Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

- Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

- Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.

Trọng tâm: Làm bài tập chỉ ra yếu tố trong bài thuyết minh.

v ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:

- Các bài tập: đoạn văn bản.

- Các đề tập làm văn, bản phụ.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp : KT sĩ số + vệ sinh

2. Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra:

- Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản: Thuyết minh? lập luận?

(GV chốt: thuyết minh: trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê).

 - Lập luận: các phương pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết cái chưa biết.)

3. Tổ chức hoạt động dạy – học :

Giới thiệu : Thuyết minh là trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê . Để cho bài văn thuyết minh được hay hơn , có sức thuyết phục hơn thì trong văn bản thuyết minh ngườita còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như : kể , tả , nhân hoá

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01	Ngày soạn : 06 / 9
Tiết 04 	Ngày dạy : 08 / 9
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
Trọng tâm: Làm bài tập chỉ ra yếu tố trong bài thuyết minh.
ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ: 
Các bài tập: đoạn văn bản.
Các đề tập làm văn, bản phụ.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp : KT sĩ số + vệ sinh
Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra: 
- Cho biết khái niệm và đặc điểm của mỗi kiểu văn bản: Thuyết minh? lập luận?
(GV chốt: thuyết minh: trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê).
 - Lập luận: các phương pháp nêu luận cứ để rút ra kết luận, suy luận từ cái đã biết à cái chưa biết...)
Tổ chức hoạt động dạy – học :
Giới thiệu : Thuyết minh là trình bày những tri thức khách quan phổ thông bằng cách liệt kê . Để cho bài văn thuyết minh được hay hơn , có sức thuyết phục hơn thì trong văn bản thuyết minh ngườita còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như : kể , tả , nhân hoá  
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: ôn tập kiểu văn bản thuyết minh.
GV: kể ra các phương pháp làm mỗi kiểu văn bản?
HS: nhớ kể các phương pháp.
Thuyết minh: định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích...
Ø Hoạt động 2: 
GV: yêu cầu HS đọc văn bản làm mẫu và hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi SGK.
? Văn bản thuyết minh vấn đề gì? có trừu tượng?)
HS: trả lời: vấn đề Hạ Long – sự kỳ lạ của đá và nước à vắn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.
? Sự kỳ lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được “sự kì lạ” của Hạ Long chưa?
- HS: thảo luận: chưa đạt được yêu cầu đó nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê.
Hoạt động của Trò 
- Vấn đề thuyết minh sự kì lạ của Hạ Long.
- Phương pháp thuyết minh: kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước.
Lưu bảng 
I. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 1. Ví dụ: Hạ Long – đá và nước.
- Vấn đề thuyết minh : sự kì lạ của Hạ Long.
? Tác giảhiểu sự kỳ lạ này là gì?
 Tác giả giải thích như thế nào về sự kỳ lạ đó?
GV: sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ gì?
(thuyết minh, liệt kê, mô tả sự biến đổi và trí tưởng tượng độc đáo).
? Tác giả đã trình bày sự kỳ lạ của Hạ Long chưa?
Phương pháp nào đã được tác giả sử dụng?
- GV: vấn đề thuyết minh như thế nào thì được sử dụng lập luận đi kèm?
Sau mỗi sự thay đổi từ vô tri đến sống động .
? Tác giả đã trình bày sự kì lạ của Hạ Long bằng biện pháp nghệ thuật gì ?
? Nhận xét các dẫn chứng, lý lẽ trong văn bản trên?
(xác thực) à yêu cầu lý lẽ + dẫn chứng?
? Giả sử đảo lộn ý dưới “khi chân trời đằng đông...” lên trước trong thân bài có chấp nhận không? nhận xét về các đặc điểm cần thuyết minh?
? Muốn cho VB TM được sinh động hấp dẫn , ta dùng các biện pháp nghệ thuật nào ? Sử dụng như thế nào ?
Ø Hoạt động 3: hướng dẫõn luyện tập.
- Học sinh đọc văn bản.
- GV tổ chức cho HS trả lời các yêu cầu bài tập.
Hỏi: đoạn văn trình bày đoạn văn bản gì?
HS: đưa các ý giải thích.
- “sự sáng tạo của nước” à làm cho đá sống dậy linh hoạt, có tâm hồn.
 + Nước tạo nên sự di chuyển...
 + Tùy theo gốc độ và tốc độ di chuyển.
 + Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng.
=> Thuyết minh kết hợp với các phép lập luận
-Kết hợp lí lẽ , dẫn chứng và liên kết chặt chẽ .
-Ghi nhớ 
2. Kết luận (ghi nhớ)
- Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng à dùng thuyết minh + Lập luận + tự sự + nhân hóa...
- Lý lẽ dẫn chứng phải hiển nhiên thuyết phục.
- Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc phương tiện liên kết.
LUYỆN TẬP
Bài 1: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.
Bài 2: Dùng phương pháp thuyết minh trong:
+ Đoạn văn bản 1: “Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn học”.
+ Phương pháp thuyết minh, liệt kê, nêu ví dụ.
+ Đoạn văn bản 2: dùng lối so sánh, phân tích, chứng minh.
-Phương pháp thuyết minh : liệt kê , giải thích , nêu định nghĩa 
-Biện pháp nghệ thuật : nhân hoá
-Kết hợp lí lẽ , dẫn chứng và liên kết chặt chẽ .
GHI NHỚ SGK / 13
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Là VB TM
-Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống .
-Phương pháp : định nghĩa , phân loại , liệt kê 
4. Đánh giá :
? Đối với những vấn đề có tính chất trừu tượng , ta phải kết hợp TM với điều gì ?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong VB TM ?	
5. Hướng dẫn học ở nhà
Chốt lại lý thuyết chung những vấn đề như thế nào được thuyết minh kết hợp với lập luận.
Giao bài tập chuẩn bị cho luyện tập tiết 5.
Lập dàn ý	+ Thuyết minh vấn đề tự học.
	+ Thuyết minh của vẻ đẹp giọt sương mai.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_4_su_dung_mot_so_bien_phap_ng.doc