Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Nắm được một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS.

 - Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của các em.

 * Trọng tâm: Ôn tập.

 * Đồ dùng: Bảng phụ.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:

 Hoạt động 1: Ôn tập về khái niệm văn bản nhật dụng.

1. GV cho HS đọc phần đầu trong SGK trang 93. Sau đó giải thích các ý về chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản nhật dụng.

2. Văn bản nhật dụng đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh gia những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng.

3. Làm rõ giá trị văn chương (quan trọng) của văn bản nhật dụng.

 Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết văn bản nhật dụng.

- GV có thể chuẩn bị bảng phụ. Nhưng trước hết GV nêu câu hỏi để tổng kết từng phần. GV ghi lên bảng.

- HS đứng tại chỗ trả lời.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131, 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27	Ngày soạn : 15 / 3
Tiết: 131 - 132	Ngày dạy : 17 / 3
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Nắm được một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS.
	- Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của các em.
	* Trọng tâm: Ôn tập.
	* Đồ dùng: Bảng phụ.
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Ø Hoạt động 1: Ôn tập về khái niệm văn bản nhật dụng.
1. GV cho HS đọc phần đầu trong SGK trang 93. Sau đó giải thích các ý về chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản nhật dụng.
2. Văn bản nhật dụng đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá  những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng.
3. Làm rõ giá trị văn chương (quan trọng) của văn bản nhật dụng.
Ø Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết văn bản nhật dụng.
- GV có thể chuẩn bị bảng phụ. Nhưng trước hết GV nêu câu hỏi để tổng kết từng phần. GV ghi lên bảng.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
Lớp
Tên văn bản nhật dụng
Nội dung
Hình thức (phương thức biểu đạt)
6
Ÿ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội.
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Ÿ Động Phong Nha
Là kì quan thế giới, thu hút khách du lịch, tự hào và bảo vệ danh thắng này.
Thuyết minh, miêu tả.
Ÿ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên lo bảo vệ môi trường 
Nghị luận và biểu cảm.
7
Ÿ Cổng trường mở ra.
Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
Ÿ Mẹ tôi
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái.
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
Ÿ Cuộc chia tay của những con búp bê
Tình cảm thân thiết của 2 anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
Ÿ Ca Huế trên sông Hương
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế.
Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm.
8
Ÿ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường.
Nghị luận và hành chính.
Ÿ Ôn dịch thuốc lá
Tác hại của thuốc lá (đến kinh tế và sức khỏe).
Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm.
Ÿ Bài toán dân số.
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội.
Thuyết minh và nghị luận.
9
Ÿ Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển.
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế.
Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm.
Ÿ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hòa bình thế giới.
Nghị luận và biểu cảm.
Ÿ Phong cách Hồ Chí Minh
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh; tự hào, kính yêu và tự hào về Bác.
Nghị luận và biểu cảm.
Ø Hoạt động 3: Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- GV cho HS đọc trong SGK.
- Nhấn mạnh 5 yêu cầu:
+ Lưu ý nội dung các chú thích của văn bản nhật dụng.
+ Liên hệ các vấn đề trong văn bản nhật dụng và đời sống xã hội.
+ Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề đó.
+ Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng.
+ Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu đạt để phân tích một văn bản nhật dụng.
Ø Hoạt động 4: Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Củng cố:
- Thế nào là văn bản nhật dụng.
- Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, 7, 8, 9.
5. Hướng dẫn học bài:
	- Nắm vững chức năng, tính cập nhật của văn bản nhật dụng và hệ thống văn bản nhật dụng được học ở THCS. 
	- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt)”
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_131_132_tong_ket_phan_van_ban.doc