Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tiết: 120 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH).

Ngày soạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS

1.Kiếnthức: Củng cố tri thức về yêu cầu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

3. Thái độ: HS có ý thức luyện tập tự giác, sáng tạo

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài.

2. Họcsinh: Lập dàn bài theo đề SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích?

III.Bàimới:

 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 120 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH).
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiếnthức: Củng cố tri thức về yêu cầu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: HS có ý thức luyện tập tự giác, sáng tạo 
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài.
2. Họcsinh: Lập dàn bài theo đề SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý.
* Cho HS đọc đề bài, GV ghi bảng.
* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
? Kiểu đề gì?
? Nghị luận về vấn đề gì?
? Người viết cần có những tri thức nào
? Em hiểu gì về hoàn cảnh lịch sử của miền Nam nước ta trước đây? ( chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ngày càng gay go, ác liệt trên khắp đất nước)
? Có mấy nhân vật chính?
? Biểu hiện tình cảm của mỗi nhân vật như thế nào?
? Nhận xét về nội dung của truyện?
? Nhận xét về nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết...?
* HS thảo luận, trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu đề nghị luận về 1 đoạn trích 
- Nêu cảm nhận về đoạn trích.
- Tri thức cần có: Hiểu biết về đoạn trích,về hoàn cảnh XH 
2. Tìm ý.
a. Nhân vật bé Thu
+ Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày đầu: không nhận ông Sáu là ba; Sợ hãi khi nghe ông Sáu gọi (dẫn chứng); Kiên quyết không nhận sự quan tâm của ông Sáu ,có phản ứng quyết liệt khi ông Sáu càng tỏ ra thân thiện với nó
+ Thái độ và hành động của bé Thu trong ngày chia tay: Tình cha con thật là cảm động, nó kêu thét lên: ba, ba; ôm chặt ba nó bằng cả hai tay và hai chân nữa; hôn ba nó và hôn luôn cả vết thẹo
b. Nhân vật ông Sáu:
* Trong đợt nghỉ phép:
- Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy
- Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về mong đứa con nhận cha.
- Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn.
- Khi con thét lên "ba" thì hạnh phúc tột đỉnh.
* Sau đợt nghỉ phép:
- Say sưa, tỉ mẫn làm chiếc lược ngà có khắc dòng chữ "yêu nhớ tặng Thu con của ba"
- Trước khi trút hơi thở cuối cùng "hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được trong trái tim của ông Sáu"
 c. Nhận xét đánh giá:
* Về nội dung: Trong "Chiếc lược ngà" nhà văn đã xây dựng 1 tình huống truyện độc đáo, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử đã được nén chặt để rồi sau đó bùng nổ thành 1 cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. Nói cách khác, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó, con người có thể bình thản hy sinh cho lí tưởng.
* Về nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong thời chiến nên vẫn đảm bảo tính hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế.
- Cách trần thuật tự nhiên, linh hoạt
- Cách lựa chọn chi tiết đặc sắc bộc lộ được tính cách nhân vật và diễn biến truyện gây hấp dẫn
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn lập dàn ý.
* GV cho HS thực hành lập dàn ý trên cơ sở tìm ý.
* HS thực hành viết, trình bày.
* GV nhận xét, cho điểm.
II. Lập dàn ý.
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về đoạn trích “Chiếc lược ngà” và nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Nêu ý kiến về tình cha con trong truyện.
2. Thân bài:
- Cảm nhận về nhận vật bé Thu
- Cảm nhận về nhân vật ông Sáu
- Nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật.
3. Kết bài: Khẳng địng thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật, tình huống truyện.
IV.Củngcố: (3’)
? Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
V. Dặn dò: (2’)
- Nắm chắc lí thuyết về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Viết bài số 6 theo đề bài sau: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân 
- Tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ( tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi sgk)
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 120luyen tap lam bai van nghi luan.doc