Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 68: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 68: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

ÁNH TRĂNG

 (Nguyễn Duy)

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

 Trọng tâm: Phân tích.

 ĐỒ DÙNG: Tranh, ảnh.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra :

? Đọc thuộc lòng văn bản Bếp lửa ? Cho biết nội dung chính của bài thơ ?

Gọi 01 HS khác

? Đọc những khổ thơ thể hiện hồi tưỡng về những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa ? Hãy cho biết cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ ?

3.Tổ chức hoạt động dạy – học

Anh trăng là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Duy – một nhà thơ quân đội thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành cùng cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Được viết năm 1978 ( khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ) , bài thơ đã thông qua hình tượng ánh trăng và cảm xúc của nhân vật trữ tình để diễn tả những suy ngẫm sâusắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao , tình nghĩa .

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 68: Ánh trăng (Nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 12
Tiết 58
ÁNH TRĂNG
 (Nguyễn Duy)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
 Trọng tâm: Phân tích.
 : ĐỒ DÙNG: Tranh, ảnh.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra :
? Đọc thuộc lòng văn bản Bếp lửa ? Cho biết nội dung chính của bài thơ ?
Gọi 01 HS khác
? Đọc những khổ thơ thể hiện hồi tưỡng về những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa ? Hãy cho biết cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ ?
3.Tổ chức hoạt động dạy – học 
Aùnh trăng là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Duy – một nhà thơ quân đội thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành cùng cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Được viết năm 1978 ( khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ) , bài thơ đã thông qua hình tượng ánh trăng và cảm xúc của nhân vật trữ tình để diễn tả những suy ngẫm sâusắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao , tình nghĩa .
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về bài thơ.
Gọi HS đọc chú thích SGK .
Hỏi : Hãy cho biết sự hiểu biết của em về tác giả – nhà thơ quân đội Nguyễn Duy ?
GV giới thiệu khái quát về tác giả và nhấn mạnh vào đặc điểm thơ.
( Phong cách thơ Nguyễn Duy : giàu chất triết lí , thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở , day dứt , suy tư ) .
Hỏi: Bài thơ ra đời khi nào ? Xuất xứ của bài thơ ?
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung về bài thơ.
- Đọc, GV hướng dẫn cách đọc nhịp trôi chảy đoạn 4 cao đột ngột, đoạn 5 – 6 thiết tha trầm lắng. 
Hỏi : Bài thơ có thể phân làm mấy phần ? Xác định nội dung từng phần ?
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích đoạn 1, đoạn 2.
 Gọi HS đọc đoạn 1.
Hỏi : Đoạn thơ trình bày phương thức biểu đạt nào?
Hỏi : Đoạn thơ kể về mốc thời gian nào ? Trăng gắn bó như thế nào ?
Hỏi : Hình ảnh vầng trăng như thế nào ?
Cảm nhận tình cảm trăng con người quan hệ như thế nào? 
(GV có thể bình ý này).
=> Cuộc sống hồn nhiên, con người với thiên nhiên hòa hợp làm một trong sáng và đẹp đẽ lạ thường.
- Trăng: hình ảnh thiên nhiên trong trẻo tươi mát con người gần gũivới trăng => con người đẹp đẽ trong sáng cao thượng => hình ảnh đất nước bình dị hiền hậu.
Gọi HS đọc đoạn 2:
Hỏi : Tác giả lý giải vì sao trăng thành người dưng?
Hỏi : Em thấy lí do đó có gần với thực tế không? Có phải chuyện của tác giả không?
Hoạt động của Trò
-HS đọc .
- Sinh 1948 , quê Thanh Hóa.
- Nhà thơ – chiến sĩ.
- Nhiều tác phẩm hay , giải nhất thi thơ báo “văn nghệ”
-3 phần 
-HS đọc 
-Tự sự 
- Hồi nhỏ ( tuổi thơ)	 Trăng thành tri kỉ 
- Hồi chiến tranh (người lính) 
-Trong trẻo , tươi mát
Lý giải bằng lí do thực tế.
- Ánh sáng điện gươngcuộc sống hiện đại vây bủa con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên gần gũi với thiên nhiên=> trăng trở thành người dưng.
Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ.
Nội dung cần đạt
I. Đọc – chú thích :
1. Tác giả:
- Sinh 1948 , quê Thanh Hóa.
- Nhà thơ – chiến sĩ.
- Nhiều tác phẩm hay , giải nhất thi thơ báo “văn nghệ”
2. Tác phẩm :
-Viết năm 1978 , trích từ tập thơ thơ Aùnh trăng .
3. Bố cục : 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Vầng trăng tình nghĩa
-Hồi nhỏ – hồi chiến tranh > trăng thành tri kỉ .
-Trăng trong trẻo và đẹp lạ thường . 
-Trăng và người gắn bó gần gũi , hoà làm một .
2. Trăng hóa thành người dưng :
-Cuộc sống hiện đại : con người không có điều kiện nhớ về quá khứ , về vầng trăng .
 Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích đoạn 3
Gọi HS đọc những khổ cuối .
Hỏi : Trăng xuất hiện như thế nào? 
Những từ ngữ nào cho thấy trăng xuất hiện đột ngột ? 
Hỏi : Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng như thế nào?
Hãy hình dung tâm trạng diễn xuôi ý thơ. Hình ảnh trăng im phăng phắc gợi suy nghĩ gì?
(GV có thể bình ý này)
- Hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình mà còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trăng cuộc sống và biểu tượng cho chiều sâu tư tưởng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Ánh trăng im phăng phắc: nhắc nhở nhà thơ không được quên qua khứ.
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết bài.
Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ. ( về kết cấu và giọng thơ )
GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK)
Ø Hoạt động 5: Tổ chức luyện tập.
HS làm việc theo nhóm.
-Tỏa sáng toà nhà .
- Trăng xuất hiện đột ngột “ thình lình, đột ngột”=> gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng=> cảm xúc rưng rưng: đó là sự thiết tha yêu mến xúac động trước quá khứ lại hiện hình nhân chứng gợi nhớ=>kỷ niệm với những năm tháng gian lao, đất nước bình dị hiền hậu “Như là ...”
 1.Nội dung: Bài thơ thể hiện lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gợi “ uống nước nhớ nguồn”.
 2.Nghệ thuật: Thơ 5 chữ ...giọng thơ tâm tình . Kết hợp TS và trữ tình 
LUYỆN TẬP
- Đọc thuộc bài thơ.
- Có nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăng không? Vì sao?
3. Trăng nhắc nhở tình nghĩa
-Trăng xuất hiện đột ngột gợi kỉ niệm thời quá khứ .
III. TỔNG KẾT: 
Ghi nhớ SGK
	4. Đánh giá :
Đọc thuộc bài thơ ( diễn cảm ) . Bài thơ gợi lên đạo lí sống của người Việt Nam như thế nào ? ( Uống nước nhớ nguồn )
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài thơ.
 - Phân tích 2 câu thơ cuối.
 - Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_68_anh_trang_nguyen_duy.doc