Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 111, 112: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 111, 112: Mùa xuân nho nhỏ

I-Mục tiêu cần đạt :

Giúp hs :

-Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ”dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III- Ph­¬ng ph¸p.

- Ph©n tÝch, b×nh gi¶ng.

III-Lên lớp :

 1-On định

 2-KT bài cũ

 ?So s¸nh c¸ch nh×n vỊ hai con vt ch si vµ cu cđa Laph«ng ten vµ nhµ khoa hc Buyph«ng?

 3-Bài mới

 A-Vào bài : Trong công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Và ông đã nói lên tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước qua bài tho8 “Mùa xuân nho nhỏ”. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 111, 112: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: TIẾT 111 + 112
NG:9A
 9B:..
VĂN BẢN : 
 -THANH HẢI-
I-Mục tiêu cần đạt : 
Giúp hs :
-Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ”dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III- Ph­¬ng ph¸p.
- Ph©n tÝch, b×nh gi¶ng.
III-Lên lớp :
 1-Oån định
 2-KT bài cũ 
 ?So s¸nh c¸ch nh×n vỊ hai con vËt chã sãi vµ cõu cđa Laph«ng ten vµ nhµ khoa häc Buyph«ng?
 3-Bài mới 
 A-Vào bài : Trong công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Và ông đã nói lên tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước qua bài tho8 “Mùa xuân nho nhỏ”. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu.
 B-Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Ghi bảng
Hoạt động 1
*HS đọc chú thích (*)
H: Dựa vào phần tiểu dẫn cho biết đôi nét về tác giả.
*Gv: Trong những năm kháng chiến, ông bám trụ ở quê hương.
-Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời.
I-Giới thiệu t¸c gi¶, t¸c phÈm.
 1-Tác giả :
-Thanh Hải (1930-1980), tên Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên-Huế.
-Là nhà thơ tiêu biểu thời chống Mĩ.
-Oâng được tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965.
H: Bài thơ được sáng tác vào năm nào? Trong hoàn cảnh nào?
*GV: Bài thơ được viết 11/1980 vào giữa mùa đông, ở xứ Huế mưa dầm gió bấc và cũng là lúc nhà thơ ốm nặng, nhưng khi đọc bài thơ ta thấy không hề gợn 1 nét buốn u ám cảu cuộc đời sắp tàn. Điều đó cho thấy cảm hứng sức xuân trong bài thơ không xuất phát từ ngoại cảnh bên ngoài mà xuất phát tự đáy lòng của tác giả.
 2-Tác phẩm :
-Bài thơ viết vào tháng 11/1980, không bao lâu nhà thơ qua đời.
Hoạt động 2
A-Hướng dẫn đọc 
-Khổ 1,2,3: đọc nhịp nhanh, hối hả, phấn khởi khi nói về mùa xuân của thiên, của đất nước.
-Khổ 4,5,6 : giọng trầm lắng, tha thiết khi bày tỏ suy nghĩ & ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” cho đời.
+GV đọc 1 lần
+HS đọc
+GV nhận xét cách đọc của HS.
B-Lưu ý chú thích : 4 chú thích sgk.
II- TiÕp xĩc v¨n b¶n.
1/ §äc
2/ Tõ khã: SGK
H: Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách ngắt nhịp ra sao?
*GV: Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và cuối cùng là ước nguyện của nhà thơ.
H: Căn cứ vào mạch cảm xúc trên, em hãy cho biết bài thơ chia mấy đoạn? Nêu cảm hứng chính từng đoạn.
Đ: Bố cục :4 đoạn
+Khổ 1 : cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+Khổ 2,3 : cảm xúc về mùa xuân đất nước, cách mạng
+Khổ 4,5 : suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+Khổ 6 : lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
3/ Thể thơ : ngũ ngôn, nhịp 3/2, 2/3.
4/ Bè cơc: 4 đoạn
+Khổ 1 : cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+Khổ 2,3 : cảm xúc về mùa xuân đất nước, cách mạng
+Khổ 4,5 : suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+Khổ 6 : lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
*Chuyển ý : Chúng ta phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc trên.
Hoạt động 3 : Phân tích 
*Đọc khổ 1 
H: Khổ 1, mùa xuân được dùng với ý nghĩa gì? 
(Gợi ý : Cảm hứng chính của khổ thơ là gì?)
H : Đọc bài thơ ta thấy tác giả tả mùa xuân ở đâu?
Đ: xứ Huế- quê hương của tác giả.
III- HiĨu v¨n b¶n
 1-Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời (khổ 1)
H: Mở đầu, tác giả phác hoạ tín hiệu thiên nhiên mùa xuân là gì?
H: Tác giả có gọi loài hoa gì, mọc ở dòng sông nào không?
Đ: Không, mà căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khi tác giả lâm bệnh nặng mà đóan rằng đó là sông Hương xứ Huế, hoa lục bình.
*GV : Nhưng dòng sông nào, bông hoa gì không quan trọng, bởi điều tác giả muốn nói ở đây là sự kết hợp hài hoà tự nhiên của màu sắc.Hoa tím biếc nở giữa dòng sông xanh. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, tươi mát, say người của thiên nhiên ban tặng cho con người, đó là vẻ đẹp muôn thuở của thiên nhiên mùa xuân.
H: Tác giả miêu tả tín hiệu mùa xuân trên quê hương mình bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Đ:-Nghệ thuật đảo ngữ (lẽ ra viết :
 Một bông hoa tím biếc
 Mọc giữa dòng sông xanh.
-Tác dụng : 
+Làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lộ ra, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh sông xuân.
+Nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống mùa xuân.
H: Tại sao nhà thơ không tô điểm cho bức tranh của mình bằng cành “hoa mai, hoa đào” mà lại chỉ đơn sơ có “bông hoa tím biếc”?
Đ:Vì màu tím là màu đặc trưng của xứ Huế.
*GV: Thông thường “hoa mai, hoa đào”là dấu hiệu của mùa xuân miền Nam, miền Bắc. Còn “bông hoa tím biếc” là hình ảnh đặc trưng mùa xuân xứ Huế.
-Dòng sông xanh
-Bông hoa tím biếc.
H: Ngoài bông hoa tím biếc, tác giả còn phác hoạ thêm vào tuyệt tác của mình bằng hình ảnh nào nữa?
Đ: Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
H: Aâm thanh của tiếng chim chiền chiện gợi cho ta cảm nhận điều gì về mùa xuân?
Đ: Tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trong bầu trời xuân làm cho không khí càng trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp & náo nức.
*GV: Bài thơ viết vào tháng 11 dương lịch, đúng là tháng 10 âm lịch. Ở Trị-Thiên là mùa thu hoạch, chim hót vang khắp cánh đồng. Nhưng câu thơ không chỉ đơn giản thông báo về sự vật, mà thể hiện cảm xúc yêu đời, niềm vui trước mùa gặt.
-Chim chiền chiện.
H: Những hình ảnh chọn lọc trên, cho thấy mùa xuân ở xứ Huế ntn?
=>Nghệ thuật đảo ngữ cùng với hình ảnh chọn lọc, âm thanh vui tươi tạo nên cảnh mùa xuân rộn rã đầy sức sống.
H: Đến đây con người xuất hiện- chính là tác giả. Tác giả đã cảm nhận ntn trước cảnh trời đất vào xuân?
H: Tác giả hứng giọt gì : giọt âm thanh tiếng chim hay giọt mưa xuân?
Đ: Giọt âm thanh tiếng chim.
*GV : vì 2 thơ này với 2 dòng thơ trước là liền mạch. Mà tiếng chim là hình ảnh đặc trưng mùa xuân xứ Huế.
 - “Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng”.
H: Thông qua động từ “hứng” tác giả đón nhận mùa xuân với thái độ ntn? (Gợi ý : Tại sao tác giả không dùng từ lấy, bắt  mà dùng từ hứng?)
=>Động từ “hứng” tác giả đón nhận mùa xuân với thái độ nâng niu trân trọng.
*GV: Nếu giọt là âm thanh tiếng chim thì có sự chuyển đổi cảm giác. Đó là: tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (cảm nhận được bằng thị giác), từng giọt ấy có màu sắc, hình dáng có thể cảm nhận bằng cả xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng).
H: Từ sự chuyển đổi cảm giác đó, cùng với thái độ nâng niu trân trọng mùa xuân, ta thấy nhà thơ đón nhận mùa xuân trong tâm trạng ntn?
=>Sự chuyển đổi cảm giác biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân.
*Chuyển ý : Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời nhà thơ chuyển sang cảm nhận mùa xuân của đất nước.
*HS đọc khổ 2
H: Khi đất nước vào xuân, tác giả nhắc đến những ai?
Đ: Bộ đội, nông dân.
H: Vì sao họ được quan tâm như vậy?
Đ: Vì họ là 2 lực lượng tiêu biểu nhất của đất nước, làm 2 nhiệm vụ quan trọng : xây dựng và bảo vệ đất nước.
 NG(T112):9A.....................
 9B:..................
2-Mùa xuân của đất nước (khổ 2,3)
 -“Mùa xuân người cầm súng
 Mùa xuân người ra đồng.”
=>Mùa xuân gắn liền với nhiệm vụ xây dựng & bảo vệ Tổ quốc.
H: Hình ảnh người ra đồng, người cầm súng gợi cho ta nhớ lại hình ảnh những mùa xuân nào của đất nước?
Đ: -Gợi nhớ đến không khí khẩn trương, hào hùng của đất nước Việt Nam những năm đánh Mĩ.
-Những năm 80 với 2 nhiệm vụ : bảo vệ Tổ quốc và sản xuất xây dựng.
H: Mùa xuân theo họ được thể hiện bằng những câu thơ nào?
Đ: Lộc giắt đầy quanh lưng
 Lộc trải dài nương mạ.
H: Theo em, hình ảnh quen mà mới trong 2 câu thơ này là gì? Thể hiện trong điệp từ nào?
Đ: Điệp từ “lộc” không mới khi tả mùa xuân, nhưng ở đây mới khi lộc non lại gắn liền với người cầm súng, người ra đồng. Chính họ đã góp phần đem lại mùa xuân bình yên đến mọi miền đất nước.
*GV: Như vậy mùa xuân và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mùa xuân không chỉ che chở cho họ, mà họ còn mang mùa xuân đi gieo để mùa xuân sinh sôi nảy nở khắp mọi miền đất nước.
H: Không khí vào xuân được tác giả miêu tả ntn? Bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Đ: “Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao”.
Đ: Điệp từ “tất cả” cùng với nghệ thuật so sánh tác giả miêu tả không khí mùa xuân rộn ràng, náo nức, hối hả.
*HS đọc khổ 3
H: Trong không khí hối hả, xôn xao ấy, hình ảnh đất nước hiện lên ntn?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 2 câu thơ? Tác dụng của nghệ thuật đó.
*GV: Đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh nhưng với sức sống bền bỉ cùng với khí thế vững vàng của dân tộc, tác giả đã mạnh dạn khẳng định đất nước như những vì sao luôn lấp lánh trên bầu trời tự do và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
*Chuyển ý : Từ mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, Thanh Hải nghĩ về mình, mình phải làm gì trong mùa xuân tươi đẹp ấy?
 “Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
=>So sánh “như vì sao” thể hiện sức sống bền bỉ, vững vàng của đất nước.
*HS đọc khổ 4
H: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ ước nguyện điều gì?
H: Nghệ thuật được sử dụng trong lời tâm niệm của tác giả là gì? Tác dụng của nghệ thuật đó.
Đ:-Điệp từ “ta”, điệp ngữ “ta làm”
 -Tác dụng : ước nguyện cống hiến luôn thôi thúc, xôn xao mãi trong lòng tác giả.
 3-Tâm niệm của nhà thơ (khổ 4,5).
 con chim hót
 Ta làm cành hoa
 hoà ca
 nốt trầm
=>Điệp từ “ta”, điệp ngữ “ta làm” thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
H: Vì sao, tác giả có sự chuyển đổi cách xưng hô (“tôi” chuyển sang xưng “ta”). Giữa 2 cách xưng hô này có gì giống và khác nhau?
Đ:-Giống : đều là ngôi thứ nhất chỉ mình.
 -Khác :
+Xưng “tôi” vừa biểu hiện 1 cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.
+Xưng “ta” vừa số ít vừa số nhiều; vừa nói được niềm riêng của tác giả vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Đó là tâm sự, ước nguyện của tác giả, nhưng cũng là của mọi người.
H: Vì sao nhà thơ ước nguyện làm con chim, cành hoa, hoà ca, nốt trầm?
Đ: Vì :
+Con chim tuy nhỏ bé nhưng dâng tiếng hót góp phần làm cho mùa xuân thêm đẹp.
+Cành hoa lặng lẽ toả hương điểm tô cho cảnh sắc mùa xuân đất nước thêm tràn đầy sắc xuân.
+Hoà ca, bản đồng ca của cả nước đang hăng hái xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.
+Nốt trầm tuy không phải là nốt bổng cao vút, không ai để ý nhưng góp phần làm cho bản nhạc thêm sinh động, làm xao xuyến lòng người.
H: Em có nhận xét gì về ước nguyện của nhà thơ?
Đ: Ước nguyện đơn sơ, giản dị nhưng lại có ích cho đời.
*HS đọc khỗ 5
H: Không chỉ làm con chim, cành hoa, nốt nhạc mà tác giả còn ước nguyện làm điều gì?
H: Nhưng mùa xuân của tác giả có ồn ào náo nhiệt không?
Đ: Không, chỉ âm thầm lặng lẽ cống hiến, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
*GV: Thanh Hải quan niệm sống là để cống hiến, để phục vụ, không ồn ào khoe khoang mà âm thầm lặng lẽ muốn đem tài năng, sức lực “nho nhỏ” của riêng mình góp phần vào sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước.
H: Điều đó thể hiện đức tính gì của Thanh Hải?
Đ: Đức khiêm tốn.
H: Như vậy, vì sao Thanh Hải lấy tên bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” và nhan đề đó có ý nghĩa ntn? (ĐDDH)
A-Đây là mùa xuân nhỏ nhất trg cuộc đời tác giả.
B-Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.
C-Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
D-Đây là một trong bốn mùa của một năm : xuân, hạ, thu, đông.
 “Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời”
=>Ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
H: Ý thức cống hiến của Thanh Hải được thể hiện ntn?
H: Thanh Hải quan niệm ntn về sự cống hiến?
Đ: Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già thậm chí đang bệnh tật cũng âm thầm cống hiến.
*GV: Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước; khát vọng được sống, được cống hiến trở thành 1 ý thức bất diệt trg tâm hồn tác giả.
 “Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 2 câu thơ? Qua đó, em hiểu được ước nguyện của nhà thơ là ntn?
*GV: Điệp từ “dù là” như là 1 lời hứa, cũng là 1 lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi làm mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=>Điệp từ “dù là” ước nguyện cống hiến trọn đời mình cho mùa xuân đất nước.
*HS đọc khổ 6
H: Bài thơ kết thúc ntn?
Đ: Điệu Nam ai, Nam bình.
H: Vì sao, tác giả kết thúc bài thơ bằng 2 điệu hát : Nam ai, Nam bình?
Đ: Vì đây là 2 điệu hát đặc trưng của xứ Huế : điệu Nam ai buồn thương, còn điệu Nam bình thì dịu dàng, trìu mến.
*GV: Điều đó cho thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương xứ Huế rất sâu đậm. Lời ca của Thanh Hải thật chân tình, ấm áp : “Nước non ngàn dặm tình
 Nước non ngàn dặm mình
 Nhịp phách tiền đât Huế.”
Dù đi đâu vẫn là “mình” vẫn là “tình”
 4-Ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (khổ 6)
-Kết thúc bài thơ bằng 1 âm điệu dân ca xứ Huế, biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời.
H: Xuyên suốt bài thơ, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì?
H: Tất cả những biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần tô điểm nội dung gì của bài thơ?
III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk/T58)
IV- Luyện tập 
 Viết 1 đoạn văn bình 1 khổ thơ mà em tâm đắc nhất.
4-Củng cố : 
H: Bài thơ có mấy ý lớn? Đó là những ý nào? Em tâm đắc ý nào nhất?
 *GV: Nếu thi tuyển, người ta cho phân tích bài thơ thì các em lưu ý phân tích kĩ ý 1 & ý 3 (tức khổ 1,4,5)
H: Em học được gì qua lối sống của nhà thơ Thanh Hải?
Đ:-Cống hiến hết mình cho đất nước.
 -Là HS thế hệ tương lai của đất nước, em phải học để mai sau đem kiến thức của mình góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
 -Tính khiêm tốn.
5-Dặn dò :
 -Học thuộc bài thơ cùng nội dung chính. -Chuẩn bị “Viếng lăng Bác”./.
V- Rĩt kinh nghiƯm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 111+ 112.doc