Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 175

 Tiết 131 - 132

Tổng kết văn bản nhật dụng

 1.Mục tiêu:

a) Kiến thức : Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung và hệ thống hoá đựơc chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS

-Nắm được 1 số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng

b) Kỹ năng : Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

c) Tư tưởng, thái độ : Vận dụng các kiến thức đã học vào làm văn, học

tiếng việt.

 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a.Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án, bảng phụ

 b.Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, ôn tập các văn bản nhật dụng.

 3.Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: ( 4 )

-Kiểm tra vở soạn của học sinh.

* ĐVĐ vào bài mới: ( 1 )Trong chương trình ngữ văn THCS mới từ 6 9 chúng ta đã được học rất nhiều văn bản nhật dụng tiết này chúng ta sẽ ôn tập các tác phẩm đó.

 

doc 118 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 131 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26
Kết quả cần đạt
-Nắm được một cách tương đối có hệ thống nội dung ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS
-Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng
-Vận dụng được các kiến thức đã học về nghị luận, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ở bài viết số 7.
Ngày soạn : 12/03/2009 Ngày dạy: 16/ 03/ 2009
	 18/03/2009
 Tiết 131 - 132 
Tổng kết văn bản nhật dụng
 1.Mục tiêu:
a) Kiến thức : Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung và hệ thống hoá đựơc chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS
-Nắm được 1 số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng
b) Kỹ năng : Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
c) Tư tưởng, thái độ : Vận dụng các kiến thức đã học vào làm văn, học 
tiếng việt.
 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a.Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án, bảng phụ
	 b.Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, ôn tập các văn bản nhật dụng.
 3.Tiến trình bài dạy:
 	a. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 
-Kiểm tra vở soạn của học sinh.
* ĐVĐ vào bài mới: ( 1’ )Trong chương trình ngữ văn THCS mới từ 6 đ 9 chúng ta đã được học rất nhiều văn bản nhật dụng đ tiết này chúng ta sẽ ôn tập các tác phẩm đó.
 b.Dạy nội dung bài mới:
GV
 ?
H/S
Gv
 ?
H/S
 ?
H/S
GV
 ?
H/S
GV
?
H/S
GV
 ?
H/S
GV
 ?
H/S
 ?
H/S
GV
 ?
H/S
GV
 ?
H/S
Gọi học sinh đọc phần 1 sgk
Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không ?
->
Tức là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì ?
->
Văn bản nhật dụng thường có đề tài như thế nào ?
->
Tất cả các vấn đề này thường xuyên đựơc đài báo đề cập, là nội dung chủ yếu ccủa nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức xã hội.
Chức năng của văn bản nhật dụng ?
->
Đây là vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
Em hiểu thế nào là tính cập nhật ?
->
Tính cập nhật này thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài, cập nhật gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề có bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội 
Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan gì với nhau ?
->
Chẳng hạn : vấn đề môi trường , dân số, bảo vệ di sản văn hoá chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá ... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một, ngày hai.
Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không ? vì sao ?
->
Từng văn bản đã học có phải không có thể loại hay không ? vì sao ?
->
Văn có hay thì mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi của chính vấn đề được đặt ra và còn giúp cho vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện không ít kiến thức, kỹ năng đặc thù môn ngữ văn.
Học văn bản nhật dụng để làm gì ?
->
Học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện để hoà nhập với cuộc sống xã hội.
Lập bảng hệ thống các tác phẩm đã 
học ?
->Tự làm
I/ khái niệm văn bản nhật dụng (20p)
1)Khái niệm :
-Không phải là khái niệm thể loại
-Không chỉ kiểu văn bản
-chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
đ chức năng , đề tài và tính cập nhật
2)Đề tài : rất phong phú như thiên nhiên, môi trưòng, văn hoá, giáo dục, chính trị – xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống ....
3)Chức năng : bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá ... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội .
4)Tính cập nhật : là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
đcác văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội
đ không vì nó vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
đ giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng nó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định : miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành ... nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
-Học văn bản nhật dụng để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II/ Nội dung các văn bản nhật dụng đã học (20p)
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
 6
1.Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
2.Động phong Nha
3.Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh
-Giới thiệu danh lam thắng cảnh
-quan hệ giữa thiên nhiên và con người
 7
4.Cổng trường mở ra
5.Mẹ tôi
6.Cuộc chia tay của những con búp bê
7.Ca Huế trên sông hương
-Giáo dục, nhà trưòng
-Giáo dục gia đình và trẻ em
-Vai trò của người phụ nữ
-Văn hoá dân gian( ca nhạc cổ truyền)
 8
8.Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9.Ôn dịch, thuốc lá
10.Bài toán dân số
-Vấn đề môi trường
-chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá
-Dân số và tương lai loài người
 9
11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
12.Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
13.Phong các Hồ Chí Minh
-Vấn đề quyền sống của con ngưòi
-Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình và thế giới
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 ?
H/S
 ?
H/S
GV
GV
 ?
H/S
Những vấn đề trên có đạt được yêu cầu của văn bản nhật dụng : vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài không ? có giá trị văn học không ?
->
Cần nắm được điều gì về nội dung và khái niệm của các văn bản nhật dụng ? 
->
Trong chương trình và sgk ngoài những văn bản chính thức học còn có một số văn bản đọc thêm : Trường học(lớp7), thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội ( lớp8), Bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con nhà tỉ phú Mĩ 
( lớp 8) ....
Tiết 2 :
Gọi hs đọc sgk
Lập bảng thống kê các kiểu thể loại của các văn bản đã học ?
Tự làm theo hướng dẫn
-Tất cả các văn bản trên đều đạt được yêu cầu của văn bản nhật dụng vừa có tính cập nhật vừa có ý nghĩa lâu dài, những văn bản này không có hoặc ít có giá trị văn học
*Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
III/ hình thức của văn bản nhật dụng (19P)
Kiểu văn bản-thể loại
Tên văn bản
Lớp
Hành chính - điều hành
Nghị luận
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Truyện ngắn
Bút ký
Thư từ
Hồi ký
Thông báo
Xã luận
Kết hợp các phương thức : miêu tả-tự sự ; hành chính- nghệ thuật miêu tả - thuyết minh
Các bảng thống kê ... thông tin .... tuyên bố
Ôn dịch thuốc lá, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, 
Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
Cuộc chia tay của những con búp bê
Cầu Long Biên, Động Phong Nha
Cổng trường mở ra
Động Phong Nha, ca Huế trên sông Hương
Cuộc chia tay của những con búp bê, Mẹ tôi
Cỗu long Biên
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Thông tin .... cổng trường mở ra
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Phong cách Hồ Chí Minh, ôn dịch thuốc lá. 
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên, Động Phong Nha.
7,8
8,6
9
6
6
7
6
7
6
6
7,8
8
9
9,8
6
 ?
H/S
GV
?
H/S
GV
 ?
H?S
 ?
GV
 ?
H/S
GV
 ?
H/S
GV
 ?
 ?
H/S
GV
 ?
?
H/S
GV
GV
 ?
H/S
 ?
H/S
 6’
 ?
H/S
?
H/S
G/V
Qua bảng hệ thống trên em có nhận xét gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng ?
->
Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thúc để tăng sức thuyết phục. Vì vậy ta có thể xem 1 số văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học qua đó ta có thể vận dụng và củng cố những kiến thức và kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong môn tập làm văn và tiếng việt.
Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại 1 cách cụ thể trong các văn bản nhật dụng đã học ?
->Làm theo nhóm
Ví dụ trong văn bản “ôn dịch, thuốc lá” yếu tố biểu cảm không chỉ thể hiện ở những câu như “ nghĩ đến mà kinh” mà còn ở cách dùng dấu câu tu từ ở đề mục văn bản những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc lá gây ra.
Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về hình thức văn bản nhật dụng ?
->
Em đã chuẩn bị bài và học các văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6,7,8,9 ?
Ví dụ : chú thích 1,3 bài “tuyên bố về sự sống còn ....” hoặc 1 – 5 bài đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
Cần phải liên hệ như thế nào ?
->
Từ cộng đồng nhỏ, gần gũi ( tổ, lớp, gia đình, xã, bản ...) đến cộng đồng lớn ( dân tộc, nhân loại) mà trước hết là cộng đồng nhỏ, gần gũi
Vì sao khi học văn bản nhật dụng lại phải liên hệ như vậy ?
->
Vì vậy khi học văn bản nhật dụng cũng là 1 cách giúp các em hòa nhập với địa bàn sinh hoạt của các em.
Ngoài ra còn cần chú ý đến các đặc điểm nào khi học văn bản nhật dụng ?
Em hãy lấy ví dụ chứng minh ?
->
Bản thân khái niệm nhật dụng bao hàm ý phải vận dụng thực tiễn, bởi vậy khi học nó không phải chỉ để biết mà còn để làm, việc làm đầu tiên này là bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm và ý kiến ấy.
Ngoài ra còn phải vận dụng các kiến thức nào để học tốt văn bản nhật dụng ?
Vì sao lại phải đảm bảo điều kiện này ?
->
Nội dung văn bản nhật dụng có liên quan đến khá nhièu môn học khác và ngược lại. Ví dụ : môi trường là vấn đề được đề cập trong 3 văn bản nhật dụng ở lớp 6,8, đó cũng là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập, đặc biệt là môn địa lí lớp 6,7 và môn sinh học lớp 9 ...
Vì hình thức văn bản nhật dụng rất đa dạng nên cần phải chú ý đến phương pháp này để phân tích văn bản nhật dụng.
Theo em chúng ta còn cần phải căn cứ vào điều nào trong thực tế nữa ?
->
Vậy qua các phương pháp học đó em hãy cho biết kết quả học văn bản nhật dụng qua mỗi lớp của bản thân ? có gì thay đổi trong cách học ở mỗi lớp không ?
Tự bộc lộ
Em hãy cho biết cần tìm hiểu vấn đề cập nhật sau ở đâu ? bằng cách nào ?
-Vấn đề dân C.Bôm phá rừng ?
-Vấn đề an toàn giao thông ở Sơn La ?
-Vấn đề bỏ thi tốt nghiệp Tiểu học và THCS ?
-> Tự bộc lộ
Làm thế nào để khắc phục nạn hút thuốc lá ở lớp em ? trường em ?
Tự bộc lộ.
->Gọi h/s đọc ghi nhớ.
-Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản
-Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
đ một số văn bản nhật dụng có giá trị như 1 tác phẩm văn học.
đ yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
đ yêu cầu mỗi nhóm chứng minh ở một tác phẩm cụ thể khác nhau.
*Hìn ... n xung phong ở Trờng Sơn
Câu 7(0,25điểm): Đi-Phô là tác giả truyện ngắn Bố của Xi- Mông ?
A. Cố Hơng B.Rô - bin – ngoài đảo hoang
C.Bố của xi - mông C.Con chó Bấc
Câu 8(0,25điểm): Câu nào sau đây có vị ngữ là tính từ?
A.Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng
C. Xi- Mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc
D. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em
Câu 9 (0,25điểm): Nhân vật phản diện trong kịch Bắc Sơn là ai?
A.Thái B. Cửu C. Ngọc D. Thơm
Câu 10 (0,25điểm):Chọn phơng án đúng điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:
“ Văn học Việt Nam cũng nh hầu hết mọi nền văn học khác, đợc tạo thành từ hai bộ phận là”
A.Văn học dân gian và văn học viết
B. Văn học dân gian và văn học trung đại 
C. Văn học trung đại và văn học hện đại 
 	D. Văn học chữ Hán và V"ăn học chữ Nôm
Câu 11(0,25điểm):Có mấy kiểu văn bản ?
A.Bốn B. Năm C. Sáu D. Bảy
Câu 12 (0,5điểm): Nối nội dung ở cột (I) với một dòng ở cột (II) sao cho phù hợp.
 (I)
 (II)
1 Thầnh phần chính.
A. Khởi ngữ
2.Thành phần biệt lập
B. Cảm thán
C. Trạng ngữ
D. Vị ngữ
II. Phần tự luận ( 7 điểm) 
Câu 13(điểm) Băng trí nhớ hãy chép lại khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh? Nêu hiệu quả sử dụng của phép tu từ qua khổ thơ đó?
Câu 14(điểm): Cảm nhận của em qua đoạn thơ :
“ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
 (Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải.)
hƯớng dẫn chấm
I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
b
c
a
c
d
b
c
c
a
c
1- D
2 - B
II. Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1(2điểm): 
- Học sinh viết lại khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Nêu hiệu quả sử dụng của phép tu từ qua khổ thơ đó?.
Đáp án
 	- Chép đúng 4 câu thơ: (0,5đ)
 “ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ qua những từ chỉ tình thái : “ bỗng”, “ hình như” (0,5 đ).
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ qua phép nhân hoá làn sương:“chùng chình” (0,5 đ).
- Dấu hiệu của mùa thu về : “Hương ổi” , phả vào “gió se” .. (0,5 đ).
Câu 2(5điểm): 
Cảm nhận của em qua đoạn thơ :
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ”
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mơi
Dù là khi tóc bạc”
 (Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải.)
Ngày soạn : 12/05/2009	Ngày giảng : 16/05/2009
 Tiết 173-174
Thư, điện
 1. Mục tiêu
a) Kiến thức : Giúp học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi. Viết được thư điện chúc mừng và thăm hỏi
b) Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết 1 bức thư, điện đạt yêu cầu.
c) Tư tưởng, thái độ: ứng dụng tốt trong cuộc sống.
 2. Chuẩn bị:
 	 - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tư liệu
 	 - HS : chuẩn bị theo yêu cầu.
3. Phần thể hiện khi lên lớp
a. Kiểm tra bài cũ ( 5’) 
-Kiểm tra vở soạn của học sinh
b. Dạy bài mới: 
( 1’ ) *Giới thiệu bài : Trong cuộc sống hàng ngày có những lúc chúng ta không thể đến gặp bạn bè, người thân để chúc mừng hoặc chia buồn thì chúng ta có thể dùng đến thư điện đ vậy cách viết thư điện như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu..
 *Nội dung bài :
Gọi học sinh đọc các trường hợp a,b,c,d (bảng phụ)
Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trưòng hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi ?
Trường hợp cần gửi thư (điện) là : có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau, có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để nói trực tiếp với người nhận.
Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi ?
Yêu cầu mỗi nhóm tìm 2 trường hợp.
Có mấy loại thư (điện) chính ?
Cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào ?
thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản tiết kiệm lời đến tối đa nhưng vẫn đảm bảo biểu thị đầy đủ trọn vẹn nội dung, bộc lộ tình cảm chân thành của người viết đến người nhận.
Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng thăm hỏi thì có nên gửi thư, điện không ? vì sao ?
Khi có điều kiện đến tận nơi thì chúng ta nên đến để thể hiện tình cảm của mình.
Theo em thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi có tác dụng gì ?
Vậy cách viết thư điện này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Gọi học sinh đọc các văn bản sgk
Nội dung thư điện chúc mừng và thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào ?
Nội dung thăm hỏi và chúc mừng khác nhau, thăm hỏi là bày tỏ tình cảm thông cảm còn chúc mừng là bày tỏ tình cảm vui mừng và chia vui.
Em có nhận xét gì về độ dài ngắn của thư điện chúc mừng và thăm hỏi ?
Trong thư điện chúc mừng và thăm hỏi tình cảm được thể hiện như thế nào ?
Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?
Thử cụ thể hoá các nội dung sau (bảng phụ) bằng cách diễn đạt khác nhau ?
Yeu cầu nhón 1,2 viết thư điện thăm hỏi, nhóm 3,4 viết thư điện chúc mừng 
Qua 2 bài tập trên em hãy cho biết nội dung của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi cần đảm bảo yêu cầu nào ?
Cách diễn đạt của thư (điện) như thế nào ?
Khi gửi thư (điện) cần điền cho đầy đủ, chính xác các thông tin ( đặc biệt là họ tên, địa chỉ người nhận, người gửi) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
Hoàn chỉnh lần lựơt 3 bức điện ở phần II theo mẫu ?
Yêu cầu hs lên bảng điền vào bảng mẫu viết sẵnđ hs khác nhận xét.
Tình huống nào cần viết thư (điện) chúc mừng ?
Tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi ?
Em hãy viết một bức điện thăm hỏi hoặc chúc mừng (theo mẫu của bưu điện ở bài tập 1) 
Yêu cầu học sinh tự chọn tình huống để viết.
I/Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
*Bài tập : Một số trưòng hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Khi bạn bè người thân ở xa có chuyện vui mừng mà không thể đến tận nơi, thì gửi thư (điện) chúc mừng
-Khi có chuyện buồn cần chia sẻ thì gửi thư (điện) thăm hỏi.
đ học sinh thảo luận phát biểu
-có 2 loại : chúc mừng và chia vui, thăm hỏi và chia buồn.
-chúc mừng thăm hỏi và chia vui : biểu dương khích lệ những thành tích, sự thành đạt ... của người nhận
-Thăm hỏi, chia buồn : động viên an ủi để người nhận cố gắng vựơt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.
-Không, vì thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi chỉ được viết khi ngưòi gửi vì điều kiện nào đó không thể trực tiếp đến tận nơi để chúc mừng thăm hỏi hoặc bộc lộ tình cảm của mình.
* Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
II/Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-giống nhau : đều có họ tên địa chỉ người nhận, người gửi, lí do gửi, bày tỏ tình cảm và mong muốn của mình đến người nhận.
-Khác nhau : ở thư điện chúc mừng là bày tỏ niềm vui, mong muốn người nhận đạt thành tích cao hơn
+ở thư điện thăm hỏi là bày tỏ niềm thông cảm, chia buồn và mong muốn người nhận vựơt qua
-thư điện thăm hỏi thì có nội dung dài hơn
-chúc mừng : vui vẻ, chia vui
-Thăm hỏi : lo lắng, thông cảm
đ ngắn gọn, tình cảm chân thành.
đ học sinh thảo luận viết bài và trình bày
*Nội dung thư điện cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có nhũng đièu tốt lành.
*Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, xúc tích với tình cảm chân thành.
III/Luyện tập :
*Bài tập 1 :
-Họ tên địa chỉ người nhận :
Nguyễn Văn A – số nhà .... tổ ... Đông Anh-Hà Nội
-Nội dung : nhận được tin bạn đoạt huy chương .....
-Họ tên địa chỉ người gửi :
Lê Thị Hoa –Lớp 9A
Trường THCS ....
*Bài tập 2 :
-chúc mừng : a,b,d,e
-Thăm hỏi : c
*Bài tập 3 :
đ học sinh viết bài đ trình bày trước lớp
(1’) c. Hd hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài, nắm được cách viết thư (điện)
-Sưu tầm các bức thư (điện) để học cách viết.
-Chuẩn bị để tiết sau trả bài.
Ngày soạn : 12/05/2009 Ngày giảng: 18/05/2009
 Tiết 175 : 
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 1. Mục tiêu bài dạy: 
-Giúp học sinh một lần nữa ôn lại những kiến thức cơ bản về Ngữ văn đã học ở lớp 9 kỳ II.
-Củng cố kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
-Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình và tự sửa nhược điểm.
2. chuẩn bị:
 -GV: chấm bài , tổng hợp điểm, tổng hợp lỗi sai cơ bản.
 	 -HS: Xem lại đề bài
3. Phần thể hiện khi lên lớp
a/Kiểm tra bài cũ: (3’) 
-Kiểm tra phần chuẩn bị của hs
b/ Dạy Bài mới (1’) 
*Vào bài : Để giúp các em nhận ra những ưu nhược điểm và hạn chế củamình trong việc nắm kiến thức đ tiết này sẽ trả bài kiểm tra học kỳ
*Nội dung bài : 
1. Đáp án 
* Phần trắc nghiệm( 3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
b
c
a
c
d
b
c
c
a
c
1- D
2 - B
* Phần tự luận ( 7 điểm)
Mở bài:(0,1đ) 
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, vị trí của đoạn thơ (0,5 đ).
- Cảm nhận chung về đoạn thơ : Khát vọng hoà nhập, dâng hiến (0,5 đ).
Thân bài( 3đ):
-Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả : (1,5 đ).
+Khát vọng hoà nhập với mùa xuân chung của đất nước: (Làm con chim hót, làm cành hoa, nhập hoà ca, nốt trầm..) 
+ Cách sử dụng điệp ngữ trong khổ thơ để nhấn mạnh nguyện ước chân thành của tác giả
- Khát vọng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước. (1,5 đ).
+ Dâng hiến từ khi “ Tuổi 20” , “khi tóc bạc”.
+ Cách sáng tạo hình ảnh mùa xuân nhỏ của tác giả mang nhiều ý nghĩa
Kết bài( 1,0 đ):
 -ý nghĩa của đoạn thơ 	(0,5 đ)
-Liên hệ 	(0,5 đ).
2. Nhận xét chung
 *Ưu điểm: 
-Đa số các em đã đọc kỹ đề hiểu nội dung của đề, nắm tưong đối tốt kiến thức -Phần trắc nghiệm làm nhanh, chính xác. 
-Phần tự luận 1 số em nắm chắc kiến thức về lý thuyết nên làm đúng và làm tương đối tốt , đã viết tốt đoạn văn. 
-Trình bày khoa học chữ viết đẹp rõ ràng
 *Nhược điểm:
-Phần trắc nghiệm 1 số em xác định còn sai, có câu còn chọn 2 phương án trả lời
-Trong phần tự luận ở câu 1 nhiều em chưa xác định được hàn ý trong câu nói.
-Phần tự luận viết đoạn văn nhiều em còn chép trong sách, chưa tự viết đoạn văn, nhiều em chưa chỉ ra thành phần biệt lập tình thái và cảm thán.
-Một số em viết đoạn văn hỗn độn, mỗi câu một nội dung.
- Một số em trình bày cẩu thả , viết sai chính tả (đầu dòng chưa viết hoa, tên riêng không viết hoa)
 * Sửa một số lỗi sai
Lỗi sai
Sửa lại
-Câu 1 : chọn A, B
-Câu 4: chọn C,D
-Câu 8 : chọn A,B
- Trùng trình
- Mùa suân
- Nốt chầm
- Nhà thơ muốn dân hiến
-chọn : C
-chọn : A
-chọn : C
-Chùng chình
- Mùa xuân
- Nốt trầm
- Nhà thơ muốn dâng hiến
* Tuyên dương một số bài làm tốt
 - Lò Thị Cu, Lò Thị Hồng, Lường Thị Nhung,
 * Tổng hợp điểm :
 +Giỏi : 2 +Trung bình: 19
 + Khá: 8 + Yếu, kém : 0
(1’) c. HS học và làm bài tập ở nhà
 -Tự chữa bài kiểm tra dựa vào đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 26 den het.doc