Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng (Ta - Go)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng (Ta - Go)

Tiết: 126 MÂY VÀ SÓNG

(Ta-go)

Ngày soạn: 5/3/2010

Ngày dạy: 8/3/2010

A. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1.Kiếnthức: Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, những hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối thoại trong thơ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý, biết ơn mẹ và thể hiện tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn giảng, sưu tầm các câu thơ, ca dao nói về tình mẹ con

2. Họcsinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Đọc thuộc lòng bài thơ "Nói với con" cuả nhà thơ Y Phương? Qua bài thơ người cha muốn nói với con điều gì?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 714Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng (Ta - Go)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Tiết: 126 MÂY VÀ SÓNG
(Ta-go)
Ngày soạn: 5/3/2010
Ngày dạy: 8/3/2010
A. MỤC TIÊU: Giúp hs:
1.Kiếnthức: Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, những hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối thoại trong thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý, biết ơn mẹ và thể hiện tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn giảng, sưu tầm các câu thơ, ca dao nói về tình mẹ con
2. Họcsinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Nói với con" cuả nhà thơ Y Phương? Qua bài thơ người cha muốn nói với con điều gì?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’)
Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người; đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Bài thơ “Mây và sóng” của đại thi hào Ấn Độ đã thể hiện rõ điều đó. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả Ta-go và tập thơ “Mây và sóng”?
* HS dựa vào chú thích trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung:
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ từng đến Việt Nam (1916). Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, phong phú... Là nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình...
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1.Tácgiả: Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
2. Tác phẩm: “Mây và Sóng” là bài thơ in trong tập Si su của ông, sau đó được ông dịch ra tiếng Anh.
.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV nêu cách đọc: Đọc bằng 2 giọng đọc, lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với những người trên mây, trong sóng. Giọng nhẹ nhàng, tha thiết (mây, sóng, em bé).
* GV đọc mẫu 1 lần
* HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
II. Đọc bài thơ: 
Hoạt động 3: (27’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Bài thơ là lời em bé nói với mẹ gồm mấy phần? Hai phần đó giống nhau ntn? ( về số dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không trùng lặp)
? Nếu không có phần hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? ( Phần hai là thử thách lần hai để tình yêu thương mẹ của bé được thể hiện trọn vẹn hơn)
? Thế giới của Mây và Sóng là thế giới như thế nào? Từ ngữ nào nói lên điều đó? Đó là một thế giới ntn?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ ở đây (Hình ảnh rực rỡ, đầy bí ẩn, hấp dẫn)
? Sự hấp dẫn, diệu kỳ có lôi cuốn em bé không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
(Con hỏi....) Em nghĩ gì về câu hỏi của em bé? (=> Câu hỏi thể hiện tâm lý tuổi thơ, thích vui chơi, thích khám phám, thích đi đây đi đó. Câu hỏi hoàn toàn hợp lý trong tình huống này.) 
? Em bé đã có quyết định ntn? Lí do nào khiến em bé từ chối lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng? 
?Em có cảm nhận ntn về lời từ chối của em bé?
(Lời từ chối với lí do thật dễ thương khiến những người trên mây và trong sóng đều mỉm cười. - Dĩ nhiên, bé đầy luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng).
? Em bé đã nghĩ ra trò chơi gì? (Trò chơi có mẹ)
? Trò chơi đó được miêu tả ntn? Nó có gì đặc biệt? (Trò chơi của em không có Mây, Sóng, không có nghĩa là em không thích thú với Mây, Sóng. Mà vì yêu mẹ, em đã nghĩ ra trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên thiên và tình mẫu tử bằng cách biến mình thành Mây rồi thành Sóng, còn mẹ là Trăng, và bến bờ kỳ diệu)
? Em hãy tìm những chi tiết hình ảnh thật đặc sắc gợi tình mẫu tử của em bé?
? Các từ ấy gợi tình mẫu tử như thế nào?
? Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối?
- Nhà thơ đã hoá thân trong em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
? Cảm nhận của em về tâm hồn, sức sáng tạo của nhà thơ trong bài thơ?
* HS trả lời. 
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ, HS đọc.
III. Tìm hiểubài thơ:
1. Phân tích:
a) Thế giới của Mây và Sóng:
 - Trên mây: có bình minh vàng, có vầng trăng bạc 
- Trên sóng: ngao du nơi này, nơi nọ, làn sóng nâng đi 
=> Thế giới diệu kỳ, hấp dẫn, lôi cuốn.
b) Lời từ chối của em bé:
- Mẹ mình đang đợi ở nhà
- Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà.
=>Em bé đã từ chối cuộc đi chơi vì mẹ đang đợi ở nhà - Vì mẹ -> sức níu giữ của tình mẫu tử, của lòng mẹ yêu con và lòng con yêu mẹ mạnh hơn bất kì sự ham muốn nào.
c) Trò chơi của em bé:
- Con là "Mây", mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời 
 - Con là "Sóng" , mẹ là bến bờ, con lăn, lăn mãi vào lòng mẹ 
- Con: ôm, lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan.vào lòng mẹ
=> Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, không gì chia cách được.
2.Tổng kết:
*.Ghi nhớ: SGK trang 89.
IV.Củngcố: (3’)
- Ngoài tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
(Con người trong cuộc sống thường gặp những sự cám dỗ, quyến rủ- cần có những điểm tựa để vượt qua- Tình mẫu tử là một trong những điểm tựa; Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, nhắc nhở: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng; Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo)
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ và bài thơ.; Nắm nội dung ý nghĩa của bài thơ
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về thơ.
+ Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại (theo mẫu SGK).
+ Nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ hiện đại.
E. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 126May va song(1).doc