Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 3 đến tiết 32

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 3 đến tiết 32

Tiết 3: TỰ TRỌNG

I/Mục tiêu:

1. Giúp HS hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.

2. Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

3. Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xunh quanh.

II/ Chuẩn bị:

 GV: SGK, SGV, một số câu chuyện, câu tục ngữ, ca dao.nói về tính tự trọng.

 HS: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi SGK.

III/ Các bước lên lớp:

A- ổn định.

B - Kiểm tra: Trung thực là gì? nêu ý nghĩa của trung thực trong cuộc sống.

C - Tiến trình lên lớp:

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 3 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 3: tự trọng
I/Mục tiêu:
1. Giúp HS hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.
2. Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
3. Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xunh quanh.
II/ Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, một số câu chuyện, câu tục ngữ, ca dao...nói về tính tự trọng.
	HS: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra: Trung thực là gì? nêu ý nghĩa của trung thực trong cuộc sống.
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
Hoạt động 1
- HS: 1-2 em đọc diễn cảm truyện Một tâm hồn cao thượng. đ thảo luận, phân tích, nhận xét về hành động của Rô-be đ rút ra khái niệm tự trọng.
- HS phát biểu đ GV nhận xét và chốt lại.
H: Hãy tóm tắt lại ý chính truyện Một tâm hồn cao thượng.
H: Việc làm đó thể hiện đức tính gì? Vì sao Rô- be lại làm như vậy?
H: Nhận xét của em về hành động của Rô-be?
- HS lấy ví dụ về những biểu hiện của tính tự trọng hoặc thiếu tự trọng của mọi người xung quanh hoặc trên sách báo.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
- Chốt SGV/34,35.
Hoạt động 2
H: Từ việc tìm hiểu truyện, em cho biết thế nào là tính tự trọng? Vì sao phải rèn luyện phẩm chất này?
H: Tìm những câu tục ngữ, danh ngôn thể hiện tính tự trọng? (SGK/11).
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn thực hiện bài tập phần a/11 và phân tích.
*GV hướng dẫn HS phân tích tình huống trong phần tư liệu tham khảo SGV/36.
I/ Truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng.
- Hành động của Rô-be:
+Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm.
+Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua diêm - Tác giả câu chuyện.
+Không thể đem trả lại tiền thừa cho tác giả vì trên đường đi em bị xe chẹt và bị thương rất nặng.
+Sai em mình là Sác-lây đến tận nhà để trả lại tiền thừa cho tác giả.
- Rô- be làm như vậy vì:
+Muốn giữ đúng lời hứa của mình.
+Không muốn người khác nghĩ rằng, vì nghèo mà nói dối để lấy tiền.
+Không muốn bị người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự và mất lòng tin ở mình.
- Nhận xét:
+Là người có ý thức trách nhiệm cao.
+Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào.
+Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
+Vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng.
II/Nội dung bài học (SGK/11)
III/Bài tập.
a. Hành vi 1,2 biểu hiện tính tự trọng; hành vi 3,4,5 không biểu hiện tính tự trọng.
D/ Củng cố, Dặn dò.
H:Thế nào là tính tự trọng? Biểu hiện của tính tự trọng?
- Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn...nói về tính tự trọng.
- Bài tập về nhà: c,d (làm ra giấy nộp).
- Chuẩn bị bài: Đạo đức và kỉ luật.
	................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4: đạo đức và kỉ luật
I/Mục tiêu:
1. Giúp HS hiểu đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật đối với mỗi người.
2. Rèn cho HS tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật.
3. Giúp HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
II/ Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, một số truyện, tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
	HS: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra: Tính tự trọng là gì? tại sao phải cần thiết rèn luyện phẩm chất này?
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
Hoạt động 1
- HS đọc truyện Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung.
- Chia lớp thảo luận 3 câu hỏi trong SGK đ đại diện các nhóm trình bày đ GV nhận xét và chốt.
H: Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao? 
H: Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc?
H: Để trở thành người sống có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật?
- HS liên hệ bản thân mình đã có ý thức rèn luyện đạo đức, chấp hành kỉ luật trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội và mọi hoạt động chưa và đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức và kỉ luật ở trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
- GV Chốt theo SGV/ 39.
Hoạt động 2
H: Từ việc tìm hiểu truyện, em cho biết đạo đức là gì? thế nào là kỉ luật? mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật?
- HS đọc SGK.
Hoạt động 3
- HS thảo luận nhóm bàn đ trình bày đ GV nhận xét.
- HS nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số bạn HS hiện nay và tác hại của nó đ GV nhận xét, bổ xung.
- GV tổ chức thảo luận (có thể đóng vai).
I/ Truyện đọc: Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung.
- Biểu hiện: Thực hiện nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động, kỉ luật lao động.
- Không bao giờ đi muộn về sớm, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm...hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Đạo đức điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật và ngược lại hành động tự giác tôn trọng quy định của tập thể, pháp luật của nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức.
II/ Nội dung bài học: SGK/13-14.
III/ Bài tập
a. Hành vi biểu hiện đạo đức và tính kỉ luật: 1, 3, 4, 5, 6, 7.
b. Biểu hiện thiếu tính kỉ luật (HS thực hiện)
c. SGV/39-40.
D/ Củng cố, Dặn dò.
H: Đạo đức là gì? thế nào là kỉ luật? quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật?
- Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người.
	..........................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5+6: Yêu thương con người
I/Mục tiêu:
1. Giúp học sinh hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó.
2. Rèn cho HS quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.
3. Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến những người xung quanh.
II/ Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu về lòng yêu thương con người.
	HS: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra: Đạo đức là gì? Thế nào là kỉ luật? Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: Trong cuộc sống, con người cần yêu thương, gắn bó, đoàn kết với nhau, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc và thu được kết quả trong công việc. Để hiểu rõ phẩm chất này, chúng ta cùng tìm hiểu bài "Yêu thương con người".
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
 Tiết1:
Hoạt động 1
- HS đọc truyện Bác Hồ đến thăm người nghèo.
- GV gợi ý để HS trả lời đ nhận xét, bổ xung, chốt.
H: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào?
H: Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín.
H: Những chi tiết ấy biểu hiện đức tính gì của Bác Hồ?
H: Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ như thế nào?
- Cảm động.
H: Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái độ của Bác Hồ như thế nào?
- Bác đăm chiêu suy nghĩ.
H: Em thử đoán Bác Hồ đang nghĩ gì?
- HS tìm thêm những mẩu chuyện của bản thân và của những người xung quanh về tình yêu thương con người.
Hoạt động 2
H: Qua phần tìm hiểu truyện, em hiểu thế nào là yêu thương con người?
- GV hướng dẫn HS giải thích câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
 Tiết2:
Hoạt động 3
- GV gợi ý cho HS phát biểu ý kiến đ nhận xét, bổ xung, chốt.
- GV cung cấp cho HS.
I/ Truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo.
- Thời gian: Tối 30 Tết năm Nhâm Dần 1962.
- Bác âu yếm xoa đầu rồi trao quà Tết cho các cháu.
- Bác hỏi thăm công việc của chị Chín, việc học tập của các cháu, ân cần dặn dò chị về việc làm ăn và học hành của các cháu.
- Biểu hiện lòng yêu thương, sự quan tâm của Bác. Bác muốn chia sẻ, cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Chín.
II/ Nội dung bài học: 
- Yêu thương con người là quan tâm, đối xử tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. 
- Chia sẻ, cảm thông với những niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau của người khác.
- Có yêu thương người khác, người khác mới yêu quí, giúp đỡ ta.
đ Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn, phát huy.
III/ Bài tập 
a/ Nhận xét hành vi của nhân vật nêu trong tình huống - SGK/16.
b/ Một số câu ca dao, tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Yêu nhau chín bỏ làm mười.
- Yêu trẻ trẻ hay đến nhà,
Kính già già để tuổi (phúc) cho.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
D/ Củng cố, Dặn dò.
H: Yêu thương là gì? tại sao phải yêu thương mọi người?
- BTVN: c, d (làm ra giấy).
- Chuẩn bị bài: Tôn sư trọng đạo.
	..........................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7: Tôn sư trọng đạo
I/Mục tiêu:
1. Giúp cho HS hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
2. Giúp cho HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
3. Giúp cho HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
II/ Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, giáo án, tư liệu tham khảo.
	HS: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
	B - Kiểm tra: Yêu thương là gì? tại sao phải yêu thương mọi người?
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: GV giới thiệu những mẩu chuyện, tấm gương về lòng tôn kính thầy cô giáo, ham học và thành đạt...
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
H: Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những HS cũ đối với thầy Bình?
H: Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
H: Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong HS hiện nay?
H: Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian? (Gặp lại sau bốn mươi năm)
H: Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ tình cảm và lòng kính trọng của HS lớp 7A đối với thầy Bình?
(Biểu hiện qua lời nói và hành động của ông Nam, những kỉ niệm mà ba mươi hai HS cũ nhắc lại...)
H: Từng HS kể lại những kỉ niệm đã nói lên điều gì?
- HS tự liên hệ, nói lên những tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với thầy giáo, cô giáo cũ ở Tiểu học.
 Hoạt động2
H: Qua phần tìm hiểu truyện, em hiểu Tôn sư trọng đạo là gì?
- GV hướng dẫn HS giải thích câu:
+Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.
+Châm ngôn: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Hoạt động 3
- HS thảo luận nhóm bàn đ trình bày đ GV nhận xét, chốt.
- GV đọc cho HS nghe truyện: Học trò biết ơn thầy (SGV/45)
I/ Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.
- Mọi người chạy đến vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm...
- Tôn sư: Là thái độ tôn kính, bi ...  gìn bảo vệ di sản văn hoá.
- Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2/Kĩ năng:
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ văn hoá.
3/ Tư tưởng:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
II/ Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, STK.
	HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
	B - Kiểm tra: Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
C - Tiến trình lên lớp:
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài.
 Các địa danh như: Vịnh Hạ Long (Quảnh Ninh), Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Chùa Thầy (Hà Tây), Cố Đô Huế... là di sản văn hoá của nước ta. Vậy em hiểu thế nào là di sản văn hoá?...
HĐ2: Quan sát ảnh.
- HS quan sát ba bức ảnh trong SGK đ nhận xét.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
H: Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên?
H: Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương nước ta và trên thế giới?
H: Việt Nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới?
- HS trả lời đGV bổ sung, kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học.
H: Thế nào là di sản văn hoá? Phân loại di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể?
- HS trình bày SGK/49
- GV cung cấp ví dụ.
+Di sản văn hoá vật thể: Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Vịnh Hạ Long...
+Phi vật thể: Kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện dân gian; Chữ Hán, Nôm; Trang phục áo dài truyền thống; Tác phẩm văn học...
H: Thế nào là di tích lịch sử văn hoá? Danh lam thắng cảnh?
H: Tại sao chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá?
- Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở mhiều nước, du lịch sinh thái văn hoá đã trở thành nền kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển.
H: Chúng ta cần làm gì để nó mãi là tài sản quý giá của dân tộc?
- Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của con người hiện nay.
H: Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?
H: Nêu các hành vi nghiêm cấm?
HĐ4: Luyện tập, củng cố.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả
- GV chấm chữa và cho điểm một số cá nhân.
- HS đọc bài tập.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, quan điểm. 
- GV bổ sung, kết luận
I/ Quan sát và nhận xét ảnh.
II/ Nội dung bài học.
1/Khái niệm:
- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
2/ý nghĩa:
- Nó là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
- Cần được giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3/Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá và ngược lại.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
+Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+Đào bới trái phép khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trong và ngoài nước.
III/ Bài tập.
*Bài tập a/50.
- Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12
- Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 2, 4, 5, 6, 10, 13.
*Bài tập b/50.
D/ Củng cố, Dặn dò.
 - Thế nào là di sản văn hoá? Phân biệt di sản văn hoá vật thể và phi vật thể?
- Hoàn thành các bài tập còn lại SGK.
- Sưu tầm các tranh ảnh về di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
	.........................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 26:kiểm tra viết
I/Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS trong quá trình học tập.
- Rèn kỹ năng đánh giá, nhận định một vấn đề.
- Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra
II/ Chuẩn bị:
	GV: Đề, đáp án
	HS: Ôn tập, giấy kiểm tra
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
I/Đề bài:
1.Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? (4 điểm)
2.Thế nào là di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh? (3 điểm)
3. Nêu những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá? (3 điểm)
II/Đáp án:
1.Câu 1: HS trả lời được các ý sau:
* Bảo vệ môi trường: Là gữi cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
* Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
* Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường.
2.Câu 2 : HS trả lời được các ý sau:
- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
3.Câu 3 : HS trả lời được các ý sau:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá và ngược lại.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
+Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+Đào bới trái phép khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trong và ngoài nước.
đGV coi, thu, chấm
D/ Củng cố, Dặn dò.
- Chuẩn bị :Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
	....................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 27+28: quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- HS nắm được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và tác hại của mê tín; thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.
2/Kĩ năng:
- Biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo vàme tín dị đoan; tôn trọng tự do tín ngưỡng người khác, đấu tranh chống các hiện tựơng mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng...
3/ Tư tưởng:
 - Rèn ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo.
- ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán...
- ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II/ Chuẩn bị:
	GV:Tài liệu tham khảo, giáo án.
	HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài
H: ở gia đình em có bàn thờ tổ tiên không? Bố mẹ em có thường xuyên thắp hương thờ cúng tổ tiên không? Thờ cúng tổ tiên, theo em đó là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và trả lời những vấn đề trên...
HĐ2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
- HS đọc thông tin đầu tiên SGK/51.
- GVcho HS trả lời các câu hỏi sau:
H: Em có nhận sét gì về tình hình tôn giáo ở nước ta? Kể tên một số tôn giáo chính?
- GV cung cấp, phân tích số liệu SGK.
H: Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời
Tích cực
tiêu cực
- Đại đa số đồng bào các tôn giáo là người lao động
- Có tinh thần yêu nước, cộng đồng.
- Góp nhiều công sức XD và bảo vệ tổ quốc
- Thực hiện tốt chính sách pháp luật...
- Hàng chục vạn thanh niên hy sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- Do trình độ văn hoá thấp nên còn mê tín và lạc hậu.
- Bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu. Hành nghề mê tín.
- Hoạt động trái pháp luật.
- ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài sản công dân.
- Tổn hại lợi ích quốc gia.
I/Thông tin, sự kiện.
1/Tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
- Việt nam là nước có nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành...
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 29+30: nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
2/Kĩ năng:
3/ Tư tưởng:
II/ Chuẩn bị:
	GV:
	HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
*Bài tập: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 31+32: bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
2/Kĩ năng:
3/ Tư tưởng:
II/ Chuẩn bị:
	GV:
	HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
*Bài tập: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 33: ôn tập học kì II
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
2/Kĩ năng:
3/ Tư tưởng:
II/ Chuẩn bị:
	GV:
	HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
*Bài tập: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 34: kiểm tra học kì II
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
2/Kĩ năng:
3/ Tư tưởng:
II/ Chuẩn bị:
	GV:
	HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
*Bài tập: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	Tiết 35: thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
2/Kĩ năng:
3/ Tư tưởng:
II/ Chuẩn bị:
	GV:
	HS:
III/ Các bước lên lớp:
A- ổn định.
B - Kiểm tra:
C - Tiến trình lên lớp:
*Mở bài: 
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung
*Bài tập: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An CD 7.doc