sự việc hiện tượng tìm hiểu được, đồng thời có kỹ năng nghị luận một vấn đề đời sống, chuẩn bị tốt hơn cho bài viết tập làm văn số 5.

3 . Thái độ : - Có thái độ đúng khi nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống.

CHUẨN BỊ CỦA THÀY VÀ TRÒ

- GV : Sưu tầm và tìm các vấn đề, sự việc hiện tượng trong đời sống để định hướng cho học sinh. Hướng dẫn học sinh cách khai thác vấn đề và nguồn tư liệu phục vụ cho việc viết bài.

- HS : Tìm hiểu các vấn đề, sự việc hiện tượng ở địa phương và xác đinh vấn đề cụ thể để đưa ra thảo luận trước nhóm tổ.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến tiết 105", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:	18/01/2010
Tiết 101
Hướng dẫn chuẩn bị 
cho chương trình địa phương tập làm văn
Mục tiêu bài học
1 . Kiến thức: - Tìm hiểu được một sự việc hiện tượng cụ thể ở địa phương mình đang sống: như vấn đề văn hoá; danh lam thắng cảnh; các bà mẹ anh hùng; gương người tốt, việc tốt  
2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích các sự việc hiện tượng tìm hiểu được, đồng thời có kỹ năng nghị luận một vấn đề đời sống, chuẩn bị tốt hơn cho bài viết tập làm văn số 5.
3 . Thái độ : - Có thái độ đúng khi nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực đời sống.
Chuẩn bị của thày và trò
- GV : Sưu tầm và tìm các vấn đề, sự việc hiện tượng trong đời sống để định hướng cho học sinh. Hướng dẫn học sinh cách khai thác vấn đề và nguồn tư liệu phục vụ cho việc viết bài.
- HS : Tìm hiểu các vấn đề, sự việc hiện tượng ở địa phương và xác đinh vấn đề cụ thể để đưa ra thảo luận trước nhóm tổ. 
Các bước lên lớp
1. ổn định : 
- Kiểm tra sĩ số HS.
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Trong địa phương chúng ta đang sinh sống, có không ít những sự việc hiện tượng cần phải bàn luận, để giuýp các em hiểu sâu hơn về những nội dung đó và cách bàn luận, nhìn nhận đánh giá vẩn đề một cách cụ thể, trong giờ học ngày hôm nay, thày cùng các em sẽ tìm hiểu và thảo luận các vấn đề đó.
II - Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các sự việc hiện tượng.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
* GV dùng bảng phụ gợi ý cho học sinh một số vấn đề để các em thảo luận: VD:
- Địa phương em thường hay có thói quen vứt rác thải bừa bãi, em có suy nghĩ gì về những việc làm này?
- Trong số những người sống xung quanh em có không ít những người tốt, họ đã góp công, góp sức mình và công cuộc xây dựng quê hương ngày càng trở lên khang trang, giàu đẹp, hãy nêu những việc làm của họ và suy nghĩ của em.
- Vấn đề không tuân thủ luật giao thông ở địa phương em chưa được thực hiện một cách triệt để, nhất là đối với các bạn học sinh trên đường đi học và giờ học về thì việc thực hiện an toàn giao thông càng trở nên bất cẩn, hãy phân tích thực trạng trên và nêu lên tác hại của hiện tượng mất an toàn giao thông.
- Theo dõi các tình huống giáo viên đưa ra gợi ý trên bảng phụ
I. Các vấn đề. 
- Thói quen vứt rác thải bừa bãi.
- Gương người tốt việc tốt.
- Vấn đề an toàn giao thông 
	III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh thảo luận.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh thảo luận theo nhóm:
+ Nhóm 1;2: vấn đề thứ nhất: Vứt rác thải bừa bãi.
+ Nhóm 3,4 vấn đề: Người tốt việc tốt.
+ Nhóm 5,6 vấn đề: An toàn giao thông.
Sau khi học sinh thảo luận, GV cho từng nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung hoàn thiện bài.
* GV kết luận. 
- Thảo luận theo nhóm và cử dại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ xung.
	IV - Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
	 - Hoàn thiện bài viết.
 - Chuẩn bị cho bài viết tập làm văn số 5
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy:	18/01/2010
Tiết 102
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
	(Vũ Khoan)
MụC TIÊU CầN ĐạT:
1. Kiến thức: Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vao f công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ mới.
	Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, nhận diện, phân tích cách nghị luận của tác giả
3. Thái độ: GD lòng yêu người và phát huy cái mạnh, khăc phục cái yếu.
Chuẩn bị của thày và trò
	- GV : Bảng phụ, một sô tài liệu liên quan đến con người Việt Nam.
	- HS : Soạn bài theo hướng dẫn SGK và của GV.
Các bước lên lớp
1. ổn định : 
- Kiểm tra sĩ số HS
2 . Bài cũ : 
? Trong văn bản Tiếng nói văn nghệ thì tiếng nói chính của văn nghệ được thể hiênbj qua những ý nào? 
3 . Bài mới : 
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
 	Chúng ta đang sống ở những năm đầu thế kỉ 21 – một thế kỉ chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự hội nhập kinh tế toàn cầu – đòi hỏi mỗi con người phải tự hoàn thiện mình để có một hành trang vững chắc bước vào thế kỉ mới. Hành trang đó là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời qua một bài viết của một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam.
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Gọi học sinh đọc chú thích *
-Em hiểu gì về tác giả?
-Nêu xuất xứ: chủ đề của văn bản?
-Văn bản thuộc thể loại nào?
- Theo em nên đọc văn bản này với giọng như thế nào?
* Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn.
-Gọi 2 học sinh giải nghĩa từ.
-Xác định bố cục và hệ thống luận điểm?
* Sau khi học sinh xác định bố cục, GV dùng bảng phụ để kết luận về bố cục bài văn.
- Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
-Trò chơi tra từ điển.
I. Đọc – hiểu chú thích
1)Tác giả - tác phẩm.
 a)Tác giả
 b)Tác phẩm
* Xuất xứ.
* Chủ đề.
* Thể loại.
-Nghị luận về một vấn đề xã hội – giáo dục, nghị luận giải thích.
2)Đọc.
3)Giải nghĩa từ.
4)Bố cục
Bảng phụ
1- Đặt vấn đề (3 câu đầu).
Luận điểm xuất phát: “Lớp trẻ Việt Nam nền kinh tế mới”.
2- Giải quyết vấn đề
Luận điểm triển khai:
*)Luận điểm 1: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ( 1 đoạn tiếp).
*)Luận điểm 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nặng nề của đất nước (2 đoạn tiếp).
*)Luận điểm 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam mà ta cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế hội nhập trong thế kỉ mới (4 đoạn tiếp).
3- Kết thúc vấn đề
Luận điểm kết luận (đoạn cuối).
“Chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
H. Nhan đề “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được hiểu như thế nào?
-“Hành trang” được dùng với nghĩa bóng, mang tính hình tượng: hành trang về mặt tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen văn hóa để bước vào thế kỉ mới, thời kì mới.
H. Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả?
-Nhằm vào đối tượng lớp trẻ Việt Nam (luôn luôn quan trọng của đất nước đang phát triển, dễ tiếp thu cái mới).
-Nhằm mục đích: nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam, rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
-Thời điểm nêu vấn đề: Tết 2000-2001 chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, thời điểm thiêng liêng, ý nghĩa.
H. Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông?
- Yêu cầu học sinh đọc.
H. Luận điểm đầu tiên được triển khai là gì?
H. Tìm các luận cứ triển khai luận điểm này?
- GV dùng bảng phụ để kết luận.
Luận cứ 1: Tự cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
 Luận cứ 2: Trong thế kỉ tới, nền kinh tế phát triển mạnh thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
-“Có lẽ” câu có thành phần tình thái, thể hiện ý kiến chủ quan của tác giả khi nhận định, cho thấy cái nhìn tổng quát của người viết.
H. Em có nhận xét gì về cách nêu luận điểm 1?
Sau khi học sinh trả lời, GV kết lluận chung.
-Gọi học sinh đọc.
-Luận điểm thứ 2 là gì?
-Tìm các luận cứ?
- GV dùng bảng phụ để kết luận
Luận cứ 1: Bối cảnh thế giới: sự phát triển của khoa học công nghệ, hội nhập giữa các nền kinh tế.
 Luận cứ 2: Mục tiêu phát triển của đất nước: 3 nhiệm vụ:
+ Vấn đề mang nội dung kinh tế, chính trị.
+ Thông tin nhanh, dễ hiểu.
+ Yếu tố con người mang tính quyết định của nền kinh tế, lao động của con người là động lực của mọi nền kinh tế.
H. Vì sao tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị?
-Vì sao tác giả cho rằng làm nên sự nghiệp phải là con người Việt Nam?
-Nhận xét về cách triển khai luận điểm 2?
(Cách triển khai luận điểm rõ ràng, rành mạch và cụ thể)
 H. Luận điểm 3 là gì?
 H. Điểm mạnh của con người Việt Nam là gì?
- GV dùng bảng phụ để kết luận
* Tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
+)Những điểm mạnh.
- Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong đấu tranh và cuộc sống, tháo vát, thích ứng nhanh.
- Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại.
- Thích ứng với hoàn cảnh, bối cảnh mới.
- Hữu ích, năng động trong nền kinh tế mới.
H. Những điểm mạnh đó có lợi gì trong hành trang của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới?
H. Hãy liên hệ thực tiễn, minh họa cho những điểm mạnh của con người Việt Nam?
H. Tóm tắt những điểm yếu của con người Việt Nam?
* Những điểm yếu:
- Yếu về kiến thức cơ bản và thực hành.
- Thiếu kĩ thuật lao động, thiếu coi trọng quy trình công nghệ.
- Thiếu coi trọng chữ tín, kì thị kinh doanh.
- Sùng ngoại, bài ngoại thoái quá.
- Khó phát huy trí thông minh, khó thích ứng với nền kinh tế tri thức.
- Không phù hợp với nền kinh tế công nghiệp hóa, sản xuất lớn.
- Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh hội nhập.
H. Những điểm yếu đó gây trở ngại gì trong hành trang của chúng ta?
H. Minh họa bằng thực tiễn những điểm yếu của con người Việt Nam?
H. Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở luận điểm này?
H. Sự phân tích của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay yếu của con người Việt Nam?
Dụng ý gì?
-Sự phân tích của tác giả thiên về chỉ ra điểm yếu của con người Việt Nam với dụng ý thức tỉnh người Việt Nam, cần khắc phục những yếu kém của mình.
H. Thái độ của tác giả khi phân tích luận điểm này?
-Tôn trọng sự thật: nhìn nhận vấn đề khách quan, khẳng định tự hào với những phẩm chất tốt và nhìn thẳng vào sự yếu kém nhưng không rơi vào kỳ thị. Đây là cái nhìn mới của tác giả, biện chứng, khoa học.
H. Kết thúc vấn đề, tác giả đưa ra ý kiến gì?
 H. Vì sao tác giả lại đưa ra điều đó?
- Đề xuất giải pháp: lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu.
-Nhấn mạnh khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là làm cho lớp trẻ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tạo thói quen tốt, có văn hóa ngay từ việc nhỏ nhất.
-Em có nhận xét gì về kết luận?
H. Tác giả đã đặt lòng tin vào lớp trẻ, điều đó cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ của nước ta như thế nào?
- Lo lắng, tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới.
H. Nhận xét của tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
- Thấy rõ chỗ mạnh là cần nhưng không được bỏ ra qua chỗ yếu, phải nghiêm khắc nhìn rõ cái yếu và tìm cách khắc phục có hiệu quả.
 H. Em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả?
- HS trao đổi và trả lời. Nhận xét bổ xung.
- Nghe GV giảng
- Trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ xung
- Nghe và ghi chép ngắn gọn.
-Đọc từ “Trong những hành trang ấy nổi trội”.
 - Trả lời, nhận xét và bổ xung
- HS quan sát bảng phụ và ghi chép.
- Trao đổi và nêu lên nhận xét.
-Đọc “Cần chuẩn bị điểm yếu của nó”.
 - Tìm luận điểm và trả lời.
- Xác định H.ệ thống luận cứ ...  bổ xung.
- Nêu nhận xét.
- Trả lời
- Tìm kiếm và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép
- Học sinh tự bộc lộ.
- Tóm tắt ngắn gọn. Các em khác nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ và ghhi chép.
(Học sinh tự bộ lộ).
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trao đổi và trả lời.
- Nghe
- Trao đổi và trả lời.
- Nghe
- Trả lời.
- Trao đổi và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời, các em khác nghe nhận xét và bổ xung.
- Tự bộc lộ ý kiến của mình
II. Đọc – hiểu nội dung.
1)Đặt vấn đề.
Đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn súc tích, hấp dẫn, thuyết phục vấn đề có tính thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập, phát triển
-Tác giả có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ đất nước.
2) Giải quyết vấn đề.
a/ Luận điểm 1:
*)Trong việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
-Luận điểm triển khai khẳng định 1 hành trang quan trọng nhất, đưa lên thứ tự đầu tiên. Luận điểm này trả lời cho câu hỏi “Chuẩn bị cái gì?”
 b/ Luận điểm 2:
* Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu phát triển của đất nước đòi hỏi phải chuẩn bị hành trang còn người.
-Đây là luận điểm giải thích, trả lời cho câu hỏi “vì sao phải chuẩn bị hành trang con người”. Khi bước vào thế kỷ mới.
-Nêu 2 lí do:
 *)Lí do 1: là yêu cầu khách quan tất yếu đặt ra của đời sống kinh tế thế giới.
 *)Lí do 2: là yêu cầu chủ quan, nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi của thời đại.
 c/Luận điểm 3:
Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam mà ta cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế hội nhập trong thế kỉ mới (4 đoạn tiếp).
-Lập luận bằng cách phân tích.
 Các luận cứ được nêu song song (mạnh và yếu). Sử dụng thành ngữ, tục ngữ ->nêu bật cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam -> Dễ hiểu với nhiều đối tượng.
3)Kết thúc vấn đề.
-Tác giả nêu lên mục tiêu của dân tộc trên đường phát triển trong thế kỉ mới.
- Bố cục mạch lạc.
- Quan điểm rõ ràng.
- Lập luận ngắn gọn.
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Kết luận nhấn mạnh vào đối tượng “Lớp trẻ” đại diện tiên phong của con người Việt Nam. Nhiệm vụ đề ra giản dị, cụ thể, thiết thực, logic.
-Kết luận theo kiểu đầu cuối tương ứng.
III>Tổng kết.
1)Nội dung.
2)Nghệ thuật.
*>Ghi nhớ: (SGK)
IV - Hoạt động 4. Củng cố và luyện tập.
 Vấn đề được đặt ra trong văn bản trên là:
A - Chuẩn bị hành trang để vào thế kỷ mới.
B - Cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam.
C - Lớp trẻ Việt Nam cần nhận rõ cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quên tốt khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
D - Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
V - Hoạt động 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
1-Soạn: “Chó Sói và Cừu” trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten.
Tìm ra cách lập luận và những luận điểm cơ bản của bài viết. Tìm hiểu cách lập luận của tác giả, nhận xét về hệ thống luận điểm mà tác giả sử dụng.
2-Sưu tầm một số tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy:	19/01/2010
Các thành phần biệt lập
(Tiếp theo)
Mục tiêu bài học
1-Học sinh nhận diện được các thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
2-Tích hợp với văn qua văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” với TLV ở bài “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
3-Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
Chuẩn bị của thày và trò
- GV: SGK – SGV, Bảng phụ, bài soạn
- HS: Học kỹ và nắm chắc bài học hôm trước và tìm hiểu bài mới theo nội dung trong SGK.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 	H. Nêu hiểu biết của em về thành phần tình thái và thành phần cảm thán? Cho ví dụ?
3/ Bài mới:
	I - Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
 	Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về thành phần biệt lập, để có hiểu biết thêm về thành phần này, hôm nay thầy cùng các em tiếp tục tìm hiểu thành phần này.
	II- Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành phần biệt lập.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 (Lập bảng phụ).
GV. Gọi học sinh đọc?
H. Trong những từ ngữ gạch chân, từ ngữ nào dùng để gọi? Từ nào dùng để đáp?
H. Những từ trên có tham gia diễn đạt nghĩa của câu hay không? Tại sao?
H. Nêu công dụng của 2 từ trên?
H. 2 từ trên là thành phần gọi đáp.
H. Em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp?
(Lập bảng phụ).
GV Gọi học sinh đọc?
H. Nếu lược bỏ các từ gạch chân, nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao?
H. Trong câu (a) từ ngữ gạch chân thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
H. Trong câu (b) cụm từ gạch chân chú thích điều gì?
H. Những từ ngữ gạch chân là thành phần phụ chú ->Em hiểu gì về thành phần phụ chú?
-Đọc đoạn a, b trong (I).
- Trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu để trả lời.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ, trao đổi và trả lời.
- Các em khác nghe, nhận xét và bổ xung bài cho bạn.
-Đọc câu văn (a, b) trong (II).
I. Thành phần gọi – đáp:
1)Ví dụ:
-“Này”: dùng để gọi.
-“Thưa ông”: dùng để đáp.
-Từ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự, sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập.
-Từ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp.
-Cụm từ “thưa ông” =>duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
2)Kết luận:
-Là thành phần biệt lập.
-Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
II>Thành phần phụ chú:
1)Ví dụ:
- Không thay đổi vì các từ ngữ đó là thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
- “Đứa con gái đầu lòng”.
- Chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”, điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc.
2)Kết luận:
- Là thành phần biệt lập.
- Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Được đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu 2 chấm.
	III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK
GV Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
(Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập).
Sau khi thảo luận, GV cho từng nhóm nhận xét và trả lời, các nhóm khác nghe và bổ xung bài nếu cần. 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 4?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5?
* Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ xung, kết luận.
- làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
- Làm bài tập 2.
- Trả lời và nhận xét.
- Chia nhóm và thảo luận theo nhóm, từng nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Trả lời bài tập 4.
- Trả lời bài tập 5. 
III)Luyện tập:
Bài tập 1:
 a.Dùng để gọi: “này”.
 b.Từ dùng để đáp: “Vâng”.
 c.Quan hệ: Trên (nhiều tuổi), dưới (ít tuổi).
 d.Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.
Bài tập 2:
a.Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi.
b.Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt.
Bài tập 3:
a.Thành phần phụ chú “kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người”.
b.Thành phần phụ chú “Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích cho cụm từ “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này.
c.Các thành phần phụ chú “Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d.Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó.
-Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi”.
-Thành phần phụ chú “ thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”,
Bài tập 4:
 Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
Bài tập 5:
 Học sinh độc lập suy nghĩ viết đoạn văn (có thể cho về nhà làm).
4/ Củng cố bài
 ý nào sau đây nêu không chính xác về thành phần phụ chú?
 A - Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
 B - Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
 C - Dùng để nêu thái độ của người nói.
 D - Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Học thuộc các ghi nhớ trong SGK và nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập số 5. (Viết hoàn chỉnh đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập)
Chuẩn bị trước: Làm các đề tập làm văn trong bài viết số 5; ôn tập lại các khái niệm và cách làm bài văn nghị luận để giờ sau thực hiện viết bài tập làm văn số 5. 
-------------------------*****-------------------------
Ngày dạy: 20/01/2010 
Tiết 104 – 105 - Tập Làm Văn
VIếT BàI TậP LàM VĂN Số 5
Mục tiêu bài học
1 - Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận.
2 - Tích hợp các kiến thức đã học về văn, tiếng Việt, tập làm văn.
3 - Kiểm tra kĩ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội (tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu).
Chuẩn bị của thày và trò
Giáo viên: 	Ra đề, đáp án, biểu điểm, duyệt đề với tổ chuyên môn
	Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Học sinh: 	Chuẩn bị giấy kiểm tra.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3/ Viết bài.
 I/ Đề bài:
 	An toàn giao thông – một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội. Suy nghĩ của em về vấn đề này.
 II/ Đáp án – biểu điểm:
* Mở bài: 1,5 điểm.
 -Tại sao an toàn giao thông là một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội.
 -Đưa ra một số dẫn chứng, số liệu cụ thể về tình hình mất an toàn giao thông hiện nay.
* Thân bài: 7 điểm (mỗi ý 3,5 điểm).
 a/ Nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông:
 +)Thiệt hại về người.
 +)Thiệt hại về của cải vật chất.
 +)ảnh hưởng đến tinh thần, tình cảm.
 +)ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
 b/ Nguyên nhân:
 +)Khách quan: cơ sở đường xá, phương tiện giao thông.
 +)Chủ quan: ý thức, thái độ của con người.
* Kết luận: 1,5 điểm.
 Biện pháp cần phải có:
 +)Nâng cao, cải tạo sơ sở vật chất của hệ thống giao thông.
 +)Luật giao thông phải được phổ biến rộng rãi, và thực hiện nghiêm.
 +)ý thức của người tham gia giao thông phải được nâng cao.
 Yêu cầu về hình thức:
 -Vận dụng kiến thức của bài văn nghị luận một vấn đề của đời sống để tạo lập văn bản.
 -Lý lẽ thuyết phục, chặt chẽ.
 -Diễn đạt mạch lạc.
4/ Củng cố - rút kinh nghiệm giờ làm bài của học sinh.
 Nhận xét: 
 - ý thức, thái độ làm bài của học sinh.
 - ý thức chuẩn bị giấy kiểm tra.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 - Xem trước bài: “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
-------------------------*****-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9(101_105).doc