Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đờ i sống

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đờ i sống

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,

HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜ I SỐNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

 - Biết làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

 - Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này.

 * Trọng tâm: Phân tích ví dụ, luyện tập thực hành.

 * Đồ dùng: Bảng phụ ghi bố cục bài bài văn (ví dụ).

II. NỘI DUNG LÊN LỚP

1. Ổn định: Sĩ số: Vắng: Hiện diện:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các dạng bài tập nghị luận đã học? Đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì? Vấn đề bàn luận thường là những vấn đề như thế nào?

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đờ i sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20
Tiết : 99
Ngày soạn : 
Ngày soạn :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜ I SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
	- Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
	- Biết làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
	- Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này.
	* Trọng tâm: Phân tích ví dụ, luyện tập thực hành.
	* Đồ dùng: Bảng phụ ghi bố cục bài bài văn (ví dụ).
II. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định: 	Sĩ số:	Vắng:	Hiện diện:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các dạng bài tập nghị luận đã học? Đặc điểm chung của bài văn nghị luận là gì? Vấn đề bàn luận thường là những vấn đề như thế nào?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội.
HS đọc văn bản “Bệnh lề mề”.
Hỏi: Tác giả bình luận hiện tượng gì trong đời sống?
Hỏi: Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó?
Hỏi: Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? (phân tích những hậu quả về việc lề mề trong từng trường hợp cụ thể).
Hỏi: Các biểu hiện trên có chân thực không? Có đáng tin cậy không? (chân thực và đáng tin vì là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống).
Hỏi: Bình luận hiện tượng lề mề, tác giả làm những việc gì?
Hỏi: Bệnh lề mề có chấp nhận được không? Bài viết nêu ý đó như thế nào? 
Hỏi: Vì sao có thể xem lề mề là thiếu tôn trọng mình và người khác?
Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng lề mề (khách quan và chủ quan).
Hiện tượng đó có phù hợp với xu thế của đời sống công nghiệp hóa hiện nay không?
Hỏi: Vì sao phải đúng giờ giấc là tôn trọng mình và người khác? (gây được thiện cảm trong giao tiếp, hiệu quả công việc, độ tin cậy, ).
GV cho HS thảo luận nguyên nhân của bệnh lề mề.
Hỏi: Thái độ của tác giả với hiện tượng ấy như thế nào? (Phê phán gay gắt).
Hỏi: Hiểu thế nào là văn bình luận một sự việc hiện tượng trong đời sống?
HS phát biểu.
GV phân tích lại từng ý kết luận.
GV khái quát rút ra dàn bài chung. 
HS đọc ghi nhớ SGK.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1. Các nhóm trao đổi (nên chọn hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận).
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. Lớp trao đổi - GV nhận xét, bổ sung.
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Ví dụ: Văn bản “Bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống”.
- Cách biểu hiện: 
+ Muộn giờ họp.
+ Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ.
+ Đi muộn, nhỡ tàu xe 
(Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng).
- Bình luận: 
+ Nêu tác hại của bệnh lề mề: làm lỡ công việc chung, việc riêng.
+ Thiếu tôn trọng mình và người khác.
+ Yêu cầu của cuộc sống hiện nay: đúng giờ, là tác phong của người có văn hóa.
- Nguyên nhân: Tác phong nông nghiệp, thói quen, không ai nhắc nhở, 
(Có thể khắc phục được bệnh lề mề).
b. Kết luận: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội gồm:
- Nêu hiện tượng.
- Phân tích tác hại của hiện tượng.
- Tỏ thái độ phê phán.
- Đề xuất, kiến nghị.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận (chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn).
Bài 2. Về nạn hút thuốc lá cần viết bài nghị luận. Các ý:
- Nêu hiện tượng hút thuốc lá.
- Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Nguyên nhân và đề xuất.
4. Củng cố:
- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
- Những sự việc, hiện tượng nào có thể làm đề tài để nghị luận?
5. Hướng dẫn học bài:
- Viết hoàn chỉnh bài tập 2.
- Nắm chắc, phân biệt bình luận khác chứng minh, giải thích như thế nào?
- Chuẩn bị bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_99_nghi_luan_ve_mot_su_viec_h.doc