Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 -Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY :

 Giáo án , sgk, sgv, tranh chỉ tịch HCM

III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

-HS: Đọc bài, soạn,

-Gv vận dụng phương pháp : Đọc sáng tạo ,tái hiện ,gợi tìm ,nghiên - tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk

 - Tích hợp : văn bản Quyền của công dân

IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1/Ổn định lớp:1/

2/ Kiểm tra bài cũ:5/

Cuộc chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người thế nào?

Nhiệm vụ đấu tranh cho hòa bình ra sao?

3/ Bài mới :78/

Những năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỷ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Bên cạnh đó tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột, thất học có nguy cơ càng nhiều. Nhưng trên thế giới đã có một sự việc đáng chú ý đã xảy ra, đó là sự việc gì? bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 11, 12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết 11-12
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
 CỦA TRẺ EM
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 -Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY : 
 Giáo án , sgk, sgv, tranh chỉ tịch HCM
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
-HS: Đọc bài, soạn,
-Gv vận dụng phương pháp : Đọc sáng tạo ,tái hiện ,gợi tìm ,nghiên - tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk
 - Tích hợp : văn bản Quyền của công dân
IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/Ổn định lớp:1/
2/ Kiểm tra bài cũ:5/
Cuộc chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người thế nào? 
Nhiệm vụ đấu tranh cho hòa bình ra sao?
3/ Bài mới :78/
Những năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỷ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Bên cạnh đó tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột, thất học có nguy cơ càng nhiều. Nhưng trên thế giới đã có một sự việc đáng chú ý đã xảy ra, đó là sự việc gì? bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1:Đọc hiểu văn bản
GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc.
H:Nêu xuất xứ của văn bản?
H:Hãy tìm bố cục của văn bản và nêu ý chính của mỗi phần.
H:Đề cập đến các quyền của trẻ em và đưa ra lời kêu gọi đối với toàn nhân loại về quyền lợi ấy, em nhận xét gì về điều này?)
Hoạt động 2: phân tích văn bản
H:Bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em trên thế giới ra sao?
GV giải thích, mở rộng thêm về chế độ a-pác-thai.
Em biết gì về tình hình đời sống trẻ em trên thế giới và nước ta hiện nay?
Cảm nghĩ của em như thế nào? 
*************************
TIẾT II
* Chuyển ý: Cũng ở bản công ước này, trẻ em sẽ có những cơ hội gì?
H:Em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
Trình bày những suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện nay?
Em biết những tổ chức nào nước ta thể hiện ý nghĩa chăm sóc trẻ em Việt Nam?
* Chuyển ý: Như vậy, trong thời buổi hiện nay chúng ta cần phải làm gì để thực hiện quyền được sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
H:Trước thách thức và cơ hội thuận lợi của các quốc gia hiện nay, bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ gì của cộng đồng quốc tế ?
H:Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong văn bản này? Tầm quan trọng và ý nghĩa của nhiệm vụ các nước về quyền trẻ em có ảnh hưởng đến tương lai đất nước thế giới ra sao ?
Hoạt động 3: Tổng kết 
Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề cần bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập 
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương , của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với em .
HS đọc văn bản: to, rõ, phát âm chuẩn.
HS đọc chú thích
-Trả lời: 2 đoạn đầu SGK Khẳng định các quyền được sống được phát triển của trẻ em và lời kêu gọi khẩn thiết của toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, đoạn còn lại của văn bản có ba phần :
+Sự thách thức, thực trạng và hiểm họa.
+Cơ hội: Khẳng định những điều kiện sống thuận lợi ® bảo vệ chăm sóc trẻ em. 
+Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ cụ thể.
=> Bản thân các tiêu đề ở SGK đã nói lên tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục.
hs trả lời:
Đúng, có tính nhân bản và nhân văn
Hs trả lời :
Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc 
Đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ . . . 
Suy dinh dưỡng, bệnh ® nhiều trẻ em chết mỗi ngày
 Vẫn còn trẻ em lang thang, lao động sớm . . .
->đau lòng đáng thương
*************************
HS tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em .
-Liên kết giữa các quốc gia, thành lập công ước quyền trẻ em.
-Đoàn kết quốc tế, giải trừ quân bị, phục vụ mục tiêu kinh tế . . .
* Được Đảng, nhà nước quan tâm; nhiều người, tổ chức xã hội tham gia chăm sóc, bảo vệ trẻ em . . .
Trả lời: các cơ sở y tế công lập, Phổ cập giáo dục – trại nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật – bảo trợ nhi đồng
Hs trao đổi 
Trả lời
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo cho sự phát triển của trẻ em.
 Các chủ trương chính sách, hành động cụ thể.
->Việc làm có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Hs đọc ghi nhớ
HS đọc phần luyện tập SGK. Yêu cầu thực hiện.
 nêu ở địa phương của bản thân các em
I.Tìm hiểu chung:
Xuất xứ: Trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em vào 30-9 1900.
II.Phân tích văn bản:
1.Sự thách thức: Số phận của trẻ em:
-Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc 
-Đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ . . . 
-Suy dinh dưỡng, bệnh ® nhiều trẻ em chết mỗi ngày.
àđau lòng đáng thương
*****************
2.Cơ hội:
-Liên kết giữa các quốc gia, thành lập công ước quyền trẻ em.
-Đoàn kết quốc tế, giải trừ quân bị, phục vụ mục tiêu kinh tế . . .
->Quyền trẻ em được Đảng và nhà nước ta quan tâm,các tổ chức xã hộitham gia tích cực
3.Nhiệm vụ:
-Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng.
-Quan tâm, chăm sóc trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn
-Thực hiện nam nữ bình đẳng.
-Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cơ sở.
-Quan tâm sức khỏe bà mẹ ® trẻ em.
-Tham gia hoạt động xã hội.
=>Nhiệm vụ , chủ trương đưa ra có tính cụ thể, toàn diện.
III.Tổng kết:
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trong, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu mà bản tuyên bố đã khẳng định và thực hiện.
4-Củng cố :4/
 Văn bản “ Tuyên bố . . .” đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới ra sao ?việc bảo vệ , chăm sóc trẻ em hiện nay có khó khăn , thuận lợi gì?
Nhiệm vụ chung của các quốc gia trong việc giải quết vấn đề này ra sao?
Gọi HS đọc ghi nhớ.
5/Dặn dò:2/
-Học bài.
- Chuẩn bị “Các phương châm hội thoại (tiếp theo)”.
* Câu hỏi soạn: 
BT (I), nghiên cứu các tình huống 1,2,3,4 (II) tr 36, 37.
Tuầu 3 
Tiết 13
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (TIẾP THEO)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 -Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buột trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY : 
 Giáo án , sgk, sgv, bảng phụ
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
-HS: Đọc bài, soạn,
-Gv vận dụng phương pháp : Qui nạp ,phân tích - tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk
 - Tích hợp :Hội thoại
IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Kiểm tra sĩ số: 1/
2/Kiểm tra bài cũ:5/
 -Thế nào là phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự.
 -Theo em, nếu không tuân thủ các phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự sẽ có kết quả như thế nào?
-GV cho ví dụ về một trường hợp dùng sai phương châm hội thoại (bảng phụ) và cho biết trường hợp dùng sai ấy là phương châm gì?
3/Bài mới:32/
Để giao tiếp thành công, ngưới nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp: Phải biết rõ đang nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu và nói nhằm mục đích gì. Để hiểu được vấn đề ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức
 H:Nhân vật chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em có nhận xét như vậy? 
H:Em có thể đặt một tình huống khác cho câu hỏi thăm này để nó thích hợp hơn ? 
H:Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ? 
* Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
H:Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự, và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ?
GV nhận xét
H:Câu trả của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin An mong muốn không? 
Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? 
H:Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Gv gợi ý
(Không biết chính xác. Để tuân thủ phương châm về chất người nói phải trả lời một cách chung chung)
.H:Bác sĩ không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao bác sĩ lại làm như vậy?
H:Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác tương tự mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ? 
GV nhận xét
H:Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
H:Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào? 
H:Trong cuộc sống em có nghe cách nói tương tự như vậy không? 
H:Nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về các trường hợp của phương châm hội thoại, chúng ta sẽ tìm hiểu phần luyện tập.
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập
HS đọc truyện cười” CHÀO HỎI” và trả lời câu hỏi.
Trong tình huống khác thì có thể xem là lịch sự, nhưng tình huống này thì không -> làm phiền người khác
HS Thảo luận trả lời 
Vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp
HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 bàn).
Tất cả đều không tuân thủ trừ phưiơng châm lịch sự
HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
Trả lời: 
-Không đáp ứng. 
-Không tuân thủ phương châm về lượng. ( không cung cấp lượng tin đúng như An muốn )
-Vì người nói không biết chính xác nên trả lời chung chung
HS đọc phần II.3 và trả lời câu hỏi
không tuân thủ phương châm về chất( nói những điều mình không tin là đúng -> đây là việc làm nhân đạo – Vì muốn cho bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sống khoảng thời gian còn lại của cuộc đời
HS liệt kê
Chiến sĩ bị địch bắt( không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai hết tất cả những gì mình biết về đồng đội , về bí mật của đơn vị
HS đọc phần II.4 và trả lời câu hỏi
xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cung cấp cho người nghe thêm thông tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn bảo đảm tuân thủ phương châm về lượng 
– Hiểu câu này : Tiền bạc chỉ là phương tiện sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người-> không nên chạy theo đồng tiền 
HS cho ví dụ.
 “Chiến tranh là chiến tranh; Nó vẫn là nó; Nó là con của nó mà”
HS trả lời 
đọc ghi nhớ sgk
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
-Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;
-Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
-Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
III/ Luyện tập
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy ?
Thái độ và lời nói của Chân , Tay , Tai , Mắt , đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao?
HS đọc BT, xác định yêu cầu. Thực hiện. (HĐ nhóm 2 HS).
Đại diện nêu ý kiến
1.Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn Nam Cao.( cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ )
2.Thái độ của vị khách (Chân , Tay , Tai , Mắt ) là bất hoà với chủ nhà ( Lão Miệng ) 
->Vi phạm phương châm lịch sự. Không chính đáng vì không thích hợp tình huống giao tiếp.
( Tho nghi thức giao tiếp , thông thường đến nhà ai , trước hết phải chào hỏi chủ nhà sau mới đề cập đến chuyện khác ) 
4/ Củng cố:5/
-Việc sử dụng các phương châm hội thoại phải như thế nào ?
-Nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ phương châm hội thoại ?
-Theo em có phải lúc nào cũng tuân thủ các phương châm hội thoại không? Vì sao?
 5/Dặn dò:2/
	-Học thuộc bài.
	-Soạn :”Chuyện người con gái nam xương
* Câu hỏi soạn: 1.Chia bố cục? 2.Đại ý? 
3.Tìm những chi tiết nói lên vẻ đẹp của Vũ Nương? 
 4.Cuộc đời của nàng Vũ Nương đã tố cáo điều gì ở xã hội?
-Chuẩn bị “viết bài tập làm văn số 1-văn thuyết minh”.
Tuần 3
Tiết 14-15
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 VĂN THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
II/CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại kiểu bài văn thuyết minh.
 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS.
III/PHƯƠNG PHÁP :Thực hành dưới dạng viết
IV/TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HĐ 1:
GV chép đề lên bảng
Hs chép đề 
hs làm bài
Đề :cây lúa Việt Nam
4/ Củng cố :4/
Thu bài – nhận xét giờ kiểm tra
5/ Dặn dò :2/
Xem lại kĩ năng làm văn thuyết minh
Soạn :” Chuyện người cong gái nam xương “
Đọc văn bản : Tìm bố cục ? n hân vật vũ Nương được miêu tả như thế nào ? Tìm yếu tố kì ảo của truyệng ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN 9 TUAN 3.doc