Kinh nghiệm Phân tích tác phẩm văn học

Kinh nghiệm Phân tích tác phẩm văn học

1- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v

 Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm văn học . Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó .

2- Phân tích tac phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu nhận xét đánh giá tac phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó . Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ thuật riêng . Nếu là tác phâm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung . Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự

Thì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật . Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi tả ,biện pháp tu từ ,sử dụng câu v.v )

3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau (Khái quát – phân tích - tổng hợp ) .

a- Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ ) .Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích .

b- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật .

c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .

d- Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật . Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp tu từ .

- Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ . Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác định nội dung tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm mà tác giả có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy . Khi làm bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài .

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm Phân tích tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI – Bài thứ sáu : Phân tích tác phẩm văn học 
Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v
 Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm văn học . Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó .
2- Phân tích tac phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu nhận xét đánh giá tac phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó . Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ thuật riêng . Nếu là tác phâm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung . Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự 
Thì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật . Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi tả ,biện pháp tu từ ,sử dụng câu v.v)
3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau (Khái quát – phân tích - tổng hợp ) .
Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ ) .Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích .
Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật .
Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .
Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật . Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp tu từ .
Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ . Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác định nội dung tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm mà tác giả có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy . Khi làm bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài .
4-Tìm hiểu đè :có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những vấn đề gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp .
- xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả là ai có đặc điểm gì ?
- Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật ,canh lao động hay cảnh nhàn du ,tự sự về cái gì hay trào phúng )
- Tìm hiểu đề rất cân thiết >đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng sẽ giúp dễ dàng hơn tring việc xây dựng dàn bài . Giúp không nhầm lẫn hoặc thiếu sót . Về xuất xứ ta có thể lấy nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh trung bình .Hoc sinh khá có thể mở bài theo các khác nhưng cũng không thể bỏ qua đươc phần xuất xứ . Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm 
5-Tìm ý :Tìm hiểu đề mới là tìm hiểu tổng quát .Tìm ýlà đi sâu vào chi tiết nội dung và nghệ thuật .
- Trước hết là xác định đề có bao nhiêu ý lớn để bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề (tuỳ theo đề bài ta có thể chia ra từ 2 đến 3ý là vừa nếu hơn thì nhiều quá sẽ vụn vặt )
- Đặt ra nhiều câu hỏi câu hỏi về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần phân tích rồi trả lời ,kể cả câu hỏi về tư liệu phụ (Khi viết thành bài các câu trả lời phải được liên kết chặt chẽ ,diễn đạt cho kín mạch văn )
 * Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
 (Viếng Lăng Bác - Viễn Phương )
Ta đặt câu hỏi như sau :
+ Khổ thơ có mấy ý ? Đó là những ý nào ? Các ý đó tập trung phản ánh nội dung gì của đoạn thơ ?
+ Điệp từ “Ngày ngày” diễn tả điều gì ? vấn đề đó ra sao ?
+ Từ “mặt trời” câu thứ hai chỉ ai ? Nghệ thuật được dùng ơ đây là gì ? Tác dụng của nó ra sao ? Hai từ “mặt trời” ở câu 1 và câu 2 khác nhau chỗ nào ?
+ Từ rất đỏ ý muốn nói điều gì ?
+Sao không nói đoàn người mà nói “dòng người”? Từ “dòng” biểu hiện thái độ gì của những người vào lăng viếng Bác ?
+Từ dâng thể hiện điều gì ?Tại sao lại “bảy mươi chín mùa xuân” ?
* Bài luyện tập :
 Tìm ý để phân tích khổ thơ sau :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
 Anh với tôi đôi người xa lạ
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
 Súng bên súng đâu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí ;
+Cách lập dàn ý :
Dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi theo một trình tự hợp ký nhất định đúng theo kiểu văn phân tích tác phẩm .
Dàn ý được trình bày bằng những câu ngắn gọn ,gạch đầu dòng tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh .
Mở bài : Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm , khái quat về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ( Nếu là đoạn trích thì nêu thêm ấn tượng của đoạn trích ) .
Thân bài : - Đoạn đầu của phần thân bài : Nêu cái nhìn tổng quát ban đầu tác phẩm sắp phân tích .
-Các đoạn sau cứ mỗi ý lớn thì dựng thành một đoạn theo sự sắp xếp khi tìm ý .
( Trong các ý lứn nên gạhj đầu dòng các ý nhỏ để tránh khi viết bị quên .)
Kết bài : Đánh giá một cách khái quát về tác phẩm vừa phân tích . Nêu một chút cảm nghĩ hoặc bài học cụ tuể được rút ra 
Cách phân tích thơ :
+ Muốn phân tích và bình giảng thơ cần phải nắm vững các thao tác sau :
 -Tìm hiểu giọng thơ xem : nhẹ nhàng hay ngọt ngào ,chậm rãi hay dồn dập , gân guốc hay uyển chuyển v.vvì giọng thơ thể hiện hồn thơ mà tác giả gửi gắm .
- Tìm hiểu cách ngắt nhịp bởi vì giọng thơ với cách ngắt nhịp và hiệp vần tạo nên nhạc thơ .
- Tìm “mắt thơ”: Đó là các từ gợi tả (gợi hình ,gợi cảm ,)
- Tìm phép tu từ : Đó là phép tu từ gi ?
+ Sau khi làm xong các thao tác trên .Muốn Phân tích và bình giảng ta nên đặ hệ thống câu hỏi sau : Với giọng thơ như thế nào ? Kết hợp với ( biện pháp nghệ thuật gì ?hoặc từ gợi tả nào để tạo nên ý gì ? biện pháp nghệ thuật tạo nên hình ảnh gì ? gây cảm xúc gì cho người đọc ?
Ví dụ : Phân tích và bình giảng hai câu thơ “Đoàn thuyền dánh cá” của Huy Cận :
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa .
 Với giọng thơ gân guốc kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên một cảnh hoàng hôn trên biển thật là tuyệt đẹp . Cái hay ở đây là Huy Cận đã đem hình ảnh mặt trời so sánh với hòn lửa rực hồng đang từ từ lặn xuống biển , tạo nên một quang cảnh hoàng hôn huy hoàng và tráng lệ trên biển làm ngây ngất người đọc .Nhưng khung cảnh ấy chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc rồi nhường chỗ màn đêm lan toả . Cách sử dụng phép nhân hoá ở đây thật là độc đáo vì tác giả đã gán hành động “Cài then” của con người cho sóng và Sập cửa” cho đêm để thể hiện sự dứt khoát của vụ trụ đoạn tuyệt với công việc để đi vào nghỉ ngơi thư giản . Trong khi đó con người lại bắt tay vào lao động , qua đó để thấy được tinh thần làm việc không quản ngày đêm của người dân làng chài .
VII – Bài thứ bảy : Cách viết mở bài
Khái niệm : Mở bài là phần đầu tiên ,là phần trước nhất đến với người đọc ,gây cho người đọc cảm giác và ấn tượng ban đầu về bài viết , tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn .
 -phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc thường báo hiệu một nội dung tốt . nên mở bài rất khó viết hay .
2- Cấu tạo của mở bài :
a- Về nội dung :
Mở bài thường có những bộ phận nhỏ sau :
+ Gợi mở vào đề :( Kiểu mở bài lung khởi )
 Nêu xuất xứ của đề , của nhận định 
 Nêu lý do đưa đến bài viết 
 + Giớ thiệu đề : Đây là trọng tâm của mở bài co nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà ta giải quyết ở phần thân bài :
Giới thiệu nội dung vấn đề .
Xác định phương hướng , phương pháp ,phạm vi mức độ giới hạn (nếu có )
Nếu đoạn thơ thì có thể trích dẫn .
B- Hình thức : Dung lượng và độ dài phải cân xứng với bài viết . Đặc biệt phải liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với kiểu bài .
 -Nên viết ngắn gọn , khéo léo ,gợi hứng thú .
 - Tránh viết vòng cèo mà không vào được vấn đề .
 - Tráng viết lan man không ăn khớp với các phần sau .
 - Tránh viết bay bướm cầu kỳ dài dòng làm phân tán sự chú ý người đọc .
Một số kiểu viết mở bài :
 - Giới thiếu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày .
 - Cách mở bai này nhanh gọn và giản dị dễ tiếp nhận thích hợp với những bài viết ngắn .
 - Nhược điểm nếu viết không khéo sẽ khô khan , ít hấp dẫn .
+ Sau đây là một số kinh nghiệm dạy làm mở bài cho học sinh :
Mở bài trực khởi: (trực tiếp )
Giới thiệu tac giả .(1) .
Giới thiệu tác phâm (2) và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ,(3)
Đánh giá sơ bộ về nội dung(4) +nghệ thuật .(5)
Với năm yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu mở bài như sau :
1 2 3 4 / 4 5
2 1 3 4 / 4 5
3 2 1 4 / 4 5
4 1 2 3 /5
5 3 1 2 / 4
*Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu .
- Ta viết mở bài như sau :Chính Hữu là một nhà thơ quân đội thường xuyên viết về đề tài người lính . Nhưng có lẽ thành công nhất là bài thơ “Đồng chí” đó là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong chin năm trường kỳ chống thực dân Pháp .Từ khi ra đời đến nay tác phẩm đã chiếm được cảm tình người đọc đặc biệt là các thế hệ học trò 
( Các kiểu khác thì chúng ta cũng vết tương tự )
Mở bài lung khởi : (Gián tiếp )
+ Là kiểu mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách so sánh, tương phản, nghi vấn giả định ,bằng cách đưa ra :
 - Một hình ảnh tương phản , đối lập .
 - Một hình ảnh so sánh .
- Một đánh giá một trích dẫn,một câu tục ngữ ,ca dao .
 - Một câu chuyện ngắn gọn .
 + mở bài lung khởi n ếukhéo viết thì rất sinh động gợi cảm,hấp dẫn gây hứng thú cho người đọc .
 + Nhận biết sự khác nhau :
 + Mô hình lung khởi 
So sánh tương phản
Trích dẫn văn thơ
Mẫu chuyện
 + Mô hình trực khởi
 -Tác phẩm -> Tác giả
 - Hoàn cảnh nghệ thuật
 - Khái quát về nội dung 
Ví dụ : Phân tích tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa 
 Buồn trông ngọn nước mơi sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
+ Tìm hiểu đề :
Thể loại : phân tích tác phẩm
Ý – Có 4 ý
Dàn bài
 + Mở bài :
Gợi mở vào đề -> gới thiệu tác phẩm :”Truyện Kiều” (1) ->tác giả Nguyễn Du (2) ->Hoàn cảnh thời phong kiến(3) ->Đánh giá khái quát về nghệ thuật (4) ->Nội dung (5) .
* Từ những yếu tố trên ,chúng ta có thể viết được các kiểu bài như sau :
1 - Gợi mở vấn đề : 123/45
2 - Gợi mở vấn đề : 213/45
3 - Gợi mở vấn đề : 321/45
4 - Gợi mở vấn đề  ... ich còn gọi là trình bày theo luận điểm .
3 - Cấu tạo của thân bài phân tích tác phẩm :
Khi phân tích một bài thơ hay đoạn thơ đoạn văn , chúng ta cần phân tich cả hai mặt nghệ thuật và nội dung . Như thế chúng ta có thể thực hiện phần thân bài phân tích tác phẩm theo các kiểu như sau :
 - Kiểu 1 : Phân tích nghệ thuật -> phân tích nội dung
 - Kiểu 2 : Phân tích nội dung -> phân tích nghệ thuật .
 - Kiểu 3 : Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung .
 - Kiểu 4 : Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung .
NT -> ND
ND -> NT
NT -> BND
BNT -> PTND
Kiểu 1 :
 NT -> ND
 Phân tích nghệ thuật -> Phân tích nội dung
ví dụ : Phân tích bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
+Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ ( NT -> ND ).
Nghệ thuật : Giọng thơ + Phép ẩn dụ + từ ngữ gợi tả
Nội dung : “Thân em” phân tích . “Vừa trắng lại vừa tròn” Phân tích .
+ Ý 2 :Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .( NT -> ND )
- Nghệ thuật : Nhịp điệu + Thành ngữ
- Nội dung : “Bảy nổi ba chìm” -> Phân tích .
+ Cách viết như sau :
Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ tạo ra hình ảnh so sánh ngầm kín đáo , sâu sắc Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng “thân em” . Đang miêu tả bánh trôi nước mà lại như thế chắc nhà thơ muốn gợi cho ngườ đọc nhớ về câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa sa
 Đay là cách xơng hô khiêm tốn của ngườ phụ nữ nước ta khi nói về mình . Nhưng những từ ngữ gợi tả tiếp theo lại không dấu được niềm kiêu hạnh tự hào của họ . Hình ảnh “trắng ,tròn” vừa miêu tả được màu sắc của bánh trôi nước . Nhưng lại đề cao được vẻ đẹp người phụ nữ đến dễ thương . Tuy đẹp vậy nhưng số phận của họ lại rơi vào cảnh :
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Nhịp điệu của bài thơ tư nhiên trầm lắng chậm dần khi nhà thơ đang vui lại hoá buồn , đang tự hào kiêu hạnh bổng im lặng cúi đầu trước “bảy nổi ba chìm” . Cách sử dụng thành ngữ ở đây thật là độc đáo vì qua hình ảnh đó vừa nói lên được cách luộc bánh lại vừa cho người đọc hiểu được cuộc đời lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ đương thời.
 Bài tập 
 Phân tích theo kiểu 1 ( NT -> ND ) Khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”
của nhà thơ Huy Cân .
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Tìm ý và “nhạn tự” : 
+ Câu 1: Về ý : Cảnh hoàng hôn trên biển
 “Nhạn tự” : NT -> Giọng thơ + nghệ thuật so sánh
 ND -> Như hòn lửa
+ Câu 2 : Về ý : Cảnh vũ trụ vào đêm
 “Nhạn tự” : NT -> Nhịp điệu + biện pháp nhân hoá
 ND -> Cài then sập cửa
Phân tich hai câu thơ đầu :
 Mở đầu với giọng thơ mạnh mẽ gân guốc kết hợp với nghệ thuật so sánh cụ thể sinh động . Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như một hòn lửa rực hồng ,tạo nên một không gian huy hoàng rực rỡ làm ngây ngất người đọc trước vẻ đẹp của trời biển lúc hoàng hôn . Nhưng cảnh tượng ấy chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Nhịp diệu thơ bổng chậm dần , trầm lắng kết hợp với hình ảnh nhân hoá sáng tạo đem hành đông “cài then , sập cửa” gán cho sóng và đêm . Đã tạo nên thái độ dứt khoát của vũ trụ ngừng hoạt động đi vào nghỉ ngơi thư giãn . Màn đêm đã lan toả , cảnh trên biển thật là bình yên .Trong hoàn cảnh đó lại xuất hiên hình ảnh mới :
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Kiểu 2 :
 ND -> NT
 ( Phân tích nội dung -> Phân tích nghệ thuật )
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ đầu của “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
+ Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ
 ND -> Thân em 
 NT -> Nghệ thuật ẩn dụ + giọng thơ -> Phân tích
 Từ ngữ gợi tả -> phân tích 
+ Ý 2 : Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .
 ND -> Bảy nổi ba chìm .
 NT -> Nhịp điệu + Cách sử dụng thành ngữ -> phân tích .
+ Cách phân tích :
 Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “thân em” làm cho người đọc nhớ đến câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa rào
 Cách xưng hô thật là nhẽ nhàng êm dịu của người phụ nữ khi nói về bản thân mình . Trong câu thơ này , người đoc thưởng thức được cái biệt tài sử dụng phép tu từ ân dụ của nhà thơ . Với lối so sánh ngầm sâu sắc kín đáo làm cho người đọc vừa hiểu được bánh trôi nước vừa nghĩ ngay đến vẻ đẹp kiều diễm của người phụ nữ . đó là một vẻ đẹp hoàn mỹ . Đọc câu thơ ta còn thấy được nữ sĩ là bậc thầy về sở dụng tờ ngỡ gợi tả . Vì qua hai từ “Trắng , tròn” vừa miêu tả được màu sắc và hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa đề cao được cái vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt Nam . Tuy đẹp là vậy nhưng cuộc sống của họ lại phải chịu cảnh :
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Dưới ngòi bút trữ tình của Bà chúa thơ nôm ,số phận người phụ nữ dưới xã hội phong kiến được diễn tả như thế nào ? Họ phải sống trong một chế độ đầy áp bức bát công phải chịu cảnh “Bảy nổi ba chìm” . Thành ngữ xuất hiện trong câu thơ này đã được tác giả khéo kéo sử dụng kết hợp với nhịp điệu trầm lắng chậm dần cho ta thấy được cách luộc bánh nhưng cũng hiểu được số phân lênh đênh bạc mệnh của người phụ nữ ngày xưa .
+ Bài tập :
 Phân tích theo kiểu 2 : ( ND -> NT ) Hai câu thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa .
+ Ý 1 : Cảnh hoàng hôn trên biển ( ND -> NT )
Nhạn tự : ND -> như hò lửa
 NT -> Giọng thơ + biện pháp so sánh -> Phân tích
+ Ý 2 : Cảnh vũ trụ vào đêm ( ND -> NT )
Nhạn tự : ND -> “ Cài the , sập cửa”
 NT -> Nhịp điệu + Nghệ thuật nhân hoá -> Phân tích 
+ Cách viết như sau :
 Mở đầu nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp , đó là hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như hòn lửa rực hồng . Với giọng thơ khoẻ mạnh gân guốc lại được tăng thêm hình ảnh so sánh sáng tạo của nhà thơ . Ở đây mặt trời được ví “như hòn lửa” khiến người đọc liên tưởng đến hình dáng tròn trịa và màu sắc rực rỡ của vầng thái dương tạo thanh một phong cảnh huy hoàng rực rỡ của buổi hoàng hôn trên biển làm ngây ngất lòng người trước cảnh đẹp của trời biển việt nam .Nhưng khung cảnh đó chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Cảnh màn đêm đã dược tac giả miêu tả bằng hình ảnh sóng bắt đầu “cài then” đêm ra tay “sập cửa” . Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ hơnhs thú kết hợp với nhịp điệu chậm dần trầm lắng cho thấy vũ trụ đã đoạn tuyệt với công việc đi vào nghỉ ngơi thư giản . Chính lúc đó con người lại bắt tay vào lao động .
Kiểu 3 :
 NT -> Bình nội dung
 Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung
a- Bình nội dung :
 -Là so sánh ý của câu thơ đang phân tích với ý tương đương trong câu thơ của những nhà thơ nhà văn khác .
 - Có hai kiểu so sánh ý thơ : So sánh tương đồng 
 So sánh tương phản
+ So sánh tương đồng :
Ví dụ : Phân tích câu thơ đầu tiên của bài thơ “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương .
Ý : Vẻ đẹp người phụ nữ .
NT : Giọng thơ + ngệ thuật ẩn dụ + từ ngữ gợi tả -> phân tích 
ND : Thân em -> Bình
 Vừa trắng , vừa tròn -> Bình
Cách viết như sau :
 Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với biện pháp ẩn dụ tạo nên hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc kín đáo . Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “Thân em” . Đang miêu tả bánh trôi nước mà thốt lên như vậy chắc rằng nhà thơ muốn gợi cho người đọc nhớ đến câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa rào 
 Đây chính là cách xưng hô khiêm tốn của người phụ nữ việt Nam khi nói về mình . Nhưng những từ gợi tả tiếp theo lại không dấu được vẻ tự hào kiêu hạnh của họ .Hình ảnh trắng tròn vừa miêu tả được mài sắc hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa nói lên được vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ nước ta . Vẻ đẹp ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du đề cao trong ý thơ tương tự :
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hay :
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+ So sánh tương phản :.
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ :
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
Ý : Cống hiến suốt đời cho đất nước , cho cách mạng .
Cách viết như sau :
 Nhịp điệu thơ dồn dập lôi cuốn , được tăng thêm bằng điệp từ “Dù là” được lặp đi ,lặp lại như các đợt sóng xô liên tiếp vào bờ . Như thúc dục mọi người phải góp sức mình dựng xây đất nước giàu đẹp, cống hiến cả cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi” cho đến khi “tóc bạc” mà không tính gì đến thiệt hơn . Quan niệm đó khác hẳn với các nhà thơ trước đây :
 Công danh đã được hợp về nhà
 Lành dữ âu chi thế nghị khen
 ( Thuât hứng - Nguyễn Trãi )
-Kiểu 4 :
 Bình NT -> PTND
 Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung
+ Bình nghệ thuật :
Là so sánh nghệ thuạt câu thơ đang phân tích với các biện pháp tu từ người viết đặt ra để so sánh hoặc các biện pháp tu từ của các nhà văn nhà thơ khác .
 Thông thường người ta bình nghệ thuật của ;
 a- Từ ngữ gợi tả .
 b- Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ .v.v
 * Bình các từ gợi tả :
Ví du : Phân tích hai câu thơ trong bai “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
 Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc .
Ý : Cảnh mùa xuân xứ Huế :
 NT : giọng thơ + từ gợi tả
 ND : Dòng sông xanh , bông hoa tím biếc .
 Mở đầu bài thơ Thanh Hải vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp với những nét chấm phá giữa cái nền “Dòng sông xanh” nổi bật “Một bông hoa tím biếc” . Tại sao nhà thơ lại không tô ddieemrcho bức tranh ấy bằng hình ảnh của hoa mai ,hoa đào mà lại vẽ nên một gam màu tím ? Vì hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền Bắc , còn mai vàng là mùa xuân của phương nam .Bởi vậy chỉ có màu sắc tím mới là đặc trưng của mùa xuân xứ Huế . Đó là màu sắc trang nhã ,tươi mát ,tràn đầy sức sống làm say đắm lòng người. Đó cũng chính là cảm hứngtừ tà áo dài cô gái Huế :
 Cô gái Huế vẫn thiết tha trong tà áo tím 
 Giữ bên anh bao kỷ niệm tháng năm nào!
* Bình giảng phép tu từ :
 + Ví dụ : Bình giảng câu thơ “ Cổ tay em trắng như ngà”
PT : Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh thật là độc đáo . Đem cổ tay người con gái để ví von “Trắng như ngà” .Tại sao lại không so sánh cổ tay em gái trắng như tuyết , như bông ? Vi trắng như tuyết chỉ diễn tả được màu trắng nhưng lạnh lẽo quá . Còn trắng như bông thì thật là nhẹ và xốp . Như vậy cổ tay em trắng như ngà là đẹp và hợp lý nhất . Bởi vì so sánh như vậy vừa diễn tả được cổ tay trắng trẻo nhưng lại rất khoẻ mạnh quý phái tạo nên một hình ảnh đẹp về bàn tay người con gái Việt Nam .
IV – Bài thứ chín : Cách viết kết bài
Khái niệm : Kết bài là phần sau cùng của bài văn . Đây là phần đóng lại sau khi đã viết xong phần mở bài và thân bài . THông thường gồm các ý sau :
 Đánh giá tổng quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
 Có thể rút ra bài học hoặc nêu suy nghĩ .
Các yếu tố viết kết bài :
Tác phẩm(1) -> Tác giả(2) -> Nghệ thuật(3) -> Nội dung(4) .
Với bốn yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu sau :
 1,2,3,4
 2,1,3,4
 3,2,1,4
 4,2,1,3

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_phan_tich_tac_pham_van_hoc.doc