Tiết 65
NGƯỜI KỂ VÀ NGÔI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
v MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.
Trọng tâm: Biết thay đổi ngôi kể trong văn tự sự nội dung kể thay đổi.
Đồ dùng: Bảng phụ, các đoạn văn tự sự.
v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A.Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ
Trong truyện “ Lặng lẽ SaPa” ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?
B.Tổ chức hoạt động dạy – học
Tiết 65 NGƯỜI KỂ VÀ NGÔI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp Hs: - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự. - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn. Trọng tâm: Biết thay đổi ngôi kể trong văn tự sự nội dung kể thay đổi. Đồ dùng: Bảng phụ, các đoạn văn tự sự. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A.Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ Trong truyện “ Lặng lẽ SaPa” ngôi kể là ngôi thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không? B.Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động của Thầy và Trò Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu về người kể trong văn bản tự sự. HS đọc ví dụ SGK. Hỏi: Chuyện kể về ai và về việc gì? Hỏi: Ai là người kể chuyện đó? Hỏi: Những câu “ giọng cười như đầy tiếc rẻ” “ những người con gái sắp ... như vậy” ....là nhận xét của người nào về ai? Hỏi: Căn cứ vào đâu có thể nhận xét: người kể chuyện dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hành đọng, tâm tư tình cảm của các nhân vật. Hỏi:Trong các văn bản tự sự đã học, người kể thường đứng ở ví trí nào? ( kể tên các văn bản: Làng, chuyện người con gái Nam Xương, truyện Kiều ...) => Nhận xét về người kể trong vưn bản tự sự? GV khái quát các câu trả lời của HS rút ra kết luận ( ghi nhớ SGK) Gọi HS đọc ghi nhớ. Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. HS đọc đoạn trích SGK. Cho HS đọc đoạn yêu cầu: Người kể là ai? kể điều gì? Hỏi: Hạn chế và ưu điểm của cách kể ở ngôi 1? ( Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?) GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. Phân 3 nhóm: mỗi nhóm đặt mình là nhân vật người đó, kể chuyện. Nội dung cần đạt I. NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét - Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên. - Người kể vắng mặt. - Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta những vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Căn cứ vào: người kể chuyện vắng mặt, mọi sự việc nhân vật đều được miêu tả, người kể có khi nhập vào một nhân vật đưa ra những nhận xét? 3. Kết luận ( Ghi nhớ SGK) II. LUYỆN TẬP Bài 1: Đoạn trích Trong lòng mẹ - Người kể:nhân vật“ tôi”bé Hồng (ngôi 1). * Ưu điểm của ngôi kể: + Diễn đạt cảm xúc tâm tư tình cảm miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp. + Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việcchủ quan. * Hạn chế: - Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiềugây sự đơn điệu trong giọng văn. Bài 2: Chuyển đoạn văn - Nhân vật anh thanh niên: + Cảm xúc khi thấy thời gian hết: tâm trạng Chú ý: Hỏi: Mỗi nhân vật sẽ bày tỏ được những suy nghĩ cảm xúc tình cảm gì khi đóng vai là người kể chuyện? Hỏi: Các nhân vật sẽ hạn chế những gì khi nhìn ở nhân vật khác? buồn, tiếc rẻ. + Không biết đựoc hành động của cô gái. - Nhân vật cô gái. + Tâm trạng khi thấy anh thông báo thời gian đã hết. + Lời muốn nói ( suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh. - Nhân vật ông họa sĩ : + Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quyết định muốn quay lại. + Không nhìn cảnh bọn tre chia tay. C. Hướng dẫn học ở nhà - Thấy được ngôi kể, người kể ảnh hưởng như thế nào đối với nội dung câu chuyện. - Làm chuyện ngôi kể “ ông Hai” ngôi 1 ( trong 1 đoạn tùy chọn). - Chuẩn bị tiết: Lặng lẽ SaPa.
Tài liệu đính kèm: