Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

- Nguyễn Đình Chiểu -

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

- Cảm nhận sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.

 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.

 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.

 Trọng tâm: Phân tích hình ảnh Ngư ông.

 ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:

 - Truyện Lục Vân Tiên.

 - Tranh Ngư ông.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra :

? Đọc và phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên ?

3. Tổ chức hoạt động dạy – học

 Giới thiệu :

Đây là đoạn nằm ở phần II của truyện . Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi về .Vốn có lòng đố kị , ganh ghét tài năng của Vân Tiên nên lợi dụng cơ hội hãm hại chàng .

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 
Tiết 41
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
- Nguyễn Đình Chiểu -
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Cảm nhận sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
 - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
 Trọng tâm: Phân tích hình ảnh Ngư ông.
 : ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ:
	- Truyện Lục Vân Tiên. 
	- Tranh Ngư ông.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra : 
? Đọc và phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên ?
3. Tổ chức hoạt động dạy – học 
 Giới thiệu :
Đây là đoạn nằm ở phần II của truyện . Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi về .Vốn có lòng đố kị , ganh ghét tài năng của Vân Tiên nên lợi dụng cơ hội hãm hại chàng .
Hoạt động của Thầy
Ø Hoạt động 1: Giới thiệu chung về đoạn trích (xuất xứ, đọc).
- 
- GV mở rộng bổ sung.
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- Gọi HS đọc, nhận xét và hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu (đọc đoạn đầu chú ý ngắt nhịp nhanh gọn ở những hành động của Trịnh Hâm và hành động của Ngư ông, đoạn sau đọc chậm).
Hỏi: Đoạn trích kể sự việc Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào?
Có thể tóm tắt và tìm bố cục đoạn trích như thế nào? (đối nghịch giữa thiện và ác thể hiện qua hành động nào?)
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích nhân vật Trịnh Hâm.
- Gọi HS đọc lại đoạn đầu.
GV giải thích rõ tình cảnh bơ vơ của thầy và trò Lục Vân Tiên (bi đát, bơ vơ) -> gặp Trịnh Hâm trói tiểu đồng ở rừng rồi chuẩn bị ra tay.
- X Tình cảnh Vân Tiên vô cùng bi đát : tiền hết , bị mù , bơ vơ nơi đất khách quê người gặp Trịnh Hâm , tưởng nhờ cậy để về quê . Không ngờ , hắn lừa tiểu đồng trốn trong rừng ( nói là bị cọp vồ ) rồi đưa Vân Tiên xuống thuyền về quê 4Ra tay hãm hại .
Hỏi : Hoàn cảnh Vân Tiên ?
Hỏi: Vì sao Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên ?
- HS phát biểu GV bình : Với hoàn cảnh Vân Tiên lúc này thì đó chưa phải là mối lo lớn cho hắn . Nhưng vẫn hành động nhẫn tâm , chứng tỏ tâm địa độc ác đã ăn sâu vào con người hắn . 
Hỏi: Hắn đã lên kế hoạch và hành động như thế nào?
Phân tích hành động tàn bạo và tâm địa của hắn với bạn?
Hỏi: Nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này? Qua đó , em thấy được điều gì xấu xa trong con người Trịnh Hâm ?
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích nhân vật Ngư ông.
Gọi HS đọc đoạn Ngư ông cứu Lục Vân Tiên.
Hỏi: Cảnh Ngư ông và cả gia đình chữa chạy cho Lục Vân Tiên được tác giả miêu tả như thế nào? nhịp thơ ra sao?
Hỏi: Phân tích 2 câu “Hối con  mặt mày” để làm rõ điều đó?
Hỏi: Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư ông đã nói với chàng như thế nào?
- Cho HS phát hiện các câu thơ thể hiện suy nghĩ và tình cảm của Ngư ông.
- Phân tích, bình.
Hỏi: Ngư ông giải bày quan điểm sống về một cuộc sống của ông như thế nào? Đọc đoạn cuối và phân tích cảm nhận của em về cuộc sống của người dân chài.
Hiểu ý đồ của Nguyễn Đình Chiểu qua xây dựng nhân vật này?
GV bình thêm: Gửi gắm khát vọng niềm tin và cái thiện vào người lao động bình thường -> quan điểm nhân dân rất tiến bộ vì xấu ác thường lẫn sau mũ cao áp dài, còn cái tốt đẹp ở bền vững ở những người nghèo nhân hậu, vị tha.
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi: Đọc và chọn đoạn thơ giàu cảm xúc cho là hay nhất -> trình bày những cảm nhận về giá trị nghệ thuật.
Hỏi: Khái quát nội dung của đoạn trích.
GV cho HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc câu hỏi luyện tập.
Hs làm việc đọc lập - GV hướng dẫn, bổ sung.
Hoạt động củaTrò
HS đọc chú thích 1.
- Trịnh Hâm.
- Hành động của gia đình Ngư ông
-Đọc diễn cảm .
- Hình ảnh Lục Vân Tiên bơ vơ, tội nghiệp.
- Động cơ của Trịnh Hâm: đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho đường tiến thân của mình.
-Thời gian .
-Không gian .
- Kế hoạch: phân tán thầy trò Vân Tiên lúc Vân Tiên mù => tội ác ngầm vào máu.
- Hành động: đẩy chàng xuống nước rồi giả vờ kêu cứu -> hành động bất nhân, bất nghĩa hại người bạn trong cảnh bơ vơ => hành động có toan tính, có âm mưu kế hoạch sắp đặt kỹ lưỡng, chặt chẽ. 8 dòng thơ ngắn nhưng sắp xếp tình tiết hợp lý diễn biến hành động nhanh gọn.
-HS đọc .
Hành động khẩn trương và ân cần chu đáo của từng người, mỗi người một việc => thể hiện lòng chân tình của gia đình Ngư ông với người bị nạn mâu thuẫn với hành động của Trịnh Hâm.
-Mời Vân Tiên ở lại “Hôm mai hẩm hút với già cho vui” -> tấm lòng hào hiệp sẵn lòng cưu mang => sự độ lượng bao dung nhân ái không tính toán: “Dốc lòng người nghĩa há chờ ”
Trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình.
Rày voi mai vịnh vui vầy.
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng.
=> Một lối sống đáng mơ ước, thơ mộng và chân thực.
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt.
2. Nội dung: Sự đối lập thiện và ác giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn -> gửi gắm lòng tin tình cảm với nhân dân lao động.
LUYỆN TẬP
Yếu tố giống truyện dân gian.
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Xuất sức đoạn trích (phần 2)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc: Diễn cảm
b. Chú thích (SGK)
3. Bố cục
- Trịnh Hâm.
- Hành động của gia đình Ngư ông
II.Đọc – hiểu văn bản :
1. Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm
-Tình cảnh Vân Tiên bơ vơ , tội nghiệp .
-Động cơ của Trịnh Hâm: đố kị, ganh ghét tài năng .
-Hành động : đẩy chàng xuống nước rồi giả vờ kêu cứu : hành động có toan tính , sắp đặt kĩ lưỡng , nhanh gọn
Ä Con người bất nhân , bất nghĩa .
2. Hành động của Ngư ông
-Lo chạy chữa cứu Vân Tiên 
 ân cần , chu đáo .
-Mời Vân Tiên ở lại ð sự độ lượng , bao dung , không tính toán .
-Cuộc sống của Ngư ông : tự do , trong sạch , ngoài vòng danh lợi .
IV. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 120
	4. Đánh giá : 
? Qua việc nắm được phần tóm tắt nội dung tác phẩm , em còn biết thêm những nhân vật nào xếp vào cùng loại với Ngư ông ? Họ có đặc điểm chung là gì ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc đoạn thơ.
	- Lập dàn ý: “Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả 1 đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” (Hoài Thanh) kể đạo quân gồm những ai?
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_41_luc_van_tien_gap_nan_nguye.doc