Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách (Theo Chu Quang Tiềm)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách (Theo Chu Quang Tiềm)

Văn bản

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Theo Chu Quang Tiềm )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 * Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm.

 * Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

II. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91, 92: Văn bản Bàn về đọc sách (Theo Chu Quang Tiềm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 19 
Tiết: 91 - 92
Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	( Theo Chu Quang Tiềm )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	* Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm.
	* Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1 : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Cho học sinh đọc chú thích về tác giả và bổ sung thêm :
(Ông bàn về đọc sách rất nhiều lần . Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm , lời bàn tâm huyết của ông cho thế hệ trẻ ).
Nhấn mạnh vai trò của văn bản. Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
Hỏi : Em biết gì về xuất xứ tác phẩm ? 
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản.
(GV nêu cách đọc) - Giọng đọc khúc chiết rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu lập luận -> GV đọc.
Hỏi : Văn bản với nhan đề gợi hình dung nên kiểu văn bản nào? 
Hỏi : Vấn đề nghị luận là gì ?
Hỏi : Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
HS đứng tại chỗ trả lời.
Lớp bổ sung. 
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
Hỏi : Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
? Tác giả đã chỉ ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó?
Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây? Nhận xét cách lập luận?
Hỏi : Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng như thế nào? Quan hệ giữa 2 ý nghĩa đó như thế nào? (Quan hệ nhân quả)
Giảng : Đọc sách là sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn , đi phát hiện thế giới mới .
Ø Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích đoạn văn thứ 2.
Hỏi : Em hãy chứng minh ý nghĩa to lớn của sách qua một tác phẩm cụ thể ?
Hỏi : Theo em , đọc sách dễ hay khó ? Vì sao ?
Hỏi : Đọc sách có lợi hay hại ? Vì sao ?
Hỏi : Tác giả cho rằng đọc sách có hại như thế nào ? Vì sao ? 
Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
G.V : Gọi HS đọc đoạn cuối .
Hỏi : Cần lựa chọn sách đọc như thế nào?
Liên hệ : Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ cho việc học Ngữ văn?
Hỏi : Có nên dành nhiều thời gian đọc sách thường thức không? Vì sao?
Hỏi : Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào? Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào?
Hỏi : Tác giả đưa ra cách đọc sách có phải chỉ để đọc mà còn học làm người, em có đồng ý không? Vì sao?
G.V : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
Câu hỏi : Nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên sức hấp dẫn cao của văn bản?
(+ Lí lẽ thấu tình đạt lí.
+ Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích lũy nghiền ngẫm lâu dài.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Giàu hình ảnh.)
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
Hs thảo luận, GV khái quát các ý kiến rút ra kết luận.
Hs đọc ghi nhớ trong SGK.
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc sách khi học giảng văn được kết hợp ở những khâu nào? Các cách đọc đó có tác dụng gì? Lấy ví dụ chứng minh.
Bài văn khác với bài chứng minh ở điểm nào? Có phải là văn giải thích không? => Văn bình luận.
-Người Trung Quốc, nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng.
-Trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc”, bàn về niềm vui và nỗi khổ của người đọc sách.
Đọc, tìm hiểu chú thích
(SGK)
-(nghị luận).
-Bàn về đọc sách . 
-3 phần
- Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, nguy hại của việc đọc sách.
- Phương pháp đọc sách.
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được.
+ Những sách có giá trị -> Cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
+ Sách nhiều tràn ngập -> không chuyên sâu.
+ Sách nhiều khó lựa chọn.
- Lựa chọn sách.
+ Chọn tinh, đọc kĩ có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Hs đọc đoạn văn cuối cùng.
+ Đọc: vừa đọc vừa nghĩ.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống.
-> Đọc sách vừa học tập tri thức -> rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
-HS thảo luận và trình bày .
(+ Lí lẽ thấu tình đạt lí.
+ Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích lũy nghiền ngẫm lâu dài.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Giàu hình ảnh.)
-Đọc ghi nhớ .
1. Đọc trong giảng văn.
Đọc to, đọc bình chú, đọc sáng tạo .
Đọc -> hiểu nội dung – nghệ thuật tác phẩm.
2. Tự rút ra cách đọc và lựa chọn sách cho hợp lý nhất.
I. ĐỌC – CHÚ THÍCH
1. Tác giả:
-Người Trung Quốc, nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng.
2. Tác phẩm:
Trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc”, bàn về niềm vui và nỗi khổ của người đọc sách .
3. Bố cục : 03 phần
-Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Các khó khăn, nguy hại của việc đọc sách.
-Phương pháp đọc sách.
II. ĐỌC – HIỂU :
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
-Đọc sách ð con đường học vấn .
+ Sách ghi chép , lưu truyền mọi tri thức , thành tựu .
+ Sách ð cột mốc phát triển của nhân loại .
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm hết sức quý báu . 
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
2. Khó khăn , nguy hại :
-Sách nhiều ð không chuyên sâu .
-Khó lựa chọn ð lạc hướng.
3. Phương pháp đọc sách
-Cách chọn sách :
+ Chọn cho tinh .
+ Đọc cho kĩ . 
-Cách đọc sách :
+ Vừa đọc vừa nghĩ .
+ Đọc có kế hoạch , có hệ thống .
Ghi nhớ SGK / 07
4. Củng cố:
- Theo em đọc sách có ý nghĩa gì? Tầm quan trọng ra sao?
- Qua bài học, em rút ra bài học gì về phương pháp đọc sách?
5. Hướng dẫn học bài :
	- Tự trao dồi phương pháp đọc sách.
	- Chuẩn bị bài “Khởi ngữ”
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_91_92_van_ban_ban_ve_doc_sach.doc