Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130: Kiểm tra văn

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130: Kiểm tra văn

 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

 - Kiểm tra kiến thức HS về các tác phẩm thơ.

 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.

 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu giá trị và nội dung ý nghĩa của các tác phẩm thơ. Rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm thơ.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con; một số biện pháp tu từ đã học.

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Tiết 130 KIỂM TRA VĂN
Soạn:.............................
Dạy:..............................
 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Kiểm tra kiến thức HS về các tác phẩm thơ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu giá trị và nội dung ý nghĩa của các tác phẩm thơ. Rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm thơ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con; một số biện pháp tu từ đã học.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT VĂN 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
 Mùa xuân 
Hiểu được 
 Nhận diện
 nho nhỏ
nghệ thuật
và so sánh
miêu tả
thể thơ với
bài thơ khác
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,5%
2,5,%
5%
Hiểu tính 
 Cảm nhận 
Viếng lăng Bác
Nhận diện
được tập
thơ
Hiểu được ý 
nghĩa của các chi tiết
 được chi tiết đặc sắc.
Số câu
1
2
1
4
Số điểm
0,25
0,5
4
4,75
Tỉ lệ
2,5%
5%
40%
47,5%
 Mùa xuân nho nhỏ
Nhận diện chi tiết trong bài thơ
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,5%
2,5%
Tích hợp nghị luận về tác phẩm truyện.
Hiểu cách làm bài nghị luận.
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Sang thu
Nhận diện đôi nét về tác giả
Hiểu được chi tiết thơ
 Hiểu được ý nghĩa thực và ẩn dụ trong câu thơ
Số câu
1
2
1
4
Số điểm
0,25
0,5
3
0,75
Tỉ lệ
2,5%
5%
30%
 3 7,5%
Nói với con
Hiểu phong cách thơ và chi tiết .
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5%
5%
Tổng số câu
4
8
2
 14
Số điểm
1
2
7
10
Tỉ lệ
10 %
20 %
70 %
100%
IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG  THCS TT CÙ LAO DUNG
Lớp: 9 A 
Họ và tên: 	
BÀI KIỂM TRA VĂN LỚP 9 
(Tiết 130)
Thời gian: 45’
ĐIỂM
 A. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đồng chí (Chính Hữu).
B. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
C. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm TIến Duật).
Câu 2: Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, tác giả đã dùng những từ nào để nói về mùa xuân của đất nước và con người?
A. "Chậm rãi, xôn xao".
B. "Hối hả, xôn xao".
C. "Xôn xao, náo nức".
D. "Hối hả, lặng thầm".
Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là gì?
A. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của hình ảnh Bác Hồ.
B. Ca ngợi sự cao quý của Bác Hồ.
C. Ca ngợi vẻ đẹp kì diệu của hình ảnh Bác Hồ.
D. Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.
Câu 4: Cảm giác của tác giả bài thơ Viếng lăng Bác khi đứng trước Bác ở trong lăng được diễn tả bằng từ ngữ nào?
A. Thắt ở trong tim.
B. Buốt ở trong tim.
C. Chói ở trong tim.
D. Nhói ở trong tim.
Câu 5: Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong tập thơ nào của tác giả Viễn Phương?
A. Hoa ngày thường. B. Thơ thơ. C. Lửa thiêng. D. Như mây mùa xuân. 
Câu 6: Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
A. Gió xuân.
B. Bông hoa tím biếc.
C. Chim chiền chiện.
D. Dòng sông xanh.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với việc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 A. Cần nắm được cốt truyện, tính cách, số phận nhân vật nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm.
B. Cần trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm truyên (hoặc đoạn trích).
C. Chỉ được đưa vào bài viết những nhận xét, đánh giá về truyện (hoặc đoạn trích) xuất phát từ những khám phá riêng của người viết về tác phảm.
D. Cần đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc các chi tiết có liên quan đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Câu 8: Bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh viết về chủ đề gì?
A. Cảnh sắc nông thôn đồng bằng Bắc Bộ lúc vào thu.
B. Cảnh sắc nông thôn Việt Nam.
C. Vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu.
D. Cảnh sắc đất trời khi sang thu.
Câu 9: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu trong bài Sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu?
A. Từ một cánh chim.
B. Từ một mùi hương.
C. Từ một cơn mưa.
D. Từ một đám mây.
Câu 10: Nhà thơ Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành vào thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Mĩ.
B. Thời kì sau 1975.
C. Kháng chiến chống Pháp
D. Thời kì 1930-1945.
Câu 11: Những phẩm chất nào không phải là của "người đồng mình"?
A. Yêu thương và gắn bó với quê hương
B. Mộc mạc, giầu chí khí, niềm tin.
C. Sống vất vả nhưng mạnh mẽ, bền bỉ
D. Thích kiếm tìm những vùng đất mới
Câu 12: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?
A. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
D. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
B. Tự luận ( 7đ )
 Câu 1: Viết thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác. Khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre tượng trưng cho sức bền bỉ, dẻo dai, kiên cường của người Việt Nam. Sự lặp lại hình ảnh hàng tre ở cuối bài thơ đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam ? ( 4đ )
 Câu 2: Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
 “ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi ” (3đ )
V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận.
 Câu 1: Viết đúng 2 khổ thơ ( 2đ ) ; Sự lặp lại hình ảnh hàng tre ở cuối bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng khắc họa rõ nét biểu tượng, “Cây tre” vẫn là một hình ảnh ẩn dụ nhưng được bổ sung nghĩa mới: Trung- hiếu, tạo cho dòng cảm xúc thêm sâu sắc và trọn vẹn. (2đ )
 Câu 2: 
 - Tả thực thiên nhiên: vào mùa thu, những cơn mưa không còn nhiều và đột ngột như mùa hạ nên sấm cũng bớt bất ngờ. ( 1,5 đ )
 - Ý nghĩa ẩn dụ: “ sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “ hàng cây đứng tuổi” ở đây chỉ những con người từng trải. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn, chắc chắn hơn trước dông bão, sấm chớp của cuộc đời. ( 1,5 đ )
VI: RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT 1t van9 Co ma tran.doc