Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu của bài nghị luận văn học.

 - Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai các luận điểm.

 - Có ý thức thực hiện lập dàn ý, bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm.

 * Trọng tâm: Lập dàn ý bài nghị luận văn học.

 * Đồ dùng: Bảng phụ, máy chiếu.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu một, hai câu đánh giá về bài thơ Bếp lửa?

- Thế nào là bài bình luận tác phẩm văn học?

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03 / 3
Ngày dạy : 07 / 3
Tuần : 25
Tiết: 125
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu của bài nghị luận văn học.
	- Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
	- Có ý thức thực hiện lập dàn ý, bày tỏ ý kiến trước một tác phẩm.
	* Trọng tâm: Lập dàn ý bài nghị luận văn học.
	* Đồ dùng: Bảng phụ, máy chiếu.
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu một, hai câu đánh giá về bài thơ Bếp lửa?
- Thế nào là bài bình luận tác phẩm văn học? 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
GV đưa 8 đề văn SGK lên bảng phụ gọi HS đọc 8 đề.
Hỏi: Yêu cầu của đề được thể hiện ở những từ ngữ nào? (HS xác định GV gạch chân).
Hỏi: Đối tượng nghị luận là gì?
Hỏi: Nếu chia nhóm dạng đề em sẽ căn cứ vào đối tượng hay từ ngữ yêu cầu của đề? (Đối tượng). Cho HS nhận xét.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Cho HS đọc bài văn viết về quê hương (trang 81).
Hỏi: Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn?
Hỏi: Mở bài, tác giả viết những ý gì?
Hỏi: Câu nào là câu luận điểm trong bài viết ở phần thân bài?
Hỏi: Để triển khai luận điểm đó tác giả đã phân tích mấy dẫn chứng? Mỗi phần dẫn chứng được phân tích triển khai như thế nào? 
Nhận xét trong mỗi câu nêu luận cứ khái quát có từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá của người viết?
HS phát hiện dàn ý trên cơ sở những gợi ý của giáo viên và giáo vien khái quát lại dàn ý, chiếu lên máy.
Hỏi: Dàn ý bài bình luận tác phẩm văn học gồm mấy phần, nội dung từng phần?
Hỏi: Luận cứ được triển khai từ cơ sở nào? (những dẫn chứng: câu văn, thơ trong tác phẩm).
Yêu cầu bài bình luận tác phẩm văn học phải có luận điểm -> đặc điểm của luận điểm -> HS phát hiện GV khái quát -> Ghi nhớ.
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV nêu yêu cầu bài tập: Lập dàn ý.
Phân nhóm HS làm các phần.
Nhóm 1: Mở bài + kết bài.
Nhóm 2: Luận điểm 1.
Nhóm 3: Luận điểm 2.
Yêu cầu triển khai các ý theo trình tự lập luận: nêu luận điểm -> dẫn chứng + lí lẽ phân tích -> kết luận.
Khúc hát ru  được nhiều người đọc yêu mến do đâu?
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Yêu cầu: Phân tích, cảm nghĩ, cảm nhận, 
- Đối tượng:
+ Hình tượng trong thơ.
+ Một đoạn thơ.
+ Cả bài thơ.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. Ví dụ: Dàn ý cho đề văn phân tích: tình yêu quê hương của Tế Hanh trong “Quê hương”.
a. Mở bài
- Cảm xúc về đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.
- Giới thiệu tác phẩm bàn luận “Quê hương”.
b. Thân bài
- Câu 1: Nêu luận điểm.
- Luận cứ 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong kí ức thật sinh động. (thơ).
+ Hình ảnh con thuyền.
+ Nhận xét lời thơ, từ ngữ.
+ Cảm nhận về cánh buồm.
-> Tình cảm của tác giả thiêng liêng, trìu mến.
- Luận cứ 2: Cảnh ồn ào, đáng yêu khi chào đón thành quả lao động cũng thật vui tươi. (thơ).
+ Nhận xét âm điệu thơ so sánh với trước.
- Luận cứ 3: Hình ảnh con người với những câu thơ tinh tế hay nhất. (thơ).
+ Nhận xét con người: Bức tượng đài người dân chài được khắc họa.
+ Bức tượng mang hương vị quê hương.
+ Nhận xét câu thơ cuối.
c. Kết bài
- Đánh giá khái quát khẳng định ý kiến về tác phẩm: Tiếng ca trong trẻo.
- Tác dụng: Thêm yêu quê hương.
2. Kết luận: SGK 
4 bước làm bài nghị luận.
Dàn ý: 3 phần.
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập: Lập dàn ý phân tích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
a. Mở bài
- Giới thiệu thời gian tác phẩm ra đời 1969 (kháng chiến chống Mỹ).
- Bài thơ là lời ru tha thiết của người mẹ đang địu con 
b. Thân bài
- Tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ đối với con.
- Hình ảnh người mẹ trong công việc.
c. Kết bài: Khúc ca được nhiều người yêu mến bởi tình cảm bao la của người mẹ với con thật xúc động -> hiểu thêm tình mẹ. 
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5. Hướng dẫn học bài:
	- Tập viết một số đoạn văn cho phần thân bài trên.
	- Nắm chắc đặc điểm dàn ý bài Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
	- Chuẩn bị bài “Mây và sóng”
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_125_cach_lam_bai_nghi_luan_ve.doc