Tiết 41: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
A.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin mà tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
-Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3.Thái độ.
-Giúp học sinh có nhận thức trước những việc làm thiện ác.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
*Giáo viên: Tham khảo tài liệu, chuẩn bị nội dung lên lớp.
*Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Ngày soạn:18/10/08 Ngày dạy: 20/10/08 Bài 9-Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn ( Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu ) Tiết 41: Đọc - Hiểu văn bản. A.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức - Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin mà tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường. -Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích. 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng phân tích nhân vật. 3.Thái độ. -Giúp học sinh có nhận thức trước những việc làm thiện ác. B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: *Giáo viên: Tham khảo tài liệu, chuẩn bị nội dung lên lớp. *Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C.Tổ chức các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’ ) ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Nêu cảm nhận của em về h/ả Lục Vân Tiên? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’ ) Trên đường về quê chịu tang mẹ vì thương mẹ khóc nhiều Vân Tiên đã bị mù cả hai mắt, đường sá xa xôi, chàng và tiểu đồng bơ vơ nơi đất khách quê người. Trịnh Hâm trên đường đi thi trở về gặp lại hai người. Vì tâm địa xấu không những hắn không giúp bạn bè khi gặp hoạn nạn mà còn lập mưu hãm hại Vân Tiên. Trịnh Hâm đã hãm hại Vân Tiên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích. * Hoạt động 3:Bài mới (38’ ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung chính GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * SGK/120 ? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm? GV: Nêu yêu cầu đọc, giáo viên đọc. -Đọc thể hiện được giọng kể chuyện, tái hiện được lời nói của nhân vật. Gọi yêu cầu học sinh đọc, giáo viên nhận xét GV giải thích một số từ khó, mới với học sinh miền núi nghinh ngang, vời, vầy lửa, trái mùi, kinh luân. ?Nêu chủ đề của đoạn trích? ?Đoạn trích có kết cấu như thế nào? ?Kết cấu này thường gặp ở loại truyện dân gian nào?Có ý nghĩa gì? ? Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? GV định hướng cách Đọc-Hiểu văn bản. GV:Yêu cầu học sinh đọc 8 câu đầu. GV giới thiệu đoạn thơ đầu: Khi Vân Tiên và Tử Trực đến trường thi gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm họ đã kết bạn với nhau...tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này đang rất bi đát...hắn mới ra tay. ?Vân Tiên đang trong cơn hoạn nạn Trịnh Hâm đã có hành động gì với Vân Tiên? ? Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên là vì sao? ? Trịnh Hâm đã lên kế hoạch và hành động như thế nào? ?Em có suy nghĩ gì về kế hoạch và hành động đó? ?Hãy lí giải sự bất nhân, bất nghĩa, độc ác, gian xảo của Trịnh Hâm? ?Qua nhân vật Trinh Hâm tác giả muốn bày tỏ với người đọc vấn đề gì của xã hội đương thời? ?Miêu tả hành động gây tội ác của Trịnh Hâm tác giả đã sử dụng tình tiết, ngôn ngữ như thế nào? ?Nhận xét của em về nhân vật Trịnh Hâm? Thái độ của bản thân? GV:Trịnh Hâm là tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong xã hội.... GV yêu cầu học sinh đọc phần 2. ?Vân Tiên đã được cứu giúp như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả? ?GV đọc câu thơ ''Hối con vấy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày'' nhận xét gì về ngôn ngữ của câu thơ? Câu thơ đã miêu tả việc làm gì của gia đình Ngư Ông ?Hành động cứu người của gia đình ông chài có gì đặc biệt? ?So sánh hành động của gia đình Ngư Ông và hành động của Trịnh Hâm? ?Sau khi cứu Vân Tiên Ngư Ông đã đề nghị điều gì? ?Cảm nhận gì về tấm lòng của Ngư Ông và gia đình? GV đọc đoạn thơ Nước trong rửa ruột sạch trơn đến hết. ?Cuộc sống của Ngư Ông được miêu tả như thế nào? GV: Lời nói của Ngư Ông về cuộc sống của mình chính là tiếng lòng của tác giả với những khát vọng về một cuộc sống tót đẹp, vê fmột lối sống đáng mơ ước đối với con người. ?Trước lời đền ơn của Vân Tiên Ngư Ông có thái độ gì? Thái độ đó có điểm gì giống với nhân vật nào đã được học? ?Qua tìm hiểu em thấy Ngư Ông có những phẩm chất nào đáng quí? ?So sánh với nhân vật Trịnh Hâm em thấy điều gì? ?Xây dựng nhân vật Ngư Ông nhà thơ muốn gửi gắm điều gì? GV Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ, từng trải cuộc đời tác giả hiểu rất rõ cái xấu, cái ác thwongf lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sáng, nhưng vẫn còn có cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát đang tồn tại ở những con người lao động giầu lòng nhân hậu ?Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ? ?Trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung của đoạn trích? GV hướng dẫn h/ s luyện tập -Đọc -Phát hiện -Đọc -Nghe -Trình bày -Phát hiện -Nhận xét -Trình bày -Nghe -Đọc -Phát hiện -Nhận xét -Phát hiện -Nhận xét -Thảo luận -Phát hiện -Nhận xét -Cảm nhận -Đọc -Phát hiện -Nghe, nhận xét -Nhận xét -So sánh -Phát hiện -Cảm nhận -Nghe -Miêu tả -Nghe -Phát hiện so sánh -Khái quát -So sánh -Suy luận -Nghe -Khái quát -Cảm nhận -Học thuộc lòng I.Đọc và tiếp xúc văn bản *Vị trí đoạn trích. - Đoạn trích nằm ở phần 2 của tác phẩm, phần nói về việc Vân Tiên gặp nạn. *Đọc. *Từ khó. - Chủ đề: Đoạn trích đề cập đến vấn đề đối lập giữa cái thiện và ác giữa nhân vật cao cả và nhân vật có những toan tính thấp hèn. *Cấu trúc văn bản: -Kết cấu: người tốt gặp nạn, bị kẻ ác hãm hại nhưng lại được thần linh giúp đỡ. +Thường gặp ở chuyện cổ tích. +Thể hiện triết lí nhân sinh lâu đời của nhân dân ở hiền gặp lành ước mơ của người bị áp bức trong xã hội. - 2 phần. - Phần 1: 8 câu đầu Hành động tội ác của Trịnh Hâm. - Phần còn lại: Hình ảnh Ngư Ông. II: Đọc- Hiểu văn bản 1. Tám câu đầu: Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm: Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời -Tính đố kị ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình. - Phân tán thầy trò Vân Tiên , chọn thời điểm vào ban đêm. -> Hành động bất nhân bất nghĩa,độc ác, gian xảo kế hoạch được tính toán sẵn, hại người bạn trong cảnh bơ vơ, hoạn nạn. -Bất nhân: vì hắn đang tâm hại một người tội nghiệp đang trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không già chống đỡ bảo vệ. -Bất nghĩa: Vân Tiên vốn là bạn đồng môn từng uống rượu đàm đạo thơ văn, và hắn hứa hẹn đưa Vân Tiên về nhà. -Độc ác: Vì ghen ghét đố kị lo bạn giỏi hơn mình nhưng khi nỗi lo lắng đó không còn cơ sở nữa (Vân Tiên đã bị mù, bỏ thi) mà vẫn hãm hại, chứng tỏ sự độc ác đã ăn vào máu thịt. -Gian xảo: đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả tiếng kêu trời. -Cái ác đã lan tràn xã hội, đặc biệt cái ác ẩn sâu trong những con người có học. -Tình tiết được sắp xếp hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị. -Trịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa, độc ác, gian xảo. -Căm ghét và khinh bỉ với những người như thế. 2.Hình ảnh Ngư Ông. -Vân Tiên được cá sấu, gia đình Ngư Ông cứu giúp. -Từ ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên. -Miêu tả cảnh cứu người của gia đình Ngư Ông. -Hành động khẩn trương, mau lẹ, tận tình cứu chữa không hề tính toán, không nề hà. -Hành động đối lập với những mưu toan thấp hèn nhằm hãm hại người của Trịnh Hâm. -Đề nghị Vân Tiên ở lại cùng gia đình. -Tấm lòng bao dung, nhân ái hào hiệp của Ngư Ông, Ngư Ông sẵn lòng cưu mang Vân Tiên trong cảnh khốn khổ. -Cuộc sống tự do trong sạch, lạc quan ung dung chan hòa với thiên nhiên, một cuộc sống làm ăn lương thiện ngoài vòng danh lợi. -Ông chài không chờ đợi sự trả ơn, giống h/ả Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. -Ngư ông là người có tính thương người có tấm lòng nghĩa hiệp, nhân hậu, làm việc nghĩa không cần đền ơn, không tính toán. -Hai nhân vật hoàn toàn đối lập ( đối lập giữa cái thiện và cái ác) -Tác giả muốn gửi niềm tin vào nhân nghĩa của người lao động III. Tổng kết. 1.Nghệ thuật -Ngôn ngữ bình dị, dân giã, dễ hiểu. -Xây dựng hình ảnh đối lập. 2.Nội dung: - Cách nhìn nhận cuộc đời của tác giả: căm ghét cái xấu, cái ác trong xã hội bày tỏ thái độ niềm tin vào tấm lòng lương thiện của người lao động. IV.Luyện tập -Đọc thuộc lòng đoạn trích * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (1’ ) -Học thuộc lòng đoạn trích. -Việt đoạn văn cảm nhận, hoàn thành bài tập, -Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương Ngày soạn: 19/10/08 Ngày dạy: 21/10/08 Bài 9- Tiết 42:Chương trình địa phương A.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức -Bổ sung vào vốn kiến thức hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình. 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng bước đầu biết sưu tầm, tìm hiểu về tác giả có tác phẩm viết về địa phương. 3.Thái độ. -Giúp học sinh có nhận thức sưu tầm văn học địa phương. -Hình thành thái độ quan tâm đến các vấn đề văn hóa ở địa phương. B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện học tập: * Thầy: Tham khảo tài liệu. * Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn C.Tổ chức các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 2’ ) GV kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh. * Hoạt động 2:Giới thiệu bài ( 1’ ) Chương trình địa phương ở lớp 8 các em đã tìm hiểu về một số tác giả, tác phẩm văn học hiện đại ở địa phương em từ 1945- 1975 để giúp các em có cái nhìn tổng quát về văn học tỉnh nhà chúng ta tiếp tục sưu tầm các tác giả và tác phẩm được sáng tác từ sau năm 1975 đến nay. *Hoạt động 3: Bài mới(38') Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung chính -GV trình bày mục đích và yêu cầu của tiết học. - Yêu cầu về tác giả có sáng tác viết về địa phương hoặc các giả ở địa phương khác viết về địa phương mình Điện Biên. - Phương pháp: Trao đổi, vấn đáp, điền vào bảng thống kê. -GV hướng dẫn học sinh lập bảng và cách hoàn thiện thông tin trong bảng. -Có thể thống kê theo năm sinh hoặc vần A,B,C GV yêu cầu học sinh trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thiện bảng thống kê các giả và tác phẩm viết về địa phương trong phạm vi tổ, thông qua tổ. I.Lập bảng thống kê: 1.Làm theo tổ: GV yêu cầu học sinh trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thiện bảng thống kê các tác giả và tác phẩm viết về địa phương mình trong phạm vi tổ, thông qua trong tổ. 2.Bảng thống kê của lớp: -Các tổ trình bày và hoàn thiện bảng thống kê chung của lớp. -Gv bổ sung những phần còn thiếu cho học sinh. STT Họ và tên Năm sinh, quê quán Địa chỉ công tác Tác phẩm chính 1 Điêu Chính Liêm SN 1916-Quỳnh Nhai-Sơn La.Dân tộc Thái Nghỉ hưu tại thành phố Điện Biên Tục ngữ dân tộc Thái 2 Mạc Phi Tên:Lưu Hoàng Hà (1828-1996) Phủ Thương-Từ Liêm-Hà Nội DT:Kinh Hội văn hóa thông tin Lai Châu khóa 1 -Rừng động, Chuyện bản mường, Sống trụ xôn xao, Anh với giấc mơ. 3 Vi Văn Chựa 1930-Sam Mứn-Điện Biên DT:Thái Sam Mứn -Điện Biên Thơ:Tên con từ cuộc đời. 4 Nguyễn Khản Bút danh:Hoàng Long 1935-Sơn Thành-Hoàng Long-Ninh Bình DT:Kinh Nghỉ hưu tại thành phố Điện Biên Hồ Pe Luông 5 Nguyễn Hồng Hà Bút danh:Hồng Hà 1935 Tân Ninh-Thiệu Sơn-Thanh Hóa DT:Kinh Nghỉ hưu tại thị trấn Tuần Giáo-Điện Biên. Gặp lại trò cũ,Cô giáo trẻ vùng cao. 6 Hà Châu Tên:Phan Vũ Lân 1936 Tân Tri-Tiên Du-Bắc Ninh Nghỉ hưu tại phường Mường Thanh-TP Điện Biên Thơ:Ăn theo lửa 7 Nguyễn Viết Điệu 1938 Quỳnh Phụ-Thái Bình DT:Kinh Đài phát thanh truyền hình Điện Biên ở nơi ấy, Anh và em, Trở lại Tả Phìn 8 Tẩn Quý Dao Bút danh:Quý Dao Tả Phìn-Sìn Hồ-Lai Châu DT:Dao Nhà văn hóa thông tin tỉnh Điện Biên Tác phẩm nhạc:Tuần Giáo bài ca chặng đường đi tới. 9 Lê Hải Yến Bút danh:Hoài Thi 1965 Thụy Dân-Thái Thụy-Thái Bình DT:Kinh Hội văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên Trong nghĩa trang Điện Biên, Ngải đắng,Lời cây đào. 10 Vũ Xuân Định 1971 Thái Thụy-Thái Bình DT:Kinh Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên Truyện ngắn:Đứa con nuôi GV giới thiệu một số bức chân dung của các tác giả địa phương và một số tác phẩm tiêu biểu. *Hoạt động 4:Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:(4') -Về nhà tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả địa phương -Thêm hiểu về văn học địa phương và yêu quí các tác giả địa phương nhất là các tác giả người dân tộc thiểu số. -Chuẩn bị :Tổng kết về từ vựng. Ngày soạn: 20/10/08 Ngày dạy: 22/10/08 Tiết 43: Tổng kết từ vựng A.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 (Từ đơn và từ phức , thành ngữ, nghiã của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) 2.Kĩ năng: -Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ đơn , từ phức và hiểu nghĩa của từ, sử dụng đúng từ nhiều nghĩa. 3.Thái độ: -Có ý thức sử dụng từ đúng với chức năng. B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện học tập - Giáo viên : Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk. Bảng phụ để khái quát kiến thức -Học sinh : Nghiên cứu tài liệu- Hệ thống kiến thức đã học ở lớp dưới. C.Tổ chức các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’) -GV kết hợp kiểm tra trong tiết. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’) Để giúp các em có cái nhìn tổng quát về kiến thức đã học ở lớp 6 về từ , nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa và vận dụng những kiến thức đó trong giao tiếp, đặc biệt trong tiếp nhận văn bản chúng ta cùng hệ thống những kiến thức trên qua tiết học. * Hoạt động 3: Bài mới (38’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung chính ? Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? ? Em hãy phân biệt các loại từ phức? GV nêu yêu cầu bài tập GVnêu yêu cầu bài tập 3 GVcho học sinh thảo luận theo nhóm. ? Thế nào là thành ngữ. GV khái quát chuyển ý. ?Thành ngữ được hiểu như thế nào? Lấy ví dụ? GV yêu cầu h/s luyện tập. ?Xác định thành ngữ, tục ngữ trong các tổ hợp từ sgk/123? ?Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó? ?So sánh thành ngữ và tục ngữ? ?Yêu cầu h/s tìm hai thành ngữ chỉ động vật và thực vật? Giải thích ý nghĩa và đặt câu có các thành ngữ đó? ?Tìm những thành ngữ trong các văn bản đã học? ?Nghĩa của từ được hiểu như thế nào? GV hướng dẫn học sinh luyện tập. ?Trong những cách hiểu đó em hiểu theo cách nào, vì sao? Bài tập 2 cách làm tương tự như bài tập 1. ?Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ được hiểu như thế nào? GV nêu yêu cầu bài tập. ?Từ ''hoa'' nào được hiểu theo nghĩa gốc? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa được không? Vì sao? -Nhặc lại KN -Phân biệt -Làm độc lập -Nghe -Thảo luận -Trình bày -Trình bày -Độc lập -Giải thích -Làm độc lập -Trình bày -Su tầm -Trình bày -Giải thích -Độc lập -Trình bày -Độc lập -Suy luận I. Từ đơn và từ phức: 1.Khái niệm. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. - Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. *Từ phức. + Từ láy: là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 2.Bài tập. *Bài tập 2. - Từ ghép: ngặt nghèo,giam giữ, tươi tốt bọt bèo, cỏ cây,đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, rơi rụng. -Từ láy :Nho nhỏ ,lạnh lùng ,xa xôi, lấp lánh. * Bài tập 3. a. Từ láy có sự giảm nghĩa . - Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. b.Từ láy có sự tăng nghĩa: - Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II. Thành ngữ. 1. Khái niệm. - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ: Chó ăn đá, gà ăn sỏi; Một nghề thì sống, đống nghề thì chết... 2. Bài tập. *Bài tập 1: Phân biệt thành ngữ tục ngữ. - Thành ngữ: đánh trống bỏ dùi:làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. được voi đòi tiên tham lam được cái này còn muốn thêm cái khác. nước mắt cá sấu sự cảm thông thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác. -Tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. chó treo mèo đậy muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại. -Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm. -Tục ngữ là một câu biểu thị phán đoán, nhận định. * Bài tập 2. Tìm 2 thành ngữ. - Chỉ động vật: cá chậu chim lồng cảnh tù túng, mất tự do, bó buộc. +Đặt câu:Cái cảnh giam cầm đúng là cá chậu chim lồng. điệu hổ li sơn dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để dễ bề chinh phục, dễ bề đánh thắng. +đặt câu: Công an đã dùng điệu hổ li sơn để bắt tên cướp. * Chỉ thực vật: dây cà, dây muống nói năng dài dòng không rõ ý. +Đặt câu:Bạn lớp trưởng nói năng chẳng gẫy gọn đúng là dây cà dây muống. bẻ hành, bẻ tỏi bắt bẻ vô lí. +Đặt câu: Ông bảo vệ cơ quan cử bắt bẻ tôi vô lí đúng là bẻ hành bẻ tỏi * Bài tập 3. Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương: -" Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng..." (Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh) -Vợ chàng quỉ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Xiết bao ăn tuyết nằm sương Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao (Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên) III. Nghĩa của từ. 1. Khái niệm: - Nghĩa của từ là nội dung ( Sự việc,tính chất, hành động quan hệ....) mà từ biểu thị. 2. Bài tập. *Bài tập 1: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu: - Chọn cách hiểu a - Không thể chọn ( b ) vì nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa '' người phụ nữ''. - Không thể chọn ( c ) vì trong 2 câu này nghĩa của từ mẹ có thể thay đổi: - Nghĩa của mẹ trong ''Mẹ rất hiền là nghĩa gốc. - Nghĩa của mẹ ''Trong thất bại là mẹ thành công'' là nghĩa chuyển. -Không thể chọn (đ) vì mẹ, bà có phần nghĩa chung là người phụ nữ. *Bài tập 2. Chọn cách hiểu đúng. -Cách giải thích (b) là đúng. Vì cách giải thích này phù hợp với nguyên tắc giải nghĩa một từ chỉ đặc điểm, tính chất. ->Cách giải thích (a) không phù hợp vì dùng một cụm từ chỉ thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất. IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1.Khái niệm. -Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. -Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. -Từ nhiều nghĩa: +Nghĩa gốc. +nghĩa chuyển. 2.Bài tập. -Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. -Chuyển nghĩa của từ hoa có tính chất lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. -Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. * Hoạt động 4:Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp. (1’) - ôn tập toàn bộ nội dung bài đã học - Làm hoàn chỉnh bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài:Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo)
Tài liệu đính kèm: