Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 142 đến tiết 145

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 142 đến tiết 145

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG :

PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Củng cố , khắc sâu những kiến thức làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .

 2. Kỹ năng : Viết được bài văn trình bày một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương với ý kiến đề xuất cụ thể ; đảm bảo đúng hình thức bài văn hoàn chỉnh .

 3. Thái độ : Có ý thức xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn bài .

 - HS : đem bài văn đã viết theo.

C. Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS

 2. Bài cũ :

 3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy

 * Tiến trình bài dạy :

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 142 đến tiết 145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30	 NS : 21/03/10
Tiết : 142	 ND : 23/03/10
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG :
PHẦN TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố , khắc sâu những kiến thức làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
	2. Kỹ năng : Viết được bài văn trình bày một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương với ý kiến đề xuất cụ thể ; đảm bảo đúng hình thức bài văn hoàn chỉnh .
	3. Thái độ : Có ý thức xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài .
	- HS : đem bài văn đã viết theo.
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ :
	3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy 
	 * Tiến trình bài dạy :
* Ôn tập nội dung :
- Trong chương trình địa phương tiết 101, yêu cầu
 các em làm gì ?
- Em đã chọn sự việc, hiện tượng gì? 
- Đã trình bày thành một bài văn nghị luận chưa?
* Hướng dẫn thực hành:
- Gọi HS đọc bài văn của mình:
- Lớp nhận xét:
- Bài có đủ bố cục ba phần chưa?
- Đã nêu sự việc, hiện tượng gì?
- Đã có dủ các biểu hiện của hiện tượng chưa?
- Bạn có chỉ rõ nguyên nhân chưa?
- Bài đã nêu được tác hại ( lợi ích) chưa?
- Bạn nêu kiến nghị gì ? 
- GV nhận xét, phát huy, cho điểm .
I. Nội dung : 
1. Yêu cầu: 
- Viết thành bài văn nghị luận :
- Vấn đề : một sự việc, hiện tượng ở địa phương .
II. Thực hành:
1. HS đọc bài văn :
- Sự việc, hiện tượng : 
- Suy nghĩ :
+ Biểu hiện :
+ Nguyên nhân :
+ Tác hại (hay lợi ích):
+ Biện pháp (kiến nghị):
III. Nhận xét chung :
- Phát huy bài văn khá.
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- GV thu bài, nhận xét chung tiết học .
	- Soạn bài :”Biên bản”
Tuần : 30 	 NS : 23/03/10
Tiết : 143 Tập làm văn	 ND : 25/03/10
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố , khắc sâu những kiến thức làm văn nghị luận văn học : tác phẩm thơ .
	2. Kỹ năng : Nhận biết ưu điểm, những khuyết điểm và nguyên nhân để có hướng sửa chữa .
	3. Thái độ : Gợi lòng yêu thích văn chương .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài ; bài Tập làm văn đã chấm ; bảng phụ .
	- HS : Học lại những bài TLV nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS
	2. Bài cũ : 
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc lại đề: 
- Đề yêu cầu làm gì?
- Vấn đề nghị luận ở dây là gì ?
- Em dựa vào đâu để viết thành bài văn ?
- Phần mở bài em viết nội dung gì?
- Đã có đủ tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 
chưa?
-Phần thân bài gồm mấy đoạn?
- Về nội dung bài thơ, em phân tích những luận
 điểm nào ?
- Có cần phân tích hình ảnh những chiếc xe không
 kính không?Vì sao?
- Người lính trong bài thơ có những phẩm chất nào?
- Về nghệ thuật bài thơ có những nét gì đáng chú ý?
- Phần kết bài là nội dung gì? 
- HS trả lời – GV chốt ý :
- Treo bảng phụ (Dàn ý)
* Hướng dẫn chữa đoạn văn:
- Bảng phụ : Đoạn văn của HS .
- Đoạn văn nằm ở phần nào của bài văn ?
- Vì sao em biết ?( khái quát nội dung bài thơ và
 có gợi lòng biết ơn )
- Về hình thức câu, từ trong đoạn văn bạn sử dụng
 như thế nào?
- Em hãy viết lại thành đoạn văn đúng?
- HS lên bảng viết – lớp nhận xét
- GV nhận xét : phát huy em khá .
+ Đoạn văn: 
 Qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp của 
người lính lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Chính họ, những người lính hiên ngang, dũng cảm , đã làm nên chiến thắng để có cuộc sống hòa bình
 hôm nay. Chúng ta luôn biết ơn, kính trọng và 
học tập phẩm chất cao đẹp ở họ .
- HS đọc
* Nhận xét chung :
- GV nêu những ưu khuyết điểm chung 
- Nguyên nhân : chưa thuộc bài thơ, chưa chú ý 
sử dụng từ ngữ cho phù hợp,
- GV đọc bài khá 
I. Hướng dẫn chung:
Đề : Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận : Tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm của người lính lái xe.
2. Dàn ý:
A. Mở bài :
- Giới thiệu bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .
- Bài thơ thể hiện tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm của người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mỹ.
B. Thân bài :
 a) Hình tượng người lính :
- Hình ảnh những chiếc xe không kính .
- Làm rõ người lính lái xe:
+ Ung dung, lạc quan 
+ Hiên ngang, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ.
+ Thắm tình đồng chí, đồng đội.
+ Với lòng yêu nước, khát vọng thống nhất .
 b) Về nghệ thuật :
- Ngôn ngữ đời thường .
- Giọng thơ, hình ảnh thơ mới mẽ, độc đáo .
C. Kết bài:
- Giá trị bài thơ – gợi lòng kính yêu, biết ơn anh bộ đội 
II. Sửa chữa: 
 Qua bài thơ cho chúng ta thấy được hình ảnh người lính hiên ngang dũng cảm họ đã làm nên chiến thắng và vẻ đẹp của người lính lái xe từ trường sơn để chống mĩ nên chúng ta cần có lòng biết ơn kính trọng nhờ có họ mà chúng ta được hòa bình do sự hi sinh của người lính lái xe thời chống mĩ .
-> Đoạn kết bài.
- Chưa chấm câu, dùng từ sai chính tả.
- Diễn đạt ý chưa rõ .
III. Nhận xét chung :
- Đủ bố cục ba phần : đủ ý theo dàn bài.
- Hiểu được vấn đề nghị luận .
- Nhưng ý chưa thật, còn chép sách !
- Nhiều bài diễn đạt chưa rõ ý .
- Nhiều bạn dùng từ sai, lặp quan hệ từ, danh từ riêng chưa viết hoa, 
- Chưa chấm câu, chưa chia đoạn,
	* Xếp loại :
Tổng số HS
Kém
Yếu
T.bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học ôn lại các tiết văn nghị luận đã học.
	- Soạn bài : “Biên bản” : sưu tầm vài biên bản em biết .
Tuần : 30	 NS : 23/03/10
Tiết : 144 Tập làm văn	 ND : 25/03/10
BIÊN BẢN 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là biên bản, trình tự đề mục một biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 
	2. Kỹ năng : Biết viết được một biên bản hoản chỉnh.
	3. Thái độ : Có ý thức viết biên bản trong các buổi sinh hoạt tập thể .
B. Chuẩn bị: 
	- GV : Soạn bài ; biên bản mẫu.
	- HS : Soạn bài, sưu tầm biên bản .
C. Tiến trình bài dạy :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ :
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Trong các tiết sinh hoạt lớp các em thường nghe thư ký đọc lại biên bản của bạn viết . Vậy viết một biên bản như thế nào? – Hôm nay các em sẽ tìm hiểu .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của văn bản:
- HS đọc hai văn bản:
- Văn bản 1 : ghi lại sự việc gì?Thuộcloại biên bản 
gì ?
- Văn bản 2 : ghi lại sự việc gì? Thuộc loại biên
 bản gì?
- Một biên bản hoàn chỉnh cần đạt những yêu cầu
 gì về nội dung và hình thức ?
- Trong thực tế em còn gặp những loại biên bản
 nào khác nữa?
* Hướng dẫn cách viết một biên bản:
- Một biên bản thường chia làm mấy phần ?
- Phần mở đầu gồm những mục nào?
- Tên biên bản phải viết như thế nào?( Chữ in hoa)
- Phần nội dung biên bản ghi những gì?
- Cách ghi phần nội dung phải như thế nào?
( đầy đủ, trung thực, chính xác )
- Phần kết thúc gồm những mục nào?
- Lời văn trong một biên bản phải như thế nào?
( ngắn gọn, chính xác)
- HS trả lời – GV chốt ý ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập : 
- HS đọc bài 1 : Nêu yêu cầu?
+ Thảo luận :( mỗi nhóm một tình huống)
- GV thêm tình huống :
 g) Lớp có một bạn vi phạm nội quy
- Hãy xác định mỗi tình huống sẽ viết văn bản gì?
- Nhóm ghi bảng phụ : lớp nhận xét
- GV khái quát : phát huy nhóm khá
- HS đọc bài 2 :Yêu cầu?
- Viết phần mở đầu và các mục lớn phần nội dung 
và phần kết thúc biên bản sơ kết thi đua chào mừng
 ngày 26/3 của lớp em ?
- HS viết nháp 
- GV gọi HS đọc : lớp nhận xét 
- GV phát huy em ghi khá .
I. Đặc điểm của văn bản :
 1. Hai văn bản:
- Văn bản 1: Biên bản sinh hoạt chi đội .
-> Biên bản hội nghị .
- Văn bản 2: Biên bản giao trả tang vật .
-> Biên bản sự vụ .
 2. Yêu cầu của một biên bản :
- Về nội dung : ghi chép cụ thể, trung thực, chính xác, đầy đủ sự việc.
- Về hình thức: câu ngắn gọn, số liệu chính xác.
 3. Các loại biên bản :
- Biên bản bàn giao, Xử lý HS vi phạm, Họp thôn, 
II. Cách viết một biên bản:
A. Phần mở đầu:
- Tên hiệu nước .
- Tên biên bản.
- Thời gian :
- Địa điểm :
- Thành phần tham dự :
B. Phần nội dung:
- Diễn biến và kết quả sự việc.
C. Phần kết thúc:
- Thời gian 
- Chữ ký của chủ tọa và thư ký .
* Ghi nhớ: (126)
III. Luyện tập :
 1. Tình huống :
a) Biên bản.
b) Giấy đề nghị.
c) Biên bản xử lý tai nạn giao thông .
d) Biên bản nghiệm thu.
e) Bản kiểm điểm .
g) Biên bản .
 2. Viết phần mở đầu:
 Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam 
 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.
 BIÊN BẢN
 SƠ KẾT THI ĐUA CHÀO MỪNG NGÀY 26/3
* Phần mở đầu :
- Hôm nay, ngày 
- Tại phòng học lớp : 9 a
- Lớp 9 a 4 tổ chức sinh hoạt lớp, dưới sự chủ tọa của:
+Chi đội trưởng : 
+ Thư ký : 
- Thành phần tham dự : 
* Phần nội dung:
 1) Chi Đội trưởng báo cáo kết quả thi đua:
 2) Ý kiến thảo luận bổ sung:
 3) Ý kiến đại biểu :
* Phần kết thúc:
- Cuộc họp kết thúc lúc 
- Chủ tọa (ký tên) - Thư ký (ký tên)
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài, ghi nhớ .
	- Soạn bài : “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” : 
+ Tóm tắt đoạn trích .
	+ Trả lời câu hỏi SGK.
Tuần 30 	 NS : 24/03/10
Tiết : 145	 ND : 26/03/10
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
	( Trích: “Rô-bin-xơn Cru-xô” ) – Đ . Đi-phô.
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức : Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô –bin –xơn một mình trên đảo hoang ,bộc lộ qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật ; nghệ thuật vẽ chândung nhân vật đặc sắc của tác giả 
2. Kĩ năng: Rèn đọc, cảm thụ, phân tích được đoạn trích 
3. Thái độ :Giáo dục tinh thần vượt khó, biết khắc phục khó khăn .
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài, đọc truyện, nắm nội dung.
- HS : Soạn bài .
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số của lớp.
2.Bài cũ: -Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho tác phẩm là “Những ngôi sao xa xôi”,nhan đề đó gợi cho em cảm nhận gì ?
 -Hãy khái quát những nét phẩm chất chung và riêng của Phương Định, Nho, Thao ?
3. Bài mới: *Giới thiệu: Nhắc lại nhà văn Pháp H.Ten với tác phẩm “Chó sói ” liên hệ qua nhà văn Anh Đ. Điphô thế kỷ XVIII với đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- HS đọc chú thích sao:
- Hãy nêu những nét chính về tác giả?
- Nêu xuất xứ văn bản? ( GV tóm tắt truyện SGV)
- Đoạn trích cho em biết điều gì?(Kể lúc Rô-bin-xơn ở trên đảo hoang đã 15 năm)
 * Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: 
- Chú ý đọc giọng trầm tĩnh ,vui,pha chút hóm hỉnh .
- GV đọc -> HS đọc tiếp : hỏi từ khó
- Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Trong đoạn trích Rô-bin-xơn kể lại sự việc gì?Dựa các sự việc em có thể chia bố cục thành mấy đoạn?Nội dung mỗi đoạn?(Đ1: đoạn đầu ; Đ2: đến “súng của tôi” ; Đ3: còn lại)
- Vì sao “tôi” tả diện mạo của “ tôi” ngắn nhất?lại để ở cuối đoạn trích?(“tôi” chỉ tả được những gì tôi thấy)
- Nhân vật đã tự cảm nhận về chân dung bản thân mình như thế nào ?Qua tưởng tương như thế nào?
- Chân dung của tôi có gì đặc biệt mà làm cho mọi người hoảng sợ ?
- Trang phục ? Trang bị ? 
-Qua tìm hiểu em thấy tác giả sử dụng nghệ thuật gì là chính?
- Từ đó cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn như thế nào?
- Với cuộc sống như vậy nhưng em thấy Rô-bin-xơn có than thở gì không?
- Khi kể về mình với giọng kể như thế nào?
- Qua đó giúp em hiểu Rô-bin-xơn là người như thế nào?
+ Thảo luận:
- Qua nhân vật Rô-bin-xơn em rút ra bài học gì?
- Nhóm ghi bảng phụ: lớp nhận xét
- GV khái quát ý : phát huy nhóm khá.
* Hướng dẫn tổng kết :
- Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật?
- Giúp em hiểu nội dung gì?
- HS trả lời 
- GV chốt ghi nhớ :
- HS đọc ghi nhớ SGK
* hướng dẫn luyện tập:
- Chú ý đọc với giọng tự nhiên, pha chút hóm hỉnh.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả Đaniel Điphô( 1660-1731)
- Nhà văn nổi tiếng của Anh thế kỷ XVIII.
- Đến năm 60 tuổi mới viết văn .
2.Tác phẩm :
- Viết năm 1719 :hình thức tự truyện .
II. Đọc –Hiểu văn bản 
1. đọc, Từ khó:
2. Bố cục: 3 đoạn :
Đ1: giới thiệu chung về mình.
Đ2: trang phục và trang bị dụng cụ sinh hoạt.
Đ3: Diện mạo.
3. Phân tích:
a) Chân dung tự họa của Rô-bin-xơn :
- Nếu đi ở Anh như vậy mọi người sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười .
- Trang phục: mũ, áo, quần, ủng, dù đều bằng da dê.
- Trang bị : cưa, rìu con, túi thuốc đạn, súng, gùi 
- Diện mạo : bộ ria mép kiểu Hồi giáo.
-> Miêu tả chi tiết cụ thể, giọng tự nhiên hóm hỉnh .
=> Một mình giữa đảo hoang, đầy gian nan vất vã, thiếu thốn ; nhưng đã tự trang bị cho mình vật dụng để sống được.
b) Tinh thần của Rô-bin-xơn :
- Kể về mình mà không có một lời than thở .
-> Giọng kể hóm hình, tự tin 
=> Người lạc quan, biết khắc phục khó khăn thiếu thốn đểû thích nghi với cuộc sống 
=> Con người phải biết khắc phục khó khăn , lạc quan, tự tin .
III. Tổng kết :
- Văn tự thuật, giọng hài hước, tự nhiên .
- Tinh thần lạc quan của Rôn-bin-xơn .
- Ghi nhớ (130)
IV. Luyện tập :
1. Rèn đọc:
4. Hướng dẫn về nhà :
- Nắm cốt truỵên, học bài, ghi nhớ 
- Soạn bài : “Tổng kết về ngữ pháp”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t30.doc