Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 128

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 128

Ngày soạn: 28/11/2008 Ngày dạy: / 12/2009

Bài 18-Tiết 91- 92: Bàn về đọc sách

 (Chu Quang Tiềm )

A. Mục tiêu cần đạt:

1- Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học .

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Tìm đọc: "Danh nhân Trung quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.

- Trò: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài sgk.

C. Tổ chức dạy và học:

I. Ổn định.

II. Kiểm tra:

III. Bài mới:

1. Giới thiệu : Hiện nay, có một vấn đề đang được nhắc đến nhiều, đó là “Văn hoá đọc”. Tại sao lại đặt ra vấn đề trên. Văn bản “Bàn về đọc sách” của Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm- nhà mĩ học và lí luận văn học lớn của Trung Quốc sẽ cho chúng ta hiểu về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc.

 

doc 123 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2008 Ngày dạy: / 12/2009
Bài 18-Tiết 91- 92: Bàn về đọc sách 
 (Chu Quang Tiềm )
A. Mục tiêu cần đạt: 
1- Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học ...
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Tìm đọc: "Danh nhân Trung quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.
- Trò: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài sgk.
C. Tổ chức dạy và học:
I. ổn định. 
II. Kiểm tra: 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu : Hiện nay, có một vấn đề đang được nhắc đến nhiều, đó là “Văn hoá đọc”. Tại sao lại đặt ra vấn đề trên. Văn bản “Bàn về đọc sách” của Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm- nhà mĩ học và lí luận văn học lớn của Trung Quốc sẽ cho chúng ta hiểu về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc.
2. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Đọc văn bản trích ?
H: Đọc chú thích ?
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Điềm ?
H: Dựa vào chú thích hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ?
- Chu Quang Điềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- VB được trích trong danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách viết năm 1995. Do dịch giả Trần Đình Sử dịch.
-Xuất xứ: Trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” – nhà xuất bản Bắc Kinh 1995.
 I - Đọc - chú thích.
1. Đọc
2 Chú thích
a. Tác giả - tác 
phẩm 
- Xuất xứ
b. Từ khó
*HĐ2: HD đọc-hiểu.
*Bố cục: 3 phần 
-Đoạn 1 từ đầu đến “Tgiới mới”: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
-Đoạn 2 tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: Nêu các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
-Đoạn 3 còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách: cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc ntn cho hiệu quả.
II, Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
-Bố cục: 3 phần 
H? Bài viết có thể chia mấy đoạn? Nội dung chính?
H?Qua bố cục bài viết, theo em vb thuộc văn bản nào.
-Thể loại: Nghị luận
*GV: Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
Vậy qua phần đọc, hãy cho biết vấn đề nghị luận ở đây là gì?
-H/s phát biểu: Bàn luận về vấn đề đọc sách.
-Vấn đề nghị luận: Bàn luận về vấn đề đọc sách.
H?T/giả đã triển khai vấn đề bằng mấy luận điểm, là những vấn đề nào?
-H/s bàn luận chỉ ra 3 luận điểm:
+Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách.
+Cách lựa chọn sách để đọc.
+Phương pháp đọc sách.
- Luận điểm
H? Theo tác giả sách có tầm quan trọng ntn?
- Gọi 1 hs đọc lại đoạn 1.
*Tầm quan trọng của sách : 
+Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. 
+Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại .
2. Phân tích
2. 1, Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
a. Tầm quan trọng 
H? Từ sự phân tích ở trên tác giả đã khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách ntn trong đời sống con người?
+Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, nung nấu suốt mấy nghìn năm nay.
H?Vậy đối với mỗi người sách có ý nghĩa quan trọng ntn? 
*ý nghĩa: 
-Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức:
-Đối với mỗi người:
-Đọc sách để chuẩn bị, để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, để phát hiện thế giới mới.
-Không thể tiếp thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá học thuật nếu như không biết kế thừa, không xuất phát từ thành tựu của các thời đại đã qua.
b. ý nghĩa 
*GVchuyển:Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc.
2.2. Cách lựa chọn sách để đọc. 
H? Tác giả đã chỉ ra những nguy hại nào khi có quá nhiều sách ?
*Cần phải lựa chọn sách để đọc vì:
+Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm .
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
a.Tại sao cần phải lựa chọn sách để đọc?
H? Theo ý kiến tác giả cần lựa chọn sách khi đọc ntn ?
*Cần lựa chọn sách khi đọc: 
-Không tham đọc nhiều, mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị có lợi cho mình.
-Cần đọc kĩ các cuốn sách, những tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. 
-Không xem thường việc đọc sách loại thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình .
b.Cần lựa chọn sách khi đọc ntn?
H? Tác giả khẳng định “Trên đời.” câu đó thể hiện điều gì?
-"Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác" vì thế 
“không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn”. 
àChứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của 1 học giả lớn. 
H? Sau khi đã chỉ cho mọi người thấy cần lựa chọn sách để đọc ntn, tác giả lại tiếp tục bàn về vấn đề gì ?
- H/s thảo luận theo nhóm nhỏ, đại diện phát biểu: Bàn về cách đọc sách.
*GV khẳng định: Việc lựa chọn sách để đọc là 1 điểm quan trọng trong phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này tác giả còn bàn thật cụ thể về cách đọc.
2.3. Phương pháp đọc sách 
H? Nếu đọc mà không ngẫm nghĩ thì sẽ ra sao?
H? Vậy ta phải đọc như thế nào? 
*Nếu đọc mà không ngẫm nghĩ: 
-Thì như cưỡi ngựa qua chợ, làm mắt hoa ý loạn tay không mà về, lừa mình dối ngườiđó là cách thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
*Cách đọc:
-Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của của.
- Phải vừa đọc, vừa suy nghĩ, “ trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị 
-Không nên đọc 1 cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân, mà cần có kế hoạch, có hệ thống. 
- Không nên đọc lướt qua
-Phải vừa đọc, vừa suy nghĩ
-Không nên đọc 1 cách tràn lan
H? Từ việc phân tích như trên tác giả đã rút ra kết luận gì ?
à Cách đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. 
*HĐ3: H/D hs tổng kết
H? Có nhận xét cho rằng “văn bản cótình”
*HS thảo luận ý kiến, đại diện trả lời:
-Văn bản có tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, thấu lí, đạt tình vì:
- Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ với tư cách 1 học giả có uy tín từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ nghiền ngẫm lâu dài.
-Trình bày lời bàn bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò tâm tình, thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tại.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
-Văn bản có tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, thấu lí, đạt tình 
H? Bên cạnh thành công ở việc phân tích thấu lí đạt tình, văn bản còn thành công ở điểm nào nữa ?
Điểm thành công khác của văn bản:
-Bố cục bài viết chặt chẽ, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. 
-Bố cục bài viết chặt chẽ, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. 
H?Hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh trong bài?
- Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể bằng những hình ảnh so sánh:
( “liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “lưu tâm” thì rất ít, giống như ăn uống “Làm học vấn giống như đánh trận”). 
- Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ “giống như chuột chui vào sừng trâu, càng chui càng hẹp.
- Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể bằng những hình ảnh so sánh
H? Qua tìm hiểu văn bản em thu nhận được những nội dung nào?
b,Nội dung:
- HS dựa phần ghi nhớsgk/7 trình bày.
2. Nội dung 
H?phát biểu bài học mà bản thân rút ra khi học xong bài.
H?Để giải quyết vấn đề "Bàn về đọc sách"T/ giả đưa ra mấy luận điểm? Là những luận điểm nào? Các luận cứ để làm sáng tỏ?
IV. Luyện tập 
4. Củng cố. 
H: Qua việc tìm hiểu trên em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? (giáo viên tích hợp các phép phân tích tổng hợp sắp học )
H: Qua bài viết của Chu Quang Tiềm em học tập được gì khi viết văn nghị luận ?
D. Hướng dẫn về nhà
- Đọc kỹ văn bản, nắm chắc cách lập luận.
- Chuẩn bị:"Khởi ngữ".
Rút kinh nghiệm sau tiêt dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/11/2008 Ngày dạy: / 12/2009
Bài 18 -Tiết 93:
Khởi ngữ
A. Mục tiêu: 
1- Kiến thức: 
Học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là đề tài của ..... (cần hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ?”
- Biết đặt những câu có kiểu ngữ.
2. Kỹ năng: sử dụng thuật ngữ ...
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi ví vụ
C. Tổ chức dạy và học:
I. ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới
Giới thiệu bài
Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung cần đạt
*Hđộng1: Hỡnh thành khỏi niệm về khởi ngữ.
Giáo viên treo bảng phụ ghi các ví dụ trong SGK.
H: Đọc các ví dụ ở bảng phụ ?
H: Lên bảng xác định thành phần chủ - vị của câu ?
H: Nêu vị trí của các từ in đậm trong câu ?
H: Phần in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ ?
H: Cái gì là đối tượng được nói đến trong các câu này ?
H: Các đối tượng đó được thể hiện ở phần nào ?
H: Vậy phần in đậm ở câu đó là khởi ngữ. Qua đó em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
H: ở các ví dụ trên thường có các từ ngữ nào đứng trước khởi ngữ ?
H: Đọc ghi nhớ trong SGK ? 
H: Cho 1 ví dụ về khởi ngữ ? Hoặc tìm trong các văn bản đã học ?
- Học sinh đọc bảng phụ
- Học sinh xác định thành phần câu.
- Đứng trước chủ ngữ.
I. Đặc điểm và cụng dụng của khởi ngữ trong cõu.
1. Ví dụ
a) anh
b) Giàu.
c) Các thể thức văm trong lĩnh vực văn nghệ.
- Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
- Câu a là “anh”
 Câu b là “giàu”
 Câu c là “Các thể thức trong lĩnh vực văn nghệ.
-> Đều được đề cập ở phần in đậm.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Tính khởi ngữ thường có thể có thêm các quan hệ từ về, đối với.
 - Học sinh đọc ghi nhớ.
 - Học sinh lấy ví dụ.
2.Nhận xột:
-Vị trớ: đứng trước chủ ngữ
- Quan hệ với vị ngữ: khụng cú quan hệ
-Vai trũ: Nờu đề tài
+Cỏch nhận biết:
H? Qua sự tỡm hiểu trờn em cú nhận xột gỡ về khởi ngữ?
*HS đọc ghi nhớ :sgk
3. Ghi nhớ:sgk/8.
*Hđộng2:HDhs luyện tập.
*Gọi hs đọc và nờu yờu cầu của bài tập
Bài1/8: 1hs đọc.Hs lần lượt nhận diện khởi ngữ trong cỏc cõu:
a, Điều này.
b, Đối với chỳng mỡnh.
c,Một mỡnh.
d,Làm khớ tượng.
e, Đối với chỏu.
II. Luyện tập
Bài1/8-sgk.
-Goi hs đọc, nờu yờu cầu của bài tập.
*Bài2/8-sgk:
-1hs đọc, nờu yờu cầu của ... ương, là đất nước.
8
Mùa xuân nho nhỏ
(Thanh Hải)
1980
5 chữ
- Nhạc điệu trong sáng, tha thiết, tứ thơ sáng tạo, tự nhiên.
- Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng thành công, đậm đà chất Huế.
9
Viếng Bác(Viễn Phương)
1975
8 chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động rất sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong 1 lần từ miền Nam ra viếng Bác.
10
Nói với con(Y Phương)
Sau1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
11
Sang thu
(Hữu Thỉnh)
Sau1975
5 chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao muătf hạ sang thuqua sự cảm nhận tinh tế của t/g.
2. Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử(Từ cách mạng tháng 8 đến 1945): 
*1945-1954: G/đoạn k/c chống Pháp: Đồng chí.
*1954-1975: Đất nước chia thành 2 miền:
+Miền Bắc hoà bình: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
 +Miền Nam tiếp tục chiến tranh giải phóng dân tộc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
*Sau 1975: ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Nói với con; Sang thu.
* Nội dung:
- Các tác phẩm đã tái hiện h/ả của cuộc sống đất nước và h/ả con người Việt Nam suốt 1 thời kì lịch sử từ sau CM tháng 8/1945 qua nhiều giai đoạn: trong 2 cuộc k/c'chống Pháp và chống Mĩ gian khổ, trường kì và thắng lợi vẻ vang; nhân dân đất nước anh hùng (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru).
- Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những mối quan hệ tốt đẹp của con người: (Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Con cò).
- Tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con người trong thời kì lịch sử có nhiều bién động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:
 + Tình yêu quê hương, đất nước.
 + Tình đồng chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác Hồ
 + Những tình cảm bền chặt, gần gũi của con người: tình mẹ con, bà cháu thống nhất với tình cảm đất nước. 
3. So sánh những đặc điểm chung và riêng của các bài thơ có đề tài giống nhau:
 *Đề tài tình mẹ con: Khúc hát rumẹ; Con cò.
*Những điểm giống nhau:( GV đặt câu hỏi; h/s trả lời, có bnhận xét, bổ sung)
 - Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
 - Cách thể hiện gần gũi đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ.
*Những nét riêng:(Chia3 nhóm, mỗi nhóm một câu)
Khúc hát ru những mẹ
Con cò
Mây và sóng
Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và chân thành với CM của bà mẹ Tà-ôi trong k/c chống Mĩ hết sức gian khổ, khó khăn, ác liệt. Hình tượng sáng tạo:hát ru con lớn trên lưng mẹ.
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi tình mẹ, tình mẹ thương con và có ý nghĩalời ru đối với cuộc sống mỗi con người.
Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của bé với mẹ để thể hiện tình yêu thương thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với bé là vẻ đẹp, là niềm vui, là sự hấp dẫn lớn nhất, sâu sa và vô tận hơn những điều trong thiên nhiên, vũ trụ.
4. Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội trong 3 bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng:
* Điểm giống nhau: Đều viết về người lính CM với vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn. 
* Điểm khác nhau: Mỗi bài khai thác những nét riêng biệt và trong từng hoàn cảnh khác nhau:
 - "Đồng chí": Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ niềm vui.
 - "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":Tinh thần lạc quan, dũng cảm, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua những khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của những người lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ.
 - "ánh trăng":Tâm sự của những người lính sau chiến tranh, sống giữa thành phố, trong hoà bình: Gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đổi trong những tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lý, nghĩa tình thuỷ chung.
5. Nhận xét về bút pháp của Huy Cận, Chính Hữu, Nguyễn Duy, Chế Lan Viên, Thanh Hải:
Tác giả, t/phẩm
Bút pháp
Giọng thơ
Hình/ đặc sắc
- Huy Cận (Đoàn thuyền đánh cá)
Lãng mạn, tượng trưng với nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, bay bổng rất độc đáo, mới mẻ.
vui tươi, khoẻ khoắn(Là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng).
 Đoàn thuyền đánh cá ra đi; đánh cá trở về.
- Chính Hữu (Đồng chí)
Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc, cô đúc
 Đầu súng trăng treo
 - Nguyễn Duy ánh trăng)
Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát.
Lời tự tình độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình
 ánh trăng im phăng phắc.
 - Chế Lan Viên (Con cò)
Bút pháp dân tộc kết hợp hiện đại: từ hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru.
con cò, cánh cò.
- Thanh Hải (Mùa xuân nho nhỏ):
Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà.
Lời tâm nguyện trước lúc đi xa
Mùa xuân nho nhỏ.
 D. Hướng dẫn về nhà:
 - Hoàn thiện những phần chưa thực hiện trên lớp.
 - Học thuộc, nắm chắc phần phân tích văn bản, nắm ND - NT chính của các văn bản.
 - Chuẩn bị KT.
Rút kinh nghiệm sau tiêt dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/1/2010 Ngày dạy: / 2/2010
Bài 26 - Tiết 128:
Nghĩa tường minh và hàm ý
(tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp hs
 - Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý.
 - Người nói, người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 - Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
2. Kỹ năng:
- Vận dung trong ngôn ngữ hàng ngày & trong tạo lập văn bản
3. Thái độ:
- yêu tiếng Việt
B. Chuẩn bị:
-Thầy: Đọc kỹ hướng dẫn trong phần chú ý sgv.
-Trò: HHọc nắm khái niệm và phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý.
C. Tổ chức dạy và học:
I. ổn định:
II. Kiểm tra:
- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ.
- Đặt một tình huống trong đó có sử dụng hàm ý. Chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý trong ví dụ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: Tiết học trước các em đã nắm được thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về điều kiện tồn tại và sử dụng hàm ý.
2. Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội D cần đạt
*HĐ:Tìm hiểu đk sử dụng hàm ý.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
- Gọi hs đọc VD
H? Nêu hàm ý của câu in đậm. Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý.
- 1 hs đọc vd SGK/90. 
*Câu 1:"Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi": 
- Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa vì mẹ đã buộc lòng phải bán con 
-->Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì đây là một sự thật rất đau lòng.
1. Xét ví dụ 
H?Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
*Câu 2:"Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" -->Hàm ý rõ hơn câu trước
-->Chị Dậu phải nói như vậy vì khi chị nói"con chỉ được  thôi"thì cái Tí mới lờ mờ cảm nhận được có một điều gì đó không bình thường. 
- Chi tiết: nó "giãy nảy"lên, liệng củ khoai, oà khóc cho thấy cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ đã ập xuống đầu nó.
GV: Qua VD trên ta thấy chị Dậu đã cố ý nói cho con hiểu còn cái Tí đã hiểu được ý trong câu nói của mẹ. Vậy theo em để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
*H/s thảo luận theo bàn, phát biểu, giáo viên định hướng: có 2 điều kiện để sử dụng hàm ý
-Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
-Người nghe (người đọc) có khả năng giải đoán hàm ý.
2. Nhận xét:
-Có ý sử dụng hàm ý.
-Có khả năng giải đoán hàm ý.
GV gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- 1h/s đọc ghi nhớ-sgk/91
3. Ghi nhớ
*GV đưa thêm 1 tình huống: Em ở nhà nấu cơm, mẹ đi làm về, dáng vẻ mệt mỏi, ngồi ở ghế. Mẹ nói "Sao hôm nay mẹ cảm thấy mệt mỏi quá". Em sẽ làm gì khi mẹ nói như vậy? Vì sao?
Hs thảo luận, phát biểu:
- Câu nói của mẹ có chứa hàm ý. Hàm ý có thể là: 
Cho mẹ xin cốc nước; Không muốn ăn cơm; Hình như mẹ ốm
=>Mẹ có ý đưa hàm ý vào lời nói.
` Lan giải đoán (nhận biết) được hàm ý trong lời nói của mẹ.
*HĐ2: Luyện tập
II. Luyện tập:
-1 hs đọc và nêu yêu cầu bài tập. GV hỏi lần lượt theo câu hỏi SGK/91.
-1 hs nêu yêu cầu, gv gọi hs trả lời.
Bài 1/91: H/s làm miệng.
Bài1:
*Phần a:
- Người nói là anh thanh niên ; người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu : "Chè ngấm rồi đấy " là:mời bác và cô vào uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu ý đó , chi tiết "ông liền theo ông vào nhà" và "ngồi xuống ghế" cho biết điều này.
*Phần b:
- Người nói là anh Tuấn, người nghe là chị hàng đậu.
- Hàm ý của câu " chúng tôi cầnđể"là chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu "Thật là càngcó"!
*Phần c:
- Hàm ý câu"Tiểu thưđây": Là thái độ giễu cợt mát mẻ của Kiều với Hoạn Thư:"Quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc phải đến trước"hoa nô" này ư?
- Câu 2:" Càng cay nghiệtnhiều" có hàm ý là "hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng. Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên "hồn lạc phách xiêu...kêu ca".
- Bài 3,4,5 chia 3 tổ 1,2,3.
Bài 2/91:
- Hàm ý của câu " " là: chắt nước giùm để cơm khỏi nhão.
- Việc sử dụng hàm ý ko thành công vì " anh Sáu vẫn ngồi im" tức là anh tỏ ra ko cộng tác (vờ như ko hiểu, ko nghe).
Bài2
- Tổ 4:Viết đoạn văn có thể sử dụng hàm ý; nội dung tuỳ chọn.
Bài 3/91:
- Có thể nêu1 số việc vào ngày mai như: bận ôn thi, phải đi thăm người ốm
- Chú ý ko dùng câu ko rõ chủ định như: Mai hẵng hay; để mình xem đãmà phải dùng câu chứa hàm ý từ chối theo yêu cầu của bài tập.
Bài3
- Hs đại diện tổ trình bày,gv nhận xét, bổ sung, định hướng.
Bài 4/92: Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận thấy hàm ý:
Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài4
Bài 5/92:
- Câu có chứa hàm ý mời mọc:"Bọn tớ chơi"
- Câu có ý từ chối:"mẹ mình đang đợi ở nhà","Làm sao có thểđến được".
- Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc:"Ko biết có ai muốn chơi với bọn tớ ko" hoặc "Chơi với bọn tớ thích lắm đấy".
Bài5
3. Củng cố
-Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng hàm ý, nói về ý thức học tập của học sinh. - Nhắc lại điều kiện để hàm ý tồn tại.
- Đoạn văn viết khoảng 7', gọi hs đọc. GV chữa về hình thức và nội dung.
D. Hướng dẫn về nhà
- Làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: "Kiểm tra thơ VN hiện đại".
Rút kinh nghiệm sau tiêt dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91.doc