Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Tiết: 109 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

Ngàysoạn: 30/1/2010

Ngày dạy: 2/2/2010

A. MỤC TIÊU:

1.Kiếnthức: Nắm được khái niệm liên kết và các biện pháp liên kết; biết nhận diện và sử dụng các cách liên kết đoạn văn qua văn bản đọc và viết.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết văn bản khi viết văn nghị luận.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng các phép liên kết trong khi nói vàviết.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài, ví dụ- bảng phụ.

2. Họcsinh: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Nêu đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú? Ví dụ minh hoạ?

III.Bàimới:

 1.Đặtvấnđề: (1’)

Để hiểu được nghĩa của đoạn văn, văn bản khi viết cần có sự liên kết giữa các câu văn, hoặc liên kết giữa các đoạn. Bài học sẽ cung cấp cho chúng ta các cách liên kết câu, đoạn văn.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 109 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Ngàysoạn: 30/1/2010
Ngày dạy: 2/2/2010
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức: Nắm được khái niệm liên kết và các biện pháp liên kết; biết nhận diện và sử dụng các cách liên kết đoạn văn qua văn bản đọc và viết.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết văn bản khi viết văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng các phép liên kết trong khi nói vàviết.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, ví dụ- bảng phụ.
2. Họcsinh: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Nêu đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú? Ví dụ minh hoạ?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’)
Để hiểu được nghĩa của đoạn văn, văn bản khi viết cần có sự liên kết giữa các câu văn, hoặc liên kết giữa các đoạn. Bài học sẽ cung cấp cho chúng ta các cách liên kết câu, đoạn văn. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm liên kết.
-Gọi 1 em đọc đoạn văn
? Đoạn văn bàn về vấn đề gì?
? Vấn đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
( Cách phản ánh thực tại là một bộ phận để làm nên “Tiếng nói văn nghệ”).
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
* HS trả lời.
* GV chốt: Các đoạn văn trong một văn bản cũng có mối liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức như giữa các câu trong một đoạn văn.
? Vậy giữa các câu trong một đoạn, giữa các đoạn trong một văn bản có sự liên kết như thế nào?
* HS thảo luận, phát biểu.
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ, HS đọc.
I. Khái niệm liên kết.
1. Ví dụ: Đoạn văn
- Vấn đề: bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.
- Quan hệ: bộ phận – toàn thể (chủ đề của đoạn và chủ đề của văn bản).
- Nội dung chính:
+ C1: Tác phẩm nghệ thuật p/á thực tại.
+ C2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì mới mẻ.
+ C3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
-> Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
- Trình tự sắp xếp: hợp lí, theo lôgic.
* Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
+ Lặp từ vựng: tác phẩm- tác phẩm
+ Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ...
+ Phép thế: “anh” thế “nghệ sĩ”; “cái đã có rồi” thế “những vật liệu mượn ở thực tại”.
+ Phép nối: nhưng (QHT).
2. Ghi nhớ: SGK trang 43.
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn luyện tập.
* GV nêu vấn đề: Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau.
? Chủ đề của đoạn văn là gì?
? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí?
? Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
* HS là việc theo nhóm (5’), cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập.
1. Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
- Nội dung các câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề đó.
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí:
+ C1: Điểm mạnh của con người VN
+C2: Lợi thế của điểm mạnh đó.
+ C3: Điểm yếu của con người VN.
+ C4: Những biểu hiện của điểm yếu.
+ C5: Khẳng địng nhiệm vụ cấp bách khắc phục điểm yếu.
2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
- Nội dung: liên kết chủ đề, logic (5 câu).
- Hình thức:+ C2- 1: phép đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy)
+ C3- 2: phép nối (nhưng)
+ C4- 3: phép nối (Ấy là)
+ C5- 4: phép lặp từ ngữ (lỗ hổng)
+ C5- 1: phép lặp (thông minh).
IV.Củngcố: (3’)
? Giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong văn bản có sự liên kết như thế nào?
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Hoàn thiện bài tập trên lớp.
- Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (tiếp theo ).
+ Làm các bài tập trong SGK trang 49 -50
+ Chỉ ra các phép liên kết câu và đoạn văn (bài tập 1,2).
+ Chỉ ra các lỗi về liên kết và sửa các lỗi ấy (bài tâp 3,4).
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 109lien ket cau va lien ket doan.doc