Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 121

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 121

Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

( Trích) _Chu Quang Tiềm_

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 a.KT- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 b.KN - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 c.TĐ.Giáo dục học sinh thái độ đọc sách ,tỡm hiểu tri thức.

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra:( 5 ): Vở soạn của học sinh (10em) và nhận xét.

*Giới thiệu bài:( 1 ): Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm, nhà mỹ học, lý luận văn học lớn của Trung Quốc. Ông nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân, được thể hiện trong bài viết "Bàn về đọc sách". Đó là bài mới hôm nay chúng ta sẽ học.

 

doc 145 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 121", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
Kết quả cần đạt
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ.
	- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận, phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Ngày soạn: 1/1/10 . Ngày giảng: 9A/ 4 -5/ 1/2010 
Bài 18. Tiết: 91+ 92
Văn bản: bàn về đọc sách
( Trích) _Chu Quang Tiềm_
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
	a.KT- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	b.KN - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 c.TĐ.Giỏo dục học sinh thỏi độ đọc sỏch ,tỡm hiểu tri thức.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra:( 5 ): Vở soạn của học sinh (10em) và nhận xét.
*Giới thiệu bài:( 1 ): Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm, nhà mỹ học, lý luận văn học lớn của Trung Quốc. ông nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc sách. ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân, được thể hiện trong bài viết "Bàn về đọc sách". Đó là bài mới hôm nay chúng ta sẽ học.
b. Bài mới:
?
HS
GV
? 
HS
? 
HS
GV
GV 
?
gv
HS
gv
HS 
?
HS 
? 
HS 
?
hs
gv
?
gv
?
HS
GV
?
gv
?
HS
?
hs
?
HS
?
HS
?
HS
?
gv
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
GV
?
?TB
HS
?
HS
GV
?
?
?
?
HS
GV
?
HS
Qua đọc và chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả Chu Quang Tiềm.
Chu Quang Tiềm (giáo sư, tiến sĩ ), ông nhiều lần bàn về việc đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
- Vấn đề đọc sách và phương pháp đọc sách có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu tri thức nhân loại của mỗi người. Trong thời gian gần đây, đài truyền hình Việt Nam trong chương trình chào buổi sáng có chuyên mục: "Mỗi ngày một cuốn sách" đã giới thiệu nhiều cuốn sách hay, ví dụ hai cuốn sách được bạn trẻ quan tâm: Nhật ký liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thị Thùy Trâm.
Tên văn bản là" Bàn về đọc sách" cho thấy bài văn này thuộc kiểu văn bản gì?
- Văn bản nghị luận ( lập luận, giải thích một vấn đề xã hội ).
Văn bản nghị luận quy định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây?
1 Hệ thống sự việc.
1 Bố cục theo từng phần: MB, TB, KB?
1 Hệ thống luận điểm.
Nêu yêu cầu đọc văn bản nghị luận: Rõ ràng, mạch lạc, giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò truyện, chú ý các hình ảnh so sánh. GV cùng 3, 4 hs đọc bài.
- Đọc chú thích SGK.
Bài nghị luận gồm mấy luận điểm, cụ thể ra sao?
- Ba luận điểm tương ứng với 3 phần sau:
- Phần 1( Từ đầu đ phát hiện thế giới mới) tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- Phần 2 ( Tiếp đ tiêu hao lực lượng) Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3 ( Còn lại ): Bàn về phương pháp đọc sách ( cách chọn sách và phương pháp đọc sách ).
Tóm lại: Đoạn trích bàn về vấn đề đọc sách chủ yếu trên 3 bình diện: Sự cần thiết và ý nghĩa đọc sách; cách chọn sách; cách đọc sách, các ý liên quan chặt chẽ với nhau, 2 ý sau là trọng tâm.
Đọc phần 1 và nêu nội dung của phần này?
Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đã đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì theo tác giả đọc sách có quan hệ với học vấn như thế nào?
- Học vấn là những hiểu biết của con người, một mặt do đọc sách mà có. 
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
Sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích bằng các lý lẽ nào?
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại: Là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại, được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
- Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa những thành tựu của ông cha để lại trong sách.
Những cuốn SGK em đang học có phải là di sản tinh thần không? Em đã được thừa hưởng những gì từ việc học những cuốn SGK đó? Cho ví dụ.
SGK cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận.
Ví dụ: tri thức về tiếng Việt và văn bản trong SGK ngữ văn giúp ta có kỹ năng sử dụng đúng và hay ng2 PT trong nghe, đọc, nói, viết....
Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách.
Tiết 92
Chuyển ý: Với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, thấu tình đạt lí, tác giả chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách trong con đường học vấn của mối người. Đọc sách là con đường tích lũy và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học. Đọc sách là học với thầy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Dù văn hóa nghe, nhìn thực tế cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách. Nhưng đọc sách có dễ không?
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì cần phải đọc sách như thế nào? Để hiểu được điều đó, tác giả tiếp tục lí giải ở phần tiếp theo.
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Thu Quang Tiềm đã chỉ ra những sai lạc nào thường gặp trong việc đọc sách?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không kịp tiêu hóa, không kịp nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
Như vậy, tác giả đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lạc thường gặp, đó là:
- Đọc sách không chuyên sâu, tham lam, hời hợt.
- Đọc lạc hướng.
Tác giả đã giải thích về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu như thế nào?
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.( Ví dụ cách đọc của các học giả trẻ hiện nay).
Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lý lẽ của tác giả.
- Xem trong cách đọc chuyên sâu, phê phán cách đọc không, chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh, đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
- Đọc sách để tích lũy và nâng cao học vấn, cần đọc chuyên sâu tránh tham lam, hời hợt.
Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
- Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng?
- Do sách vở ngày một nhiều ( chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản, đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển, trong khi người đọc lại tham nhiều mà không vụ thực chất.
Tác hại của cách đọc lạc hướng được tác giả phân tích như thế nào?
- Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt, bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách cơ bản, quan trọng.
Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
- Báo động về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích.
- Kết hợp phân tích bằng lý lẽ với liên hệ thực tế: Làm học vấn giống như đánh trận và kẻ trọc phú khoe của.
Em nhận được lời khuyên nào từ việc này?
- Đọc sách không được đọc lung tung, tùy tiện, với quyển nào đọc quyển ấy mà cần có mục đích cụ thể.
Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
- Học sinh tự bộc lộ.
Chuyển ý: để tránh những sai lệch trên về đọc sách, tác giả đã đưa ra ý kiến về lựa chọn sách đọc và cách đọc sách có hiệu quả nhất.
Đọc phần 2 của văn bản:
Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?
- Chọn cho tinh không cốt lấy nhiều. Đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
Em hiểu thế nào là sách phổ thông, sách chuyên môn, cho ví dụ.
- Sách phổ thông: sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết ( SGK các cấp).
- Sách chuyên môn: sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
Theo tác giả, thế nào là đọc sách để có kiến thức phổ thông?
- Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ở trung học và năm đầu đại học, mỗi môn phải chọn từ 3 đ 5 quyển xem cho kỹ, tổng hợp cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển... kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay cả học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
- Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và năm đầu đại học.
- Các học giả cũng không thể bỏ qua để có kiến thức phổ thông.
- Vì các môn học có liên quan đến nhau, không có học vấn nào cô lập.
Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lý giải như thế nào?
- Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi hãy nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
Nhận xét về cách trình bày lý lẽ của tác giả?
- Kết hợp phân tích lý lẽ với liên hệ, so sánh.
Từ đó em thu nhận được gì từ lời khuyên này của tác giả về cách chọn sách?
- Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu nhiều lĩnh vực.
Theo tác giả cách đọc sách đọc sách đúng đắn nên thế nào?
* Có hai ý kiến về cách đọc sách đáng để mọi người suy nghĩ, học tập:
- Đọc kỹ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần đến thuộc lòng nhất là những quyển sách có giá trị.
- Đọc với sự say mê, ngấm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, kiên định mục đích.
Tác giả đã chỉ ra tác hại của lỗi đọc hời hợt ra sao? ( Tác giả chế giễu tai hại lối đọc hời hợt ra sao?)
- Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn tay không mà về, như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
Cả cuộc đời học tập, tích lũy kinh nghiệm của bản thân, giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm muốn nhắc nhở chúng ta cách đọc sách thiết thực, có hiệu quả nhất, đó là: không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc, vừa suy nghĩ " Trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do" nhất là đối với các quyển sách có giá trị. Không nên đọc sách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch. Thậm chí đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Theo Chu Quang Tiềm, đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính ... em.
c, Biểu điểm:
- Điểm khá, giỏ: nội dung đầy đủ, bố cục 3 phần rõ ràng, cảm và hiểu tác phẩm, nhân vật, các đoạn đã có sự liên kết về nội dung và hình thức.
- Điểm trrung bình: nội dung tương đối đấy đủ, có bố cục 3 phần nhưng chưa chặt chẽ, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ liên kết.
- Điểm yếu: các bài còn lại.
d, Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Soạn bài: Sang Thu.
Bài 24
Kết quả cần đạt.
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
+ Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
- Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý.
- Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nắm vững cách làm bài văn đáp ứng tốt các yêu cầu ấy.
Ngày soạn: / /	Ngày giảng: /
Ngữ văn - bài 24 - tiết 121.
Văn bản:	Sang Thu
	- Hữu Chỉnh -.
1, Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.a
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
2, Chuẩn bị: a, GV: giáo án, SGK, SGV.
	 b, HS: học bài cũ, soạn bài mới.
3, Tiến trình bài dạy:
* ổn định tổ chức: sĩ số lớp 9A:
	 9B:
a, Kiểm tra bài cũ: ( ):
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ: " Viếng lăng Bác"
- Phân tích một số hình ảnh ẩn dụ mà em tâm đắc nhất.
Trả lời:
- Học sinh: đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Phân tích một hình ảnh ẩn dụ ( hàng tre, mặt trời, vầng trăng...)
b, Bài mới:
* Giới thiệu bài: ( ) thơ tả về bốn mùa thường có nhiều. Song thơ tả thời điểm giao mùa thường rất ít, vì thế ta càng quý những bài như " Sang thu ". Tứ mùa được chuyển sang mùa thu, thiên nhiến ở miền Bắc vào thu được cảm nhận như thế nào qua " Sang thu " của Hữu Chỉnh ta tìm hiểu ngày hôm nay.
* Dạy bài mới:
HS
?
GV
HS
?
Đọc và chú thích * trang 71.
Nêu một số nét chính về tác giả và xuất xứ bài thơ?
- Hữu Chỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
Xuất xứ bài thơ.
Bài thơ sáng tác theo thể thơ 5 chữ, gieo vần liền và vần cách, chú ý cách gieo vần.
- GV đọc.
- 2 học sinh đọc.
- Chú thích một số từ: chùng chình, dềnh dàng.
Đây là một bài thơ trữ tình, hãy xác định nhân vật.
I, Đọc và tìm hiểu chung 
1, Tác giả - tác phẩm.
- Tác giả: Hữu Chỉnh tên đầy đủ Nguyễn Hữu Chỉnh, sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Sáng tác bài thơ từ trong kháng chiến chống Mỹ. Ông tham gia BCH hội nhà văn Việt Nam khóa III, IV, V. Từ năm 2000 Hữu Chỉnh là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm: bài thơ in trong tâp thơ " Từ chiến hào đến thành phố ' ( 1941).
2, Đọc bài thơ:
?
?
HS
?
?
HS
GV
?K
HS
HS
?
?
?
?
?
HS
GV
?
?
?
GV
?
?
- Là bài thơ trữ tình vì bài thơ miêu tả những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
- Nhân vật trữ tình thống nhất với tác giả.
Em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản này?
- Miêu tả kết hợp biểu cảm ( miêu tả để biểu cảm ).
Con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào?
- Cảm nhận không gian làng quê sang thu ( khổ thơ đầu ).
- Cảm nhận không gian đất trời sang thu ( hai khổ thơ cuối ).
Đọc khổ thơ đầu ( GV chép lên bảng ).
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Chỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
- Cảm nhận từ hương vị ( hương ổi )
- Cảm nhận qua sự vận động của gió, sương.
Em có nhận xét gì về sử dụng từ ngữ miêu tả, cảm nhận của tác giả?
- Gợi ý:
+ Từ " bỗng" đặt ở đâu bài có ý nghĩa gì?
+ Em hiểu " gió se " là thế nào?
+ Từ " phả " có thể thay thế những từ nào?
+ Từ " chùng chình" có thể thay bằng những từ nào? + + Giá trị biểu cảm của các từ ngữ được tác giả sử dụng trong việc biểu hiện thiên nhiên?
Suy nghĩ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Từ " bỗng " diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ trước sự đổi thay của thời tiết tác động đến cảm giác của bản thân.
- Gió se là gió heo may hơi lạnh.
- Từ " phả " có thể thay bằng các từ: thổi, đưa, bay, lan, tỏa vào, trộn lẫn.
- Chùng chình: nhẹ chậm quẩn.
Gió chùng chình: gió nhẹ, thoảng qua như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm.
Mở đầu bài thơ bằng từ " bỗng " thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ lắm sao!
Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu lại về. Đó là hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se lạnh ( hơi lạnh và hơi khô ). Từ " phả" có thể thay bằng những từ khác ( thổi, đưa, bay, lan, tỏa...) nhưng cả bấy nhiêu từ đều không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ. Mùa quả chín, ổi chín, mùa ổi đã từng trở thành nhan đề cho một số bộ phim nổi tiếng, ở đây đã thành mùi hương của mùa thu miền Bắc Việt Nam.
Chùng chình là từ láy gợi hình, có thế thay bằng từ dềnh dàng, đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững....Dùng từ "chùng chình" có cái hay riêng. Tác giả nhân hóa làn sương. Nó bay qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày. Có cái gì đó duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng thiếu nữ, một người bạn gái nào đây... và tất cả chưa thật rõ ràng, hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. Từ " hình như " thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên đó.
Từ đó, em cảm nhận điều gì từ tâm hồn nhà thơ trước thu?
- Tâm hồn nhạy cảm.
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu mùa thu và cuộc sống nơi làng quê, bao trùm lên tất cả là tình yêu đất nước, yêu dân tộc.
Chuyển ý: " Hình như thu đã về " phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó hình như thu về còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định để xem xét thêm cảm giác sang thu kia có đích thực không hay chỉ là ảo giác? Tác giả tiếp tục quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Đó chính là hai khổ thơ còn lại.
Đọc diễn tả khổ thơ thứ hai.
Trong khổ thơ này, hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng hình ảnh, chi tiết nào?
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Em hiểu " sông được lúc dềnh dàng " là như thế nào?
- Mặt nước lớn dâng lên nhưng không cuộn chảy mà lặng lẽ, phẳng lặng, không vẩn đục như sông mùa hạ mưa nhiều.
" Chim bắt đầu vội vã " nói lên điều gì?
- Sang thu thời tiết se lạnh, cánh chim vội vã bay về phương Nam tránh rét.
Hình ảnh "Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu" nên hiểu thế nào? Có thật có một đám mây như thế không? Tác giả sáng tạo hình ảnh thơ bằng nghệ thuật gì?
- Hình ảnh được sáng tạo bằng cảm nhận tinh tề, kết hợp trí tưởng tượng bay bổng/
- Sự thật không có đám mây nào như thế.
Giá trị biểu cảm của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh trên như thế nào?
Không gian từ hè sang thu, cái " hình như " ở câu trên được cụ thể hóa ở khổ thơ tiếp theo bằng những hình ảnh quen thuộc. Chim bay vội vã vì sợ lạnh, phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn. Dòng sông chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè. Từ " dềnh dàng " cũng như " chùng chình " ở trên đã làm cho con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn.
Đặc biệt hình ảnh " Đám mây mùa hạ vắt mình sang thu " là một liên tưởng sáng tạo, thú vị. Sự thật không có đám mây nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của nhà thơ.
Nhưng chính các hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây lững lờ trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp thật là khêu gợi hồn thơ.
Chuyển ý: sự thay đổi của đất trời theo tốc độ chuyển động từ học sang thu ( có cái chậm, có cái nhanh ) nhẹ nhàng mà rõ rệt. Con người còn cảm nhận thấy những biểu hiện khác biệt nào của thời tiết khi chuyển mùa, chúng ta sang khổ thơ cuối.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào trong khổ thơ trên.
- Nắng, mưa, sấm, hàng cây.
ý nghĩa tả thực của các chi tiết không gian này là gì?
- Thiên nhiên vẫn còn nắng, mưa, sấm dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng tất cả đã giảm dần mức độ, cường độ ( nắng không còn chang chang dữ dội như mùa hè, mưa và sấm cũng đã thưa dần, tất cả đang lặng lẽ vào thu.
Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây cao tuổi.
Gợi ý: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ.
+ Sấm: những vang động của bất thường, của ngoại cảnh, cuộc đời.
+ Hàng cây cao tuổi: con người đã từng trải.
Nắng mưa lúc sang thu cũng không giống như hồi giữa hạ. Có thể hiểu là mưa ít hơn, sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn, không đùng đùng, đoành đoành đột ngột vang rền cùng những tia chớp sáng lòe, xé rách bầu trời trong những trận mưa bão tháng 6, tháng 7. Cũng có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.
Vì hàng cây đã đứng tuổi ( có tuổi, nhiều tuổi ) đã trải nghiệm nhiều phong ba, bão táp. Khi con người từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước nhiều tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
Từ đó em hiểu gì về con người trước lúc sang thu?
- Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, tác giả liên tưởng tới những thay đổi của mùa thu đời người. Con người cần biết chấp nhận, bình tĩnh sống vì long tin. Đó cũng chính là tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người của tác giả.
Qua phân tích em hãy khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ.
II, Phân tích bài thơ.
1. Cảm nhận không gian làng quê sang thu. ( )
- Với tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ đã cảm nhận tinh tế về sự chuyển giao mùa giữa mùa hạ sang thu nơi làng quê.
2, Cảm nhận không gian trời đất sang thu.( )
- Từ những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững 
HS
?
Đọc ghi nhớ SGK trang 71
Em biết những bài thơ của các nhà thơ khác viết về mùa thu?
- Thu điếu, Thu ẩm, Vịnh mùa thu ( Nguyễn Khuyến ).
- Tiếng thu ( Lưu Trọng Lư )
* Đọc diễn cảm bài thơ ( 3 em)
vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III, Tổng kết: ( )
- Nghệ thuật: thể thơ năm tiếng, kết hợp miêu tả với biểu cảm, các hình ảnh giàu sức biểu hiện cảm xúc và liên tưởng.
- Nội dung: bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hè sang đầu thu cùng những suy tư về tuổi đời của con người từng trải.
IV, Luyện tập: ( )
c, Hướng dẫn học ở nhà: ( )
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vứng nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
- Soạn bài: Nói với con.

Tài liệu đính kèm:

  • docdanh bai giang ngo thuy - tr.quyet.doc