Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 15 đến tiết 23

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 15 đến tiết 23

Tiết 15: Chuyên đề 4:

 RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Giúp học sinh:

 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.

 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.

 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.

 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc.

* Trọng tâm: Phần I

II- Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn, tài liệu

- HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.

III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 15 đến tiết 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/1/2009 
Ngày giảng: 12/1/2009	Tiết 15: Chuyên đề 4: 
 Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35’)
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- HS đọc ví dụ Bệnh lề mề
- GV: Trong bài Bệnh lề mề người viết đã trình bày những gì?
- HS trả lời.
- GV: Tại sao tác giả lại nói đó là vấn đề có ý nghĩa đối với xã hội?
HS trao đổi, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV: Em đánh giá như thế nào về vấn đề tác giả đưa ra?
GV: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội ?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội có yêu cầu như thế nào về mặt nội dung?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: yêu cầu như thế nào về mặt hình thức của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội như thế nào?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Để làm tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội cần tuân theo những bước nào?
- GV: Bước tìm hiểu đề cần làm những gì?
- HS trả lời.
- GV: Để tìm ý cho bài tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội cần làm như thế nào?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Dàn ý bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội cần có mấy phần? Phần mở bài cần làm gì?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
+ Nội dung của phần thân bài?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
- GV chốt.
+ Phần kết bài cần làm rõ điều gì?
- HS trả lời.
- GV chốt.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (3’)
GV: Khái quát bài 
I- Bài học:
I/ Nghị luận xã hội:
A- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1- Đặc điểm yêu cầu:
* Ví dụ: Bệnh lề mề.
-> Trong bài Bệnh lề mề người viết đã trình bày quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề có ý nghĩa xã hội đáng phê phán, cần khắc phục mà tác giả gọi nó là một căn bệnh cần chữa trị: Bệnh lề mề. Nói nó là vấn đề có ý nghĩa đối với xã hội bởi nó đang tràn lan trong nhiều cơ quan, đoàn thể, nó tồn tại trong ý thức mỗi con người, trở thành thói quen xấu, một căn bệnh khó chữa.
* Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Yêu cầu về nội dung bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề: phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
* Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
2- Kỹ năng, phương pháp nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
a- Ngoài những phương pháp chung, cách làm kiểu bài nghị luận này gồm các bước: 
* Tìm hiểu đề:
- Tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cuộc sống để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm.
* Tìm ý:
- Nắm vững các chi tiết cơ bản của sự việc, hiện tượng.
- Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự.
- Phân chia vấn đề thành từng mặt để phân tích, giảng giải, bày tỏ ý kiến.
* Dàn ý: 
- Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc, hiện tượng.
- Thân bài: 
+ Tóm tắt sự việc, hiện tượng.
+ Lần lượt phân tích từng mặt của vấn đề.
- Kết bài: Tổng hợp sự phân tích để rút ra kết luận.
b- Khi phân tích, có thể phối hợp sử dụng phép chứng minh, giải thíchKhi tổng hợp, có thể khẳng định, phủ định, khuyên răn, kiến nghị
II- Luyện tập:
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn: 16/2/2009 
Ngày giảng: 19/2/2009	Tiết 16: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Luyện tập: (35’)
Bài tập 1:
Lấy nhan đề “ Những người không chịu thua số phận”, hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó.
- HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
- GV: Để làm tốt bài nghị luận này cần phải tìm những ý nào?
- HS trả lời
- HS bổ sung
- GV chốt.
- GV: Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
- GV: Phần mở bài cần nêu những ý gì?
- HS trả lời
- GV: Phần thân bài có mấy vấn đề cần đề cập đến? Đó là những vấn đề gì?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
- GV chốt.
- GV: Phần kết bài cần làm gì?
- HS trả lời.
- GV chốt.
Bài tập 2:
Qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, em có suy nghĩ gì về trí tuệ Việt Nam.
- GV: Trình bày ý hiểu của em về đề bài?
- GV: Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
- GV: Phần mở bài cần nêu những ý gì?
- HS trả lời
- GV: Phần thân bài có mấy vấn đề cần đề cập đến? Đó là những vấn đề gì?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
- GV chốt.
- GV: Phần kết bài cần làm gì?
- HS trả lời.
- GV chốt.
Hoạt động 3: 
Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
I/ Nghị luận xã hội:
A/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
II- Luyện tập:
Đề I: 
a- Mở bài: 
Dẫn dắt vào vấn đề: những số phận không may và nghị lực vượt qua số phận.
b- Thân bài:
* Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận; kể vắn tắt về một số tấm gương tiêu biểu ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
* Suy nghĩ của bản thân về những con người ấy:
- Khâm phục tinh thần vượt khó ở họ.
- Nhận thức sâu sắc về cội nguồn sức mạnh nghị lực của họ:
+ ý thức của họ về giá trị sống của bản thân mỗi người.
+ ý chí quyết tâm mãnh liệt.
+ Được mọi người động viên tiếp sức.
+ Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội đối với họ.
+ Cảm thông, tôn trọng, tôn vinh họ.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của bản thân.
c- Kết bài:
- Khẳng định họ là những tấm gương tiêu biểu.
- Soi vào họ, mỗi người phải biết tự vươn lên không ngừng.
Đề II: 
a- Mở bài:
- Hiểu học là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam.
- Học sinh đạt giải trong kỳ thi quốc tế luôn là niềm tự hào của thế hệ trẻ nói riêng và cả nước nói chung.
b- Thân bài:
* Những thành quả trí tuệ của học sinh Việt Nam trong các kỳ thi quốc tế.
- Các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế là một sân chơi trí tuệ cho những người trẻ tuổi.
- Những thành tích cao mà học sinh Việt Nam đạt được.
+ Những thứ hạng và những giải đặc biệt của các môn dự thi.
+ Đánh giá của bạn bè quốc tế.
*Suy nghĩ của bản thân về trí tuệ Việt Nam:
c- Kết bài:
 Nhấn mạnh niềm tự hào, sự tôn vinh, lòng biết ơn những người đã đem vinh quang về cho Tổ quốc.
Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn: 23/1/2009 
Ngày giảng: 26/1/2009	Tiết 17: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35’)
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- HS đọc ví dụ Chí mạo hiểm
- GV: Trong bài Chí mạo hiểm người viết đã trình bày những gì?
- HS trả lời.
- GV: Tại sao tác giả lại nói đó là vấn đề tư tưởng, đạo lý?
HS trao đổi, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV: Em đánh giá như thế nào về vấn đề tác giả đưa ra?
GV: Thế nào là nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Bài nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý có yêu cầu như thế nào về mặt nội dung?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: yêu cầu như thế nào về mặt hình thức của bài nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý như thế nào?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Để làm tốt bài nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý cần tuân theo những bước nào?
- GV: Bước tìm hiểu đề cần làm những gì?
- HS trả lời.
- GV: Để tìm ý cho bài tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý cần làm như thế nào?
- HS trả lời.
- GV chốt.
- GV: Dàn ý bài nghị luận về một một vấn đề tư tưởng, đạo lý cần có mấy phần? Phần mở bài cần làm gì?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
+ Nội dung của phần thân bài?
- HS trả lời.
- HS bổ sung
- GV chốt.
+ Phần kết bài cần làm rõ điều gì?
- HS trả lời.
- GV chốt.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (3’)
GV: Khái quát bài 
I- Bài học:
B- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
1- Đặc điểm yêu cầu:
* Ví dụ: Chí mạo hiểm.
-> Văn bản đề cập đến một vấn đề tư tưởng của con người: chí mạo hiểm- yếu tố quyết định thành công của mỗi người. 
* Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người .
* Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tíchđể chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
* Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
2- Kỹ năng, phương pháp nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
* Tìm hiểu đề:
Nội dung tư tưởng nêu trong đề bài thường được đúc kết trong tục ngữ, danh ngôn, do đó phải tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh để xác định đầy đủ, chính xác vấn đề, xác định đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của bài sẽ viết.
* Tìm ý:
Phân chia vấn đề thành các luận điểm. Muốn vậy phải đưa vấn đề gắn với những câu hỏi tìm ý. Thường là câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai thế nào? Có tác dụng gì? Biểu hiện ra sao? Cần ...  công cộng chính là bảo vệ bản thân mỗi người.
Ngày soạn:13/2/2009 
Ngày giảng: 16/2/2009	Tiết 20: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
C- Nghị luận văn học:
1- Đặc điểm yêu cầu:
* Ví dụ: 
* Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
* Yêu cầu:
- Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách và số phận các nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục; lời văn chuẩn xác và gợi cảm.
 2- Kỹ năng và phương pháp làm bài nghị luận văn học:
a- Làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
* Tìm hiểu đề:
Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm xác định loại bài cụ thể: nghị luận về nhân vật hay về nội dung và nghệ thuật của tác phẩmTừ đó mà có định hướng các bước tiếp theo.
* Tìm ý:
Gắn đối tượng cần nghị luận (nhân vật, nội dung, nghệ thuật), hệ thốngcâu hỏi tìm ý thường là:
- Điều nổi bật nhất?
- Nét biểu hiện cụ thể?
- Chi tiết nào biểu hiện?
- Nghệ thuật biểu hiện có gì đặc sắc?
- ý nghĩa xã hội, ý nghĩa tư tưởng của nhân vật hoặc tác phẩm là gì?
* Dàn ý chung:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng cần nghị luận.
- Thân bài: Trình bày sự phân tích, bàn luận về từng khía cạnh của vấn đề nghị luận. 
- Kết bài: Tổng hợp sự phân tích, đánh giá chung về đối tượng. 
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn: 20/2/2009 
Ngày giảng:23 /2/2009	Tiết 21: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
* Dàn ý cụ thể cho loại bài phân tích nhân vật:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật và nhận xét khái quát về nhân vật.
- Thân bài: Lần lượt nghị luận về từng đặc điểm của nhân vật qua việc phân tích các chi tiết biểu hiện trong tác phẩm (ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, diễn biến tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả)
- Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Dàn ý cụ thể cho loại bài phân tích tác phẩm:
* Mở bài: Đánh giá chung về tác phẩm và nhận xét khái quát về tác phẩm đó.
- Thân bài: Lần lượt nghị luận về từng phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua phân tích từng chi tiết có trong tác phẩm.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm đó.
b- Khi viết bài, cần đảm bảo giữa các phần, các đoạn có sự liên kết hợp lý, tự nhiên. Người viết phải thể hiện được sự cảm thụ, nhận xét và cách trình bày riêng:
 Ví dụ:
- Đề thuộc loại nghị luận về nhân vật văn học (phân tích tính cách nhân vật):
Suy nghĩ về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Đề thuộc loại nghị luận về nhân vật văn học (phân tích tâm trạng nhân vật):
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Đề thuộc loại nghị luận về một nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân trong truyện ngắn Làng.
- Trong đề bài, có khi vấn đề nghị luận đã được xác định rõ, nhưng cũng có khi người viết phải tự xác định và khái quát thành nhận xét.
VD: Suy nghĩ về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Đề này vấn đề nghị luận đã được xác định: tình yêu làng của nhân vật ông Hai. Người viết trên cơ sở đó mà nêu suy nghĩ, nhận xét từ sự phân tích, cảm nhận tình yêu làng của nhân vật.
c- Lời văn phân tích khác với lời văn kể chuyện: Lời văn kể chuyện là để thuật, để tóm tắt truyện; còn lời văn phân tích là để phân tích truyện, nghĩa là để lý giải, nêu phán đoán, suy luận, khẳng định, phủ địnhnhằm cắt nghĩa, làm sáng tỏ vấn đề một cách thấu đáo, thuyết phục.
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn: 27/2/2009 
Ngày giảng: 30/2/2009	Tiết 22: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I- Bài học:
II/ Luyện tập: 
* Dạng đề phân tích nhân vật:
Đề I: ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ”
1- Một số lưu ý: 
- Đây là loại bài nghị luận về một nhân vật văn học. Học sinh phải nêu ý kiến đánh giá của mình về nhân vật đó và phân tích, chứng minh để bảo vệ cho ý kiến của mình.
- Chú ý lựa chọn những chi tiết nghệ thuật thật tiêu biểu (từ ngữ, câu nói, hành động) và phân tích để làm sáng rõ vấn đề.
- Khi viết bài, cần đảm bảo tính cân đối giữa các phần; các đoạn có sự liên kết hợp lý, tự nhiên. Người viết phải thể hiện được sự cảm thụ, nhận xét và cách trình bày riêng.
2- Dàn ý:
a- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương; nêu ý kiến: Vũ Nương là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nhưng cuộc đời lại vô cùng đau khổ, bi kịch.
b- Thân bài: 
* Vũ Nương, người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
- Đẹp người, đẹp nết.
- Vợ hiền dâu thảo.
- Hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình.
- Có lòng tự trọng.
* Cuộc đời nàng đầy đau khổ, bi kịch:
- Bị gánh chịu nỗi oan tày trời mà không được thanh minh.
- Bị đẩy đến cái chết oan khuất.
- Cuối cùng được giải oan nhưng khát vọng hạnh phúc giưa trần gian vân không được thực hiện.
c- Kết bài:
- Nhân vật Vũ Nương là thiếu phụ thuỷ chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh.
- Với cái nhìn nhân văn sâu sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn.
* Củng cố- dặn dò:
Ngày soạn:3 /3/2009 
Ngày giảng: 6/3/2009	Tiết 23: Chuyên đề : 
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Giúp học sinh:
 Hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nghị luận về tác phẩm văn học.
 Nắm vững phương pháp làm các dạng bài nghị luận nói trên.
 Rèn kỹ năng tìm hiểu, phát hiện kiến thức.
 Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về văn học dân tộc. 
* Trọng tâm: Phần I
II- Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tài liệu
HS: Chuẩn bị sách vở, tài liệu.
III-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
- GV: Giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
Hoạt động 3: Luyện tập: (12’)
Bài tập 1:
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Bài tập 2:
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (3’) 
GV: Khái quát bài
HS: Làm tiếp bài tập
I-Bài học:
II- Luyện tập:
Đề II: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
1- Một số lưu ý: 
- Đây là loại bài nghị luận về một vấn đề trong một đoạn trích của tác phẩm tự sự: diễn biến tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Học sinh cần phân tích để thấy diễn biến tâm trạng chứ không phải là phân tích chung chung toàn bộ đoạn trích. Và vì tác phẩm tự sự này được viết bằng thể thơ lục bát nên lại phải chú ý đến những đặc điểm của ngôn ngữ thơ khi phân tích. 
- Chú ý bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm trạng Thuý Kiều.
- Đánh giá tài của Nguyễn du trong nghệ thuật miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm trạng.
2- Dàn ý:
a- Mở bài:
- Giới thiệu Truyện Kiều và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Nêu giá trị đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tâm trạng nhớ thương, buồn tủi của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
b- Thân bài: 
* Tâm trạng cô đơn, ngổn ngang trăm mối: ẩn chứa trong bức tranh cảnh vật bát ngát, mênh mông ở 6 câu thơ đầu của đoạn trích.
- Bức tranh mênh mông rợn ngợp với non xa, trăng gần.
- Dưới mặt đất thì bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
- Cảnh mênh mông vắng lặng đến lạnh người khiến con người càng nhỏ bé, cô đơn.
* Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ da diết.
c- Kết bài:
- Nguyễn Du dã đặt Kiều vào một cảnh ngộ điển hình để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng nhiều chiều và sâu sắc.
- Đoạn trích đã thể hiện nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc của Nguyễn Du.
* Củng cố- dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON NGU VAN 9ky II.doc