Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

Bài 30: Văn bản Tiết 151-152

BỐ CỦA XI- MÔNG

(Trích Guy- đơ Mô- pa- xăng)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Hiểu được tác giả đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng 3 nhân vật chính. Qua đó giáo dục cho HS lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra lòng yêu thương con người

B. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hđ nhóm, cá nhân +bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 ? Cảm nhận về nhân vật Rô- bin- xơn trong VB “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang”?

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/04/2009 Tuần 32
Ngày giảng:../04/2009 Bài 30: Văn bản Tiết 151-152
Bố của Xi- mông
(Trích Guy- đơ Mô- pa- xăng)
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được tác giả đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng 3 nhân vật chính. Qua đó giáo dục cho HS lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra lòng yêu thương con người
B. Chuẩn bị 
- SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.
C. Phương pháp
 - Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hđ nhóm, cá nhân +bình giảng.
D. Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Cảm nhận về nhân vật Rô- bin- xơn trong VB “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang”?
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tác giả- tác phẩm
? Giới thiệu những nét cơ bản nhất về Mô- pa- xăng?
HS: Giới thiệu theo chú thích Sgk
GV: Bổ sung: Nhà văn cùng thời với An-phông-xơ Đô-đê (ở lớp 6 đã học). Cha ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ-1870, ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở các bộ Hải quân và Giáo dục.
 - Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác bằng truyện “Viên mỡ bò” (1880).10 năm: viết 300 truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và một số thể loại khác -> sức phấn đấu, tinh thần, ý chí LĐ không mệt mỏi.
 - Nổi tiếng với thể loại truyện ngắn: Bố của Xi- mông, Mụ Xô- va, Lão Mi- lông,...
 - Là người tiếp tục truyền thống hiện thực trong VH Pháp thế kỉ XIX. Ông nâng NT truyện ngắn đạt tới trình độ cao; nội dung cô đọng, sâu sắc; hình thức giản dị, trong sáng.
- Những năm cuối đời, ông có những dấu hiệu bị bệnh thần kinh. Ngày đầu năm 1892, ông dùng dao định tự sát, không chết, nhưng phát điên hẳn, phải đưa vào bệnh viện thần kinh và hơn một năm sau thì mất.
? Xuất xứ tác phẩm?
GV: Nêu yêu cầu đọc: phù hợp với NV.
 HS: -2 em đọc hết VB.
GV đọc đoạn cuối của VB- SGV/148.
? Giải thích một số chú thích?
HS: Giải thích theo Sgk
? Tóm tắt đoạn trích?
HS: Tóm tắt theo những sự việc trong Sgk.
Hoạt động 2: Phân tích VB
? Nếu chia VB thành 4 phần căn cứ vào diễn biến truyện, mỗi phần sẽ từ đâu đến đâu?
HS: Đánh dấu vào Sgk các phần:
- Đ1: Đầu -> chỉ khóc hoài.
- Đ2: Tiếp -> một ông bố.
- Đ3: Tiếp -> rất nhanh.
- Đ4: Còn lại.
? Xác định các nhân vật chính trong VB? Ai là nhân vật trọng tâm? Vì sao?
HS: XĐ theo bảng chính -> Phi- líp là NV trọng tâm thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
GV: hướng dẫn HS phân tích theo NV.
HS: đọc lại VB- chú ý những chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng NV Xi- mông theo 4 sự kiện trên.
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật Xi- mông theo 4 sự việc đã nêu? (Tâm trạng, ý nghĩ, hành động, cách nói năng,...)
HS: Tìm- gạch chân Sgk những chi tiết ấy.
* Tâm trạng: Uể oải, buồn vô cùng.
* Thái độ, cử chỉ:
 - Khóc, người rung lên, quỳ xuống đọc kinh -> cơn nức nở kéo đến dồn dập, xốn xang, choáng ngợp...
 - Mắt đẫm lệ, oà khóc.
* ý nghĩ: Muốn nhảy xuống sông cho chết đuối.
* Nói năng: Không nên lời, ngắt quãng, lặp đi lặp lại, giọng nghẹn ngào, nói khó khăn giữa những tiếng nấc buồn tủi...
"Tác giả tập trung miêu tả chi tiết khóc.
GV: Trong VB này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đâu đớn của em. Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu trọc.
? Đó là tâm trạng ntn, vì sao Xi- mông có tâm trạng đó?
HS: Phát biểu theo bảng chính.
? Suy nghĩ gì về hoàn cảnh của Xi- mông?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng:
 - Đó là một chú bé có hoàn cảnh bất hạnh và hết sức đáng thương. Với một chú bé 7-8 tuổi, đó là một mất mát lớn lao khó có thể bù đắp. Nỗi bất hạnh ấy không những không được sẻ chia mà còn bị đem ra làm trò cười, làm trò để bọn ở trường trêu chọc, ném và đánh Xi- mông.
- Rất may Xi- mông đã gặp được bác Phi- líp nếu không chắc đã có sự không may xảy ra.
? Sau khi nói với bác Phi- líp tâm sự của mình, Xi- mông đã đề nghị bác Phi- líp làm bố. Em có suy nghĩ và nhận xét ntn về lời đề nghị đó?
GV: Gợi ý:
 - Đó là lời đề nghị ntn đối với bác Phi- líp?
 - Thể hiện tình cảm, thái độ ntn của Xi- mông?
HS: Lời đề nghị hết sức bất ngờ-> thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên, chân thật, khát khao có bố.
? Khát khao của Xi- mông có chính đáng không? Vì sao?
HS: Chính đáng. Vì đó là mong ước bình thường của bất cứ ai -> “ai mà chẳng có bố”.
? Thái độ của Xi- mông khi bác Phi- líp nhận lời đề nghị của em và khi Xi- mông đến trường? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
HS: -Phát biểu như bảng chính
 -Tìm những chi tiết trong Sgk.
? Nhận xét diễn biến tâm trạng của Xi- mông và nghệ thuật miêu tả của tg? Qua đó, em thấy gì về tình cảm của Xi- mông?
HS: -Diễn biến tâm trạng của Xi- mông được miêu tả cụ thể, chân thực, chính xác, sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ em thông qua lời nói, cử chỉ, hành động.
 + Diễn biến tâm lí của Xi- mông có sự thay đổi rất hợp lí: Đau đớn, buồn bã -> tuyệt vọng, muốn chết -> vui vẻ, thoải mái -> cứng cỏi, tự tin.
 + Sự thay đổi lớn lao ấy chính là do nỗi đau đớn của em đã được giải tỏa. Người mang cho em sự vui mừng, niềm hạnh phúc chính là bác Phi- líp
- Qua đó thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ, cứng cỏi.
? Suy nghĩ về vai trò của gia đình, của người cha đối với mỗi con người?
HS: Tự bộc lộ.
? Liên tưởng đến những ai trong tác phẩm VH có hoàn cảnh tương tự? Tình cảm của em đối với những đứa trẻ đó ntn?
HS: Tự bộc lộ.
? Tìm những chi tiết giới thiệu về chị Blăng- sốt?
HS: - Cô gái đẹp..
 - Ngôi nhà...
 - Thái độ với khách: nghiêm nghị
 - Nỗi lòng khi nghe con nói...
? Những chi tiết đó chứng tỏ điều gì về chị?
HS: PB như bảng chính.
GV?: Chị Blăng- sốt có đáng trách không? Vì sao?
HS: Đáng thương, đáng được bênh vực, chở che, được cảm thông, chia sẻ.
GV: NV không thể thiếu , là điểm tựa của câu chuyện là bác Phi- líp.
? Hãy giới thiệu 1 vài nét về chân dung bác Phi-líp?
HS: Trả lời như bảng chính.
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp khi gặp Xi- mông -> trên đường về nhà -> gặp Blăng- sốt. 
? Khi gặp Xi- mông, bác Phi-líp đã có cử chỉ, thái độ, lời nói ntn? Những lời nói, cử chỉ, thái độ âý gợi cho ta cảm giác gì?
HS: Phát biểu như bảng chính.
GV: Xi- mông chỉ mới gặp thôi, đã rất tin tưởng và đã nói rất thật: “Chúng nó đánh cháu vì cháu không có bố.”
? Trên đường về và trước khi gặp Blăng- sốt, bác đã có những suy nghĩ ntn? Bác đã nhận ra được điều gì từ chị Blăng- sốt?
HS: Bỡn cợt -> tắt nụ cười-> e dè, lúng túng, ấp úng => nhận ra rằng chị Blăng- sốt là người phụ nữ đứng đắn, nghiêm túc.
? Vì sao bác Phi- líp nhận lời làm bố Xi- mông?
HS: Tự do nêu ý kiến.
GV: -Hoàn cảnh bắt buộc: nếu không Xi- mông sẽ tự tử-> điều ân hận suốt đời.
-Thương Xi- mông và mến chị Blăng- sốt.
-Thông cảm.
? Nhận xét diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp? đánh giá ntn về NV này?
HS: diễn biến tâm trạng phức tạp, thay đổi bất ngờ.
GV: Bình: Bác Phi- líp là điểm tựa của câu chuyện thương tâm mà ấm áp tình người. Có lẽ trên một phương diện nào đó, con người vô danh này là lương tâm của nhân loại.
? Qua mỗi NV trong truyện, em có tình cảm, cảm xúc gì?
HS: tự bộc lộ.
? Câu chuyện phê phán và nhắc nhở chúng ta điều gì?
HS: - Phê phán: thái dộ ghẻ lạnh, thờ ơ, thiếu sự quan tâm, sẻ chia đối với những hoàn cảnh bất hạnh.
- Nhắc nhở về lòng yêu thương bè bạn-> con người thương cảm với những nỗi đau khổ của người khác.
? Qua đó, em cảm nhận ntn về tình cảm của tg đối với các NV?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Mô- pa- xăng đã từng nếm trải bao cay đắng về thân phận mồ côi, bất hạnh -> dành cho mẹ con chú bé Xi- mông bao thông cảm, sẻ chia -> sự xuất hiện của bác Phi- líp chính là niềm mong ước, khát khao của những con người tốt bụng, nhân hậu trong cuộc đời-> thái độ ngợi ca, trân trọng=> Tình cảm nhân đạo của nhà văn.
Hoạt động 3: Tổng kết
? NT đặc sắc của VB? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì?
HS: Phát biểu như bảng chính.
GV: Chốt- yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
I. Tìm hiểu tgiả- tphẩm
 1. Tác giả (1850- 1890)
- Nhà văn Pháp thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm
-Trích truyện ngắn cùng tên.
3. Đọc- chú thích
II. Phân tích VB
1.Bố cục: 4 phần
- Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Xi-mông gặp bác Phi-líp.
- Bác Phi-líp đưa Xi-mông về.
- Ngày hôm sau, Xi- mông đến trường.
* NV chính:
Xi-mông, Blăng- sốt, Phi- líp.
2 Phân tích:
a. Chú bé Xi- mông
- Buồn bã, đau đớn, tuyệt vọng vì không có bố.
- Đề nghị bác Phi- líp làm bố -> bất ngờ.
- khát khao có bố.
- Khi được nhận lời:
Tâm trạng vui mừng, phấn khởi; một mực tin tưởng sắt đá đã có bố; thách thức bọn trẻ, sẵn sàng chịu sự hành hạ.
"Ngây thơ, hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ, cứng cỏi.
b. Chị Blăng- sốt
- Cô gái đẹp nhất vùng vì lỡ lầm -> Xi- mông không có bố.
-Nghèo->sống nghiêm khắc, đứng đắn và ngăn nắp.
- Có lòng tự trọng.
- Yêu thương con vô hạn.
-> bản chất tốt.
c. Bác Phi-líp
- Khoẻ mạnh, cao lớn, vẻ mặt nhân hậu.
- Cử chỉ, lời nói, thái độ ân cần, chân thành, gần gũi, ấm áp.
- Gặp Blăng- sốt: e dè, ấp úng -> nhận thấy chị là người tốt.
- Nhận lời làm bố Xi- mông.
=> Con người tốt bụng, nhân hậu, giàu tình yêu thương, biết cảm thông, sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh.
III . Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến tâm lí NV qua cử chỉ, lời nói, hành động... -> chân thực, sinh động, phù hợp.
2.Nội dung:
Ghi nhớ/144
IV. Củng cố: Khái quát ND bài học
V. Hướng dẫn học bài
1. Tóm tắt VB, thuộc ghi nhớ, viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về NV Phi- líp.
 2. Tiết sau: Ôn tập truyện:
- Ôn lại các tác phẩm truyện đã học, tóm tắt ngắn gọn ND, trả lời câu hỏi Sgk.
E. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 04/04/2009 Tuần 32
Ngày giảng:../04/2009 Bài 30: Tiết 153
Ôn tập truyện
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Ôn tập và củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
 - Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, XD NV, cốt truyện và tình huống truyện.
 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
B. Chuẩn bị 
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
C. Phương pháp
 - Tổng hợp, khái quát + vấn đáp, trao đổi + hoạt động nhóm, cá nhân.
D. Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt đoạn trích “Bố của Xi- mông” và nêu cảm nhận về VB?
 III. Bài mới:
GV: Treo bảng thống kê (mẫu SGK) lên, kẻ thêm cột: Thời kì lịch sử và nhân vật.
HS: Lên điền vào các cột những tác phẩm đã học.
 Phần tóm tắt ND tiến hành dưới lớp.
GV: - NX, sửa, bổ sung đầy đủ
 -Yêu cầu HS bổ sung vào phần chuẩn bị ở nhà (vở soạn) 
Hoạt động 1: Thống kê các tác phẩm đã học: HS Trình bày bảng tổng kết bằng hệ thống bảng phụ.
STT
Tên tp
tgiả
Năm s.tác
Thời kì l.sử
NV
Tóm tắ ...  ngôi thứ nhất, xưng “tôi”? những truyện nào trần thuật chủ yếu theo cách thứ 2?
HS:-Trần thuật ở ngôi 1: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
-Trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của 1 NV: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
? Mỗi cách trần thuật như vậy có td gì?
HS:- C1: giúp câu chuyện được kể chân thực, sinh động, người kể dễ dàng bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của người kể chuyện, người trong cuộc -> ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục, hấp dẫn, chi tiết.
- C2: Câu chuyện sẽ theo một mạch cảm xúc hợp lí, tính cách và phẩm chất của NV được bộc lộ sâu sắc, câu truyện trở nên khách quan, xúc động.
? ở những truyện nào tg đã sáng tạo những tình huống truyện đắc sắc? Hãy chỉ ra những tình huống truyện đặc sắc trong những VB đó?
HS: 3 truyện: 
- Làng:Tình huống truyện gay cấn: Tin làng chợ Dầu theo giặc ->tình huống căng thẳng, thử thách NV -> bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước.
- Chiếc lược ngà: tình huống bất ngờ, hợp lí.
- Bến quê: tình huống nghịch lí...
-> HS nêu 1 vài tình huống cụ thể trong mỗi truyện.
? Lấy VD trong các tp truyện đã học để chứng minh NT miêu tả tâm lí NV của tg?
HS: Tự bộc lộ.
II. Nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện. 
1. Phản ánh những nét tiêu biểu của đất nước, con người VN trong những giai đoạn lịch sử quan trọng với những biến cố lớn lao.
2. Phản ánh qua các NV VH
- Ông Hai (Làng- Kim Lân)
- Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa- N.T.Long)
- Ông Sáu, bé Thu (Chiếc lược ngà- N.Q.Sáng)
- 3 cô TNXP (Những ngôi sao xa xôi- LMK) 
- Nhĩ (Bến quê- NMC)
* Phẩm chất chung:
- Yêu quê hương, đất nước; lạc quan, yêu đời, sẵn sàng cống hiến cho đất nước.
* Nét tính cách riêng
 + Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt nhưng đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần k/c.
 +Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng cua mình. Suy nghĩ, t/cảm đẹp, trong sáng về công việc và mọi người ->cống hiến thầm lặng cho đất nước.
 + Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng và tha thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 + Bé Thu: Tính cứng cỏi, tình cảm nồng nà, chân thành, thắm thiết với người cha.
 + 3 cô gái TNXP:
-Dũng cảm, không sợ hi sinh, dám chấp nhận nguy hiểm.
-Tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan.
 + Nhĩ: suy nghĩ, cảm xúc tinh tế về những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc đời, quê hương.
III. NT kể chuyện
1. Phương thức trần thuật
- Trần thuật ở ngôi thứ nhất (NV xưng “tôi”)
- Trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của 1 NV ( NV chính).
 2. Tình huống truyện đặc sắc.
- Làng: gay cấn, căng thẳng.
- Chiếc lược ngà: bất ngờ, hợp lí.
- Bến quê: nghịch lí.
3. NT miêu tả diễn biến tâm lí NV
- Sâu sắc, tinh tế, chân thực.
IV. Củng cố: Khái quát nội dung bài học:
? Nhắc lại tên các tác phẩm truyện đã học và ND cơ bản của các VB đó.
? NT đặc sắc, nổi bật trong các tác phẩm truyện là gì?
V. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập kĩ bài.
- Tiết sau: Tổng kết ngữ pháp : Yêu cầu HS làm trước các BT trong SGK. Học thuộc các khái niệm về câu. Lấy VD.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 04/04/2009 Tuần 32
Ngày giảng:../04/2009 Bài 30: Tiếng Việt Tiết 154
Tổng kết ngữ pháp
A. Mục tiêu bài học 
Giúp HS:
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học từ lớp 6- 9 về: Từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu.
B. Chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
C. Phương pháp 
 - Vấn đáp, trao đổi, hoạt động nhóm, cá nhân, thực hành, tổng hợp.
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 III. Bài mới:
GV: Hướng dẫn HS lần lượt các mục trong SGK theo hướng:
Ôn tập lại lí thuyết
 Luyện tập: - Lưu ý hướng dẫn HS cách làm từng phần
 - Vì BT nhiều nên chỉ chọn một số phần trong mỗi BT để làm
*BT 1 (I/ 145): HS lên bảng làm trên bảng phụ (bảng nhóm) phần a và b
*BT 2 (II/145):làm phần b và d -> bảng nhóm (bảng phụ)
*BT 1 (D.I/146): Làm phần a và c.
*BT 2 (D.I/ 147): Làm phần a
*BT 1 (D.II/147): Phần a và b
*BT 2 (D.II/148): phần a và b
*BT 3 (D.II/148): phần a và b
*BT 4 (D.II/149): phần 2
*BT 1 (D.III/149): cả BT
*BT 2 và 3: phần a và b
*BT 4 (D.IV/149): cả bài
*BT 2 (D.IV/149): a
 3. Cuối giờ:
 - GV treo 2 sơ đồ câm: - sơ đồ: Câu trong TV.
 - sơ đồ: Thành phần câu.
 Yêu cầu HS lên điền vào sơ đồ dựa vào các đề mục và ND phần lí thuyết đã học.
 - Sau đó, GV treo sơ đồ đáp án để HS so sánh và sửa.	
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổng kết thành phần câu: TPC- TPP
? Có những thành phần câu nào?
HS: TP chính, TP phụ, TP biệt lập.
GV: Hướng dẫn mục I.
? Kể tên các TP chính, TP phụ và nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần?
HS: 
- TP chính: TP bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý trọn vẹn.
+ CN: TP chính của câu, nêu tên SV- HT có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN. Trả lời cho câu hỏi: Ai,...
+ VN: TP chính của câu, có khả năng kết hợp với những phó từ chỉ quan hệ thời gian. Trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, ... là gì?
- TP phụ: không bắt buộc phải có mặt trong câu.
 + Trạng ngữ: Đứng đầu, cuối, giữa câu
 ý nghĩa: nêu hoàn cảnh thời gian, không gian, cách thức, phương tiện,...
 + Khởi ngữ: - Đứng trước CN.
 - Nêu đề tài của câu nói.
 - Có thể thêm quan hệ từ: về, đối với,...vào trước nó.
HS: Đọc- nêu yêu cầu BT 2/145
GV: treo bảng phụ (hoặc HS làm vào bảng nhóm)
a, Đôi càng tôi// mẫm bóng.
 CN VN
b, Sau...lòng tôi, mấy người...cũ// đến sắp...vào lớp.
 TR.N CN VN
Hoạt động 2: TP biệt lập
? Các TP biệt lập đã học và dấu hiệu nhận biết?
HS: PBYK
GV: Chốt kiến thức cơ bản.
HS: Đọc- nêu yêu cầu BT 2/145- HS làm bài tại chỗ.
b, Ngẫm ra ->TP tình thái.
d, Bẩm ->TP gọi đáp.
 Có khi ->TP tình thái.
Hoạt động 3: Ôn tập các kiểu câu (đơn)
? Xét về cấu tạo có những kiểu câu nào? 
HS: Câu đơn- câu ghép, câu đặc biệt .
? Thế nào là câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt? 
HS: Câu đơn có 1 kết cấu CV, câu ghép có 2 kết cấu CV trở lên. câu đb là câu ko phân định được c-v.
GV: Hướng dẫn HS làm BT 1 ( a, c)
? Yêu cầu BT 1?
HS: làm nhanh phần a và c tại chỗ.
GV: Chữa đúng.
HS: Đọc- nêu y.c BT 2.
? Thế nào là câu đặc biệt?
H: -không cấu tạo theo mô hình C-V
 -Dùng để giới thiệu sự xuất hiện, tồn tại của SV- hiện tượng.
 - Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
 - Bộc lộ cảm xúc.
 - Gọi- đáp.
? Tìm câu đặc biệt trong BT 2/147? Phần a và b?
Hoạt động 2: Ôn tập câu ghép
? Đọc- nêu yêu cầu BT 1/147: a và b?
HS: Tìm câu ghép, gạch chân trên bảng phụ.
GV: Chữa.
? Đọc- nêu yêu cầu BT 3?
? Để XĐ được quan hệ trong câu ghép, ta phải biết trong câu ghép có những kiểu quan hệ nào?
HS: Nguyên nhân- kết quả, Nhượng bộ- tăng tiến, quan hệ bổ sung, quan hệ tương phản, quan hệ MĐ...
? XĐ những qhệ trong những câu ghép của BT 3 (phần a, b)?
GV: Chữa đúng.
? Đọc- nêu yêu cầu BT 4?
HS: Làm BT theo sự hướng dẫn của GV:
-Muốn tạo câu ghép->thêm quan hệ từ biểu thị mối quan hệ theo yêu cầu.
-XĐ qhệ từ:-biểu thị ý nhượng bộ: tuy- nhưng.
 -Biểu thị ý tương phản: nhưng.
G: NX- bổ sung.
Hoạt động 3: Ôn tập về biến đổi câu
? Từ một kiểu câu đơn, chúng ta có thể biến đổi thành kiểu câu nào?
HS: - Câu rút gọn
 -Tách bộ phận thành câu riêng.
 - Câu chủ động -> câu bị động.
 - Câu đặc biệt.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm.
 Mỗi nhóm làm 1 BT. GV chữa BT.
? Thế nào là câu bị động?
HS: (CN chỉ đối tượng của hành động nêu ở VN)
? Dấu hiệu nhận biết?
HS: (Có từ bị - được ở đầu VN)
? Thực hiện yêu cầu của BT 3?
Hoạt động 4: Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau.
? Căn cứ vào mục đích giao tiếp có mấy kiểu câu? Dấu hiệu?
HS: 4 kiểu câu (Dấu hiệu: dấu câu)
 Đọc- nêu y.c BT 1/ 150
? Xác định theo yêu cầu?
HS: XĐ (bảng chính)
HS: Đọc- XĐ yêu cầu BT 2, 3 -> làm bài.
GV: Nếu còn thời gian, cho 1 BT bổ trợ:
Viết 1 đoạn văn giới thiệu ND 1 đoạn truyện trong “Bến quê” của NMC, trong đó sử dụng phù hợp cá kiểu câu và thành phần câu?
HS: Thực hiện hoạt động cá nhân-1 em lên bảng
 - dưới lớp cùng viết.
GV: NX- sửa.
C. Thành phần câu
I.Thành phần chính và thành phần phụ.
1. Thành phần chính
- CN.
- VN.
 2.Thành phần phụ
-Trạng ngữ.
- Khởi ngữ.
Bài tập 2/145
II.TP biệt lập
1. Các TP biệt lập
-TP tình thái.
-TP cảm thán.
-TP gọi- đáp.
-TP phụ chú.
2.XĐ TP in đậm
b, Ngẫm ra->TP TT.
d, Bẩm ->TP gọi đáp.
 - Có khi->TP TT.
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
1.Tìm CN-VN
a, (Nhưng) nghệ sĩ// không...mới mẻ. CN VN
c, N. thuật// là...cảm
 CN VN
2.Tìm câu đặc biệt
a, - Có tiếng léo xéo ở gian trên.
 - Tiếng mụ chửi.
b, Anh TN hai mươi bảy tuổi.
II .Câu ghép
 BT1. Tìm câu ghép
a, Anh gửi vào... đời sống chung quanh -> q.hệ bổ sung.
b, Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng "quan hệ nhân- quả
BT2 (148): đã làm
BT3 (148): 
- XĐ quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
a, qhệ đối lập.
b, qhệ bổ sung.
BT4 .(149): 
- Từ câu đơn -> câu ghép
- Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
=> qhệ đối lập.
-Tuy quả bom nổ gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
=> qhệ nhượng bộ- tăng tiến 
(hoặc ngược lại).
III . Biến đổi câu
BT 1 (149): Tìm câu rút gọn (Thế nào là câu RG? Lược bỏ một số TP câu)
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: 3 lần
BT 2 (149): Tìm những câu được tách ra- nêu td:
a, Và làm việc có khi suốt đêm
b, Thường xuyên.
c, Một dấu hiệu chẳng lành.
" Nhấn mạnh ND bộ phận được tách ra.
BT 3: Biến câu sau thành câu bị động.
a, Đồ gốm được những người thợ thủ công VN làm từ rất sớm.
b, Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này.
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau.
1.Tìm câu nghi vấn- XĐ mục đích
-Ba con, sao con không nhận? -> để hỏi
- Sao con biết là không phải?-> để hỏi
BT2 (150): Tìm câu cầu khiến – MĐ
- ở nhà...nhá! Đừng có đi đâu đấy -> Ra lệnh.
BT3 (151)
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? -> câu nghi vấn không dùng để bộc lộ cảm xúc.
IV. Củng cố: ND đã ôn tập
GV: đưa 2 sơ đồ câm- 2 HS lên bảng điền vào.
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kĩ phần Tổng kết ngữ pháp, hoàn thành các BT trong SGK
- Hoàn thành 2 sơ đồ->giờ sau nộp, chấm.
- Tiết sau: Kiểm tra Văn ( Phần truyện)
E. Rút kinh nghiệm. 
Soạn:24.4.08 Tiết 155
Giảng: 26.4.08
Kiểm tra Văn
I. Mục tiêu : Giúp HS
 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình qua các tp truyện đã được học trong chương trình Ngữ văn 9.
 - Củng cố kiến thức về các tp truyện.
 - Rèn kĩ năng nhận biết, thực hành viết văn NL về tp truyện hoặc đoạn trích.
II. Chuẩn bị :
 - Thầy : đề kiểm tra
 - Trò : Ôn tập kiến thức về truyện .
III. Phương pháp:
 - GV phát đề- HS làm bài
IV. Tiến trình:
 - ổn định
 - Phát đề- HS làm bài.
 - Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra.
 - Đề bài + Đáp án, biểu điểm: (trang bên)
V.Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_31_nguyen_thi_chuyen_truong_thcs_nguy.doc