Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 9: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong Truyện Kiều

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 9: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong Truyện Kiều

NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU

TRONG TRUYỆN KIỀU

A-Mục tiêu cần đạt :

 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau :

-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

-Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .

-Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật một số trích đoạn của “Truyện Kiều” .

 B- Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 - HS : Đọc tác phẩm, học bài và soạn bài.

 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 Kiểm tra bài cũ: Đọc lại một số đọan thơ trong Tr. Kiều.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 9: Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du trong Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 20-10-2009 
Tiết : 9
Những sáng tạo nghệ thuật của nguyễn du 
trong truyện kiều
A-Mục tiêu cần đạt :
 Qua bài học , học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng sau : 
-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du 
-Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” .
-Cảm nhận và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật một số trích đoạn của “Truyện Kiều” .
 B- Chuẩn bị của GV và HS
 - GV: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 - HS : Đọc tác phẩm, học bài và soạn bài.
 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 Kiểm tra bài cũ: Đọc lại một số đọan thơ trong Tr. Kiều.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhắc lại những yếu tố cuộc đời và con người của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến thơ văn của ông ?
i.Thời đại Nguyễn Du có nhiều biến động dữ dội (chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , khởi nghĩa nông dân đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn)
-Sinh ra trong một gia đình đại quí tộc , có truyền thống về văn học .
-Mồ côi cha năm 9 tuổi , mồ côi mẹ năm 12 tuổi , ông sớm phải bơ vơ sống cuộc đời nghèo khổ , chịu đói rách , phưu bạt khắp nơi , chứng kiến nhiều cảnh đời éo le. Vì vậy , có nhiều tác động lớn đến tình cảm cảm xúc của nhà thơ .
-Những năm làm quan cho triều Nguyễn , công việc đi sứ nhà Thanh đã tác động không nhỏ tới tư tưởng và tình cảm của ông . 
ii. Những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”
-So sánh “Truyện Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du , em thấy gì sáng tạo ?
Em hãy phân ra các nhân vật chính diện và phản diện trong “Truyện Kiều”
-Em có nhận xét như thế nào khi ngòi bút tác giả miêu tả nhân vật chính diện ? Biện pháp ngt chính khi miêu tả các nhân vật này ?
+Hãy lấy dẫn chứng trong “Truyện Kiều” để minh hoạ ?
(+So sánh các miêu tả TK trong “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du )
-Đọc những câu thơ miêu tả Kim Trọng ? Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả nhân vật này ?
-Từ Hải cũng là một nhân vật chính diện . Em thấy Nguyễn Du miêu tả nhân vật Từ Hải có gì đặc biệt ?
-Các nhân vật phản diện được tác giả dùng biện pháp ngt gì ? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ ?
(Miêu tả nhân vật Mã Thúc Sinh , Tú bà , Sở Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến..)
1.Thể loại .
-Những sáng tạo về thể loại của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ “Truyện Kiều” của TT Tài Nhân (TQ) viết bằng văn xuôi tiểu thuyết chương hồi còn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết bằng truyện thơ (3254 câu thơ lục bát ) vấn đề mà tác giả quan tâm chính là vấn đề vận mệnh của một con người trong xã hội phong kíên (sô phận bi thảm của nhân vật Thuý Kiều .
2.Về nghệ thuật miêu tả
a)Nghệ thuật miêu tả nhân vật .
+ Nhân vật chính diện : Thuý Kiều , Thuý Vân , Vương Quan , Kim Trọng , Từ Hải , Vãi Giác Duyên .
+Nhân vật phản diện : Tú bà, Bạc bà , Bạc Hạnh , Hoạn Thư , Mã Giám Sinh , Sở Khanh .
*Tác giả đã sử dụng biện pháp ước lệ (vẻ đẹp của con người thường gắn với vẽ đẹp khỏe mạnh , thanh tao của các hình tượng tự nhiên ) . Cái đẹp phải được miêu tả hoàn thiện hoàn mỹ bằng biện pháp lý tưởng hoá (Đẹp thì phải tuyệt thế giai nhân, tài thì mười phân vẹn mười )
*Trong “Truyện Kiều” , nội dung miêu tả Thuý Kiều “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai” .
 Để làm nổi bật vẻ đẹp của “Truyện Kiều”, tác giả miêu tả cái đẹp hoàn thiện hoàn mĩ của Thuý Vân trước , làm đòn bẩy cho tài sắc của Thuý Kiều (Trong TK của Thanh Tâm Tài Nhân : Tác giả miêu tả Thuý Kiều trước , Thuý Vân sau ).
 Khi miêu tả Thuý Vân , cho phép người ta tưởng tượng một cô gái trẻ trung , đẹp một cách phúc hậu, đoan trang , có phần quí phái . Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp tạo hoá nhường nhịn .Còn vẻ đẹp của Thuý Kiều là cái đẹp “sắc xảo mặn mà” , vẻ đẹp mà “Hoa ghen, liễu hờn” .
 Miêu tả vẻ đẹp nhân vật , Nguyễn Du đã ngầm dự cảm hoá nhân vật . Cái đẹp “mây thua” , “tuyết nhường” dự cảm một cuộc đời có lẽ suôn sẻ , bình yên còn cái đẹp “Hoa ghen, liễu hờn” là dự cảm một số phận lênh đênh” , trôi dạt, bất trắc .
+Cái tài của Thuý Kiều cũng được miểu tả , bằng cách số phận hoá nhân vật Thuý Kiều như một định mệnh . Cái tài của Thuý Kiều được thể hiện rõ trong toàn bộ câu chuyện (Đánh đàn cho Kim Trọng , cho Mã Giám Sinh , cho Thúc Sinh , Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến  ) .
Khi miêu tả cái tài của nhân vật Thuý Kiều , Nguyễn Du chủ yếu nói đến tâm hồn đa sầu đa cảm của người nghệ sĩ . Cái tài của Kiều chính là cái tình : “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” 
*Nhân vật Kim Trọng cũng được miêu tả một cách lý tưởng hoá : từ cách xuất hiện đến diện mạo 
Nhạc vàng đâu đã thấy nghe gần gần 
Trông chừng thấy một văn nhân 
Lỏng buông tay khấu bước lần dạm băng 
Rồi Kim Trọng “Một vùng như thể cây quỳnh cành dao” với dáng dấp và tính cách : “Phong tư tài mạo tót vời” .
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa .*Nhân vật Từ Hải , từ cách xuất hiện hết sức bất ngờ , gây thiện cảm từ hình dáng đến tính cách .
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâucó khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm ém mây ngài .
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao 
Đường đường đấng anh hào 
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài + Các nhân vật phản diện thường được tác giả dùng biện pháp hiện thực . Tức là các nhân vật tự phơi bày tính cách của mình .
-Mã Giám Sinh : Bản chất con buôn dần dần được hiện ra từ lúc mới xuất hiện : “Trước thầy sau tớ xôn xao” đến các cử chỉ , lời nói , hoạt động đều rất thô lỗ :
Hỏi tên , rằng : Mã Giám Sinh 
Hỏi quê , rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần 
Rồi “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” “ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
đến “Cò kè bớt một thêm hai”
-Tú bà :Thoắt trông nhờn nhợt mầu da
ăn gì to béo đẫy đà làm sao .
“Nhờn nhợt” gợi mầu da mai mái của những người chuyên kinh doanh thân xác phụ nữ . Người ăn cơm , ăn thịt . ở đây tác giả hỏi “ ăn gì” là một hàm ý rất sâu sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.9.doc